1/03/2010

Thầy giáo robot dạy tiếng Anh

TP - Hàn Quốc vừa đưa vào thử nghiệm phương án sử dụng robot để dạy tiếng Anh cho học sinh ở các trường phổ thông.


Trong giai đoạn thử nghiệm, các giáo viên-robot sẽ lên lớp ở một số trường phổ thông tại hai thành phố Masan và Daejon.
Đây là một trong số những nỗ lực mới nhất của ngành giáo dục nước này trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học hỗ trợ quá trình cải tiến chất lượng dạy và học nhằm hướng tới đối tượng học sinh ở các vùng sâu vùng xa.
Hiện Hàn Quốc dùng 2 loại robot có khả năng tự nhận diện giọng nói, hoặc có khả năng trình bày bài giảng từ xa, thông qua sự điều khiển của giáo viên, giúp giáo viên giao tiếp với học sinh thông qua camera và một chiếc micro tích hợp.
Vì sao con người sau khi sinh một năm mới lò dò biết đi?


Trước đây, mọi người vẫn cho rằng nguyên nhân là do dây thần kinh vận động của con người phức tạp hơn các loài động vật có vú khác, do đó phải mất nhiều thời gian hơn để kích thích việc đi lại bằng hai chân ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vừa công bố ở Đại học Lund, Thụy Điển chứng tỏ tất cả các loài có vú đều biết đi cùng một giai đoạn trong quá trình phát triển đến một trình độ nhất định của não.
Do đó, loài nào có não lớn hơn và nhiều tế bào não hơn như người thường mất nhiều thời gian hơn để thành thạo việc đi lại.
Những điều ít biết  về tuần lộc


Tuần lộc (tên khoa học là Rangifer tarandus) là loài hươu lớn sống ở Bắc Cực, Bắc Mỹ, một số khu vực ở phía bắc châu Âu và châu Á, thường được dùng để chở ông già Noel, có những tính năng mà ít người được biết như có thể chạy với tốc độ 80km/h; di chuyển trên đường dài tới gần 5.000km mỗi năm; là loài di chuyển xa nhất trong số những động vật có vú sống trên cạn; cơ thể được bao phủ bởi lớp lông có khả năng giữ không khí; những con đực có một túi khí lớn trong cổ cho phép phát ra những âm thanh khàn khàn để thu hút sự chú ý của con cái trong mùa giao phối; tiếng kêu của mỗi cá thể tuần lộc cái có cường độ và tần số riêng để con của chúng nhận ra mẹ; tuần lộc cái có thể chịu được nhiệt độ - 43 độ C.
Phát hiện một loài chim chích mới


Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài chim chích mới ở những khu rừng giữa biên giới hai nước Việt Nam - Lào, được đặt tên là chim chích đá vôi (tên khoa học là Phylloscopus calciatilis).
Các nhà khoa học đã phân tích về hình thái học, ADN cũng như giọng hót của chúng và xác nhận đây là loài chim chích hoàn toàn mới.
Chúng có đôi cánh ngắn, đầu cánh tròn, chiếc mỏ rộng cân xứng với giọng hót và cách thức gọi nhau hoàn toàn khác biệt.
Màng trang trí dán tường có khả năng phát sáng


Các nhà khoa học Anh vừa cho ra thị trường một loại màng dán trang trí trên tường có thể phát sáng để thay thế bóng điện truyền thống một khi có dòng điện truyền qua.
Một tổ chức chống biến đổi khí hậu tại Anh đã quyết định tài trợ 454.000 bảng (hơn 635.000 USD) cho Cty LOMOX Ltd để họ chế tạo tấm dán tường phát sáng này.
Thực chất, tấm dán tường phát sáng sử dụng diode phát quang hữu cơ, một loại hình công nghệ là sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với màn hình của TV, máy tính và điện thoại di động trong vài năm tới.
Nếu dùng diode phát quang sẽ giảm đáng kể lượng khí thải và do đó sẽ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 
Chim robot


Giáo sư Đại học Chiba Hiroshi Ryu của Nhật Bản vừa giới thiệu chim-robot có chức năng và hình dạng giống như chim thật.
Chim-robot  có kích thước tương tự như chim ruồi, dài 10cm, nặng 2,6gam, có 4 cánh nhựa có thể đập hơn 30 lần trong một giây.
Nhờ bộ điều khiển tia hồng ngoại, chim-robot còn có thể bay tự do theo mọi hướng. Quá trình phát triển chim-robot  tiêu tốn khoảng 2,1 triệu USD.
Chim-robot sẽ được sử dụng để tìm kiếm nạn nhận bị kẹt ở những nơi khó tiếp cận như các tòa nhà đổ nát hay trong các vụ đắm tàu.
Bí ẩn chưa được lý giải của kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp Kheops được xây vào khoảng 2.600 năm trước công nguyên, gồm 2.300.000 phiến đá cực lớn, nặng trung bình 2,5 tấn xếp chồng lên nhau, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.


Chiều cao của tháp 146,5 m, đem nhân với con số 1.000 triệu sẽ cho giá trị khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Nếu lấy hai lần chiều cao tháp chia cho diện tích tháp 52.900 m2 sẽ cho ta giá trị là 3,14 của số pi trong hình học.
Trong kim tự tháp có nhiều tác nhân siêu tự nhiên, làm cho không gian bên trong như một chiếc tủ lạnh tự nhiên, có thể bảo quản sữa tươi, nước quả, hoa quả, thịt tươi nhiều ngày mà chất lượng không hề biến đổi.
Các loại hạt đem gieo mầm trong kim tự tháp có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vài lần so với gieo trồng ở ngoài tháp và cho sản lượng cao hơn hẳn.
Những vật bằng sắt và đồng đã bị han gỉ sau khi đặt vào trong kim tự tháp một thời gian sẽ trở nên sáng bóng lấp lánh như được mạ kim.
Những người bị suy nhược thần kinh sau khi ngủ một giấc ngon lành trong kim tự tháp sẽ trở về trạng thái khỏe mạnh gần như khỏi bệnh.
Những bí ẩn đó đang được các nhà khoa học tìm lời giải.

0 comments:

Post a Comment

Mời bạn cùng góp ý ở đây nhé !