This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

2/26/2010

Giao tiếp - Doanh nhân cần những kỹ năng gì?!


Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.

Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận.

Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì.

Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này.

Kĩ năng 1: Nói
 
Kĩ năng nói không còn chỉ là một “điểm cộng” trong giới kinh doanh - nó đã trở thành một yêu cầu thiết yếu. Vị trí của một người trong công ty càng cao thì kĩ năng này lại càng trở nên cần thiết. Ngày nay, nói trước công chúng được xem như một tiêu chuẩn để đánh giá các nhà điều hành cao cấp.

Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không phải là một nhà điều hành cao cấp đứng diễn giải về một cuộc khủng hoảng trước các nhà quản lý hay các nhà đầu tư, bạn cũng sẽ vẫn thường xuyên phải nói trước các đồng nghiệp của mình về những nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Nếu bạn là một chủ doanh nghiệp nhỏ thì có thể bạn sẽ phải nói để nuôi sống bản thân - nói một cách khác - hàng ngày, bạn sẽ phải nói chuyện với các khách hàng để bán được các sản phẩm hay dịch vụ của mình. Sự thành bại trong các cuộc nói chuyện luôn có liên quan trực tiếp đến điểm cốt yếu của bạn.

Chúng ta điều hiểu rõ chính những ai có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với những khách hàng tiềm năng của mình - chứ không phải người sáng sủa nhất hay có năng lực nhất - sẽ là những người đi đầu trong vấn đề này. Những người có khả năng nói tốt thường được đánh giá là thông minh hơn, có uy lực hơn và sẽ được kính nể hơn so với những người khác.

Ngoài môi trường kinh doanh bạn cũng sẽ thường xuyên có cơ hội khai thác kĩ năng nói của mình - đó có thể là tại các câu lạc bộ gây quỹ, các vấn đề liên quan đến chính trị, hay tại các buổi liên hoan chia tay đồng nghiệp và bè bạn, hoặc trong buổi phát biểu thay mặt cho các tổ chức phi lợi nhuận hoặc trong các vụ kiện.

Kĩ năng nói một cách hiệu quả không còn đơn thuần chỉ là một điều "có thì càng hay" nữa - nó đã thực sự là một kĩ năng không thể thiếu đối với những người thành công và đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp thành đạt.

Kĩ năng 2: Nghe

Việc nghe có thể quyết định việc bán hay không bán đươc hàng, có được thêm hay mất đi một khách hàng, khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc. Không chỉ đơn giản như một trạng thái thụ động của con người, kĩ năng nghe còn là yếu tố quyết định sự thành bại của các chủ doanh nghiệp hay nhà quản lí trong các hoạt động kinh doanh. Plutarch đã từng nói: "Hãy học cách lắng nghe và bạn sẽ thu được rất nhiều từ những kẻ không biết cách ăn nói".

Kĩ năng 3: Viết

Sớm hay muộn, mọi thứ quan trọng đều sẽ phải được viết ra. Tuy nhiên một điều không may là đối với một số các chủ doanh nghiệp thì hầu hết những bài viết gai góc nhất - hay ít nhất là các bản thảo của những người khác đang chờ soát lại - đều dồn cả trên bàn của bạn: đơn đề nghị của những khách hàng lớn, các hợp đồng cung ứng quan trọng, các công ty hợp doanh chiến lược, các tuyên bố về chính sách của công ty, các thông cáo báo chí gửi tới công chúng, thư gửi đến các nhà đầu tư. Bạn sẽ nhận được những gì bạn nói, do vậy cần phải viết một cách rõ ràng, ngắn gọn và chính xác.

Kĩ năng 4: Điều hành một cuộc họp

Các cuộc họp có thể giúp cho mọi thứ trở nên ổn thoả song nó cũng có thể ngốn mất 15 tiếng một tuần ngay cả với những ai có khả năng quản lí thời gian tốt nhất. Các chủ doanh nghiệp cần gặp gỡ với các khách hàng của mình để kí các hợp đồng lớn, gặp gỡ các nhà cung cấp để thương lượng về các điều khoản có lợi hơn, gặp gỡ các thành viên trong nhóm để định ra chiến lược mới cho quý hay cho năm sau, điều hành các cuộc họp với ban lãnh đạo để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày. Khả năng tổ chức lãnh đạo các cuộc họp tốt ra sao sẽ quyết định việc ai sẽ làm theo bạn và họ sẽ thu được điều gì - tiêu phí thời gian hay thu được lợi nhuận.

Kĩ năng 5: Dàn xếp các xung đột
 
Làm chủ doanh nghiệp tất nhiên là sẽ phải có rất nhiêu xung đột. Nếu không phải là xung đột với khách hàng thì là xung đột nội bộ. Nếu không phải xung đột nội bộ thì lại là xung đột với các chính quyền hoặc cơ quan thanh tra, hoặc với các ban bộ chuyên đấu đá nhau, và xung đột với các cổ đông về các kỳ vọng và biện pháp thực hiện để có lợi nhuận mong muốn. Là chủ doanh nghiệp, bạn sẽ phải phân xử như một trọng tài, tuy luôn bị chê trách nhưng lại chẳng được lợi lộc gì.

Nếu trong hành trang của bạn vẫn thiếu các kĩ năng giải để quyết những vấn đề như thế này thì bạn sẽ khó lòng đạt được các kết quả cũng như mục tiêu kinh doanh của mình. Để có thể thu được những kết quả tốt hơn, bạn hãy học cách hoàn thiện những kĩ năng này và sau đó hãy trang bị chúng cho các nhân viên chủ chốt của mình.
quangcaopro
- (theo Kienthuckinhte)

Quyền lực trong kinh doanh


10 nguyên tắc cần biết! Vươn lên trong thang bậc xã hội thường được xem như một nhiệm vụ quá sức: Một việc mà chỉ những người sinh ra đã mang tài năng xuất chúng mới có thể làm. Ít ai biết rằng, giành được một vị trí quyền lực thực tế rất mang tính công thức.
 
Ít ai biết rằng, giành được một vị trí quyền lực thực tế rất mang tính công thức.

Xuyên suốt lịch sử, những nhân vật quyền lực đã áp dụng một cách điêu luyện những phương pháp tin cậy để giành lấy và bảo vệ những vị trí quyền lực của thế giới. Họ biết cách lấy lòng cấp trên và vượt qua đối thủ bằng những nguyên tắc vàng trích từ cuốn "48 Quy luật của quyền lực" của tác giả Robert Greene. Nắm vững những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam đưa bạn tới những đỉnh cao vinh quang.

Quyền lực là gì?

Để biểu đạt được quyền lực, trước tiên bạn phải hiểu quyền lực là gì? Trong kinh doanh “có quyền” nghĩa là “có ảnh hưởng”. Tức là bạn có thể trực tiếp chỉ đạo nhân lực và vật lực, bạn nhận được sự kính trọng. Khi bạn nói người khác nghe, cấp dưới nể bạn và cấp trên cần bạn.

Bạn cũng cần nhận ra rằng những người ngang hàng bạn cũng có thể đang ngấm ngầm vượt mặt bạn hay làm lu mờ thanh danh của bạn. Chính vì thế, bạn luôn phải cảnh giác với những nguy cơ này và ứng phó làm sao cho điềm tĩnh mà quyết liệt.

1. Bảo vệ danh tiếng

Chúng ta thường đánh giá người khác qua những điều mắt thấy, tai nghe. Bởi phong thái là một trong những thước đo phẩm giá, biết được mình ra sao trong mắt mọi người là điều rất quan trọng.

Bạn muốn được mọi người ngưỡng mộ? Bạn sẽ có được nếu mang trong mình một số phẩm chất nổi bật nào đó (một năng lực làm việc tuyệt vời hay tính hào phóng chẳng hạn). Có câu “Tiếng lành đồn xa”; một danh tiếng được xây dựng tinh tế cùng thời gian có thể làm nên những điều tuyệt diệu. Chẳng những tài năng của bạn được vang xa, bạn nhận được sự tôn trọng mà điều đó còn bảo đảm rằng bạn sẽ là người đầu tiên lãnh đạo nghĩ đến cho vị trí tiến cử sắp tới.

Bạn cũng cần biết cách bảo vệ danh tiếng và lường trước mọi điều tiếng có thể. Nếu bị ai đó chơi không đẹp bạn đừng vội nổi nóng. Thay vì trả thù, bạn hãy làm như không có chuyện gì xảy ra. Việc đó không chỉ nâng bạn lên một bước thang mới mà còn khiến kẻ kia rơi vào tuyệt vọng, bất an - và vì thế tự huỷ hoại anh ta.

2. Tự trọng

Được người khác ngưỡng mộ mới chỉ là nửa phần của chiến thắng. Nửa quan trọng còn lại đến từ thái độ của chính bạn đối với bản thân.

Như đã nói ở trên, vẻ ngoài là một thước đo nhân cách, bạn càng nhận biết điều này sớm bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Hãy thể hiện mình vượt trội hẳn những mong đợi thông thường, không xuất hiện mờ nhạt hay bình thường quá. Hãy ăn mặc lịch lãm, đi đứng khoan thai và ứng xử hoàn hảo, luôn nhã nhặn với người khác. Mọi biểu hiện, tác phong lời nói sẽ toát lên con người bạn. Bạn càng tôn trọng mình, người khác càng tôn trọng bạn!

3. Chỗ dựa tin cậy

Khi người khác tin tưởng bạn là bạn đã nắm trong tay sức mạnh. Giữ một vai trò tối cần cho cấp trên sẽ khiến ông luôn muốn có bạn ở bên. Để đạt được điều này bạn phải là người “không thể thay thế” như viên gạch đặt nền cho tháp Jengam; một khi bị di chuyển cả cấu trúc kia sẽ suy sụp.

Muốn thế, bạn phải trau dồi cho mình kỹ năng “không thể thay thế”, một cái gì đó bạn hơn hẳn mọi người. Tìm xem cái mà sếp bạn cần nhất là gì và biến mình thành chuyên gia cho lĩnh vực ấy. Đó có thể là kiến thức về một xu hướng thị trường hay sự thông thạo các công cụ nghiên cứu.

4. Sống giữa mọi người

Kiến thức là sức mạnh và càng ở bên nhiều người, bạn càng có thêm nhiều hiểu biết. Hết mình hoà nhập với cuộc sống sẽ cho bạn nhiều thông tin quý giá. Bạn sẽ biết được người khác nghĩ gì, công ty cần điều gì nhất và bạn có thể thực hiện những vai trò mới nào.

Sống cô lập rất nguy hiểm; chẳng những bạn sẽ không có thông tin gì mà điều đó còn có thể khiến bạn bị lãng quên, mà bạn thì chắc chắn không muốn như vậy rồi. Ở bên mọi ngưòi bạn sẽ xây dựng được những đồng minh vững chắc, hỗ trợ bạn khi bạn cần.

5. Nhìn xa trông rộng

Môn cờ được nhiều người biết đến một phần bởi những ngụ ý mang tính ẩn dụ. Đó là trò chơi mang tính tiên đoán và cơ bản không phụ thuộc may rủi trong đó người chơi không thể đầu hàng bởi ngững nguy hiểm hay cám dỗ trước mắt mà luôn phải bài binh bố trận để có thể theo đuổi mục tiêu cuối cùng: Chiến thắng.

Ngồi chờ thời cơ là con đường dễ đưa đến thất bại nhất. Bạn nhất thiết phải đặt cho mình mục tiêu rõ ràng và lường trước được mọi chướng ngại, khủng hoảng và địch thủ. Chẳng hạn nếu bạn muốn được đề bạt vào năm sau, bạn phải có kế hoạch chi tiết sẽ thực hiện việc đó như thế nào. Bạn sẽ khiến ai phải bực mình? Một khi đã lên kế hoạch, bạn nhớ bám sát theo và đừng lùi bước trước những rào cản. Bởi tránh những nguy hiểm nhỏ, chũng ta thường rơi vào những rủi ro lớn hơn.

6. Biết điểm dừng

Đây là hệ luận tất yếu từ quy luật trước. Một khi bạn đã đạt được thành công, hãy dừng lại. Kiêu hùng và quá tự tin rất có thể dẫn đến sai lầm, như Napoleon từng nói; “Mối nguy lớn nhất xảy đến trong lúc huy hoàng nhất”.

Khi bạn đã giành được thành công, hãy dừng lại một chút. Củng cố sức mạnh, tận hưởng chiến thắng, và hiểu rằng bạn có được điều đó là do hoàn cảnh đưa đến, và lặp lại những hành động tương tự sẽ không hiệu quả. Cơ hội không thể thay thế cho kế hoạch. Thành công cũng có thể tiêu tan nếu bạn có cảm giác mình “vô định khác người”. Như công ty Enron đã từng bị lòng tham che khuất cả lối đi.

7. Nhân vô thập toàn

Như mọi thứ khác, quyền lực là trạng thái cân bằng. Trong khi xây dựng cho mình một danh tiếng đáng nhớ và một phong thái không thể chê trách, bạn cần cẩn trọng để đừng thể hiện mình quá cầu toàn. Một người hoàn hảo tất sẽ có nhiều người ghanh ghét, bởi họ cảm thấy không được may mắn như bạn. Mà sự ghen ghét có thể là cả một sức mạnh huỷ diệt.

Sống "con người" hơn và dễ gần hơn bằng cách cho họ thấy rằng bạn cũng có nhược điểm (tất nhiên là một nhược điểm vô hại nào đó). Nếu bạn được thăng chức không ngờ, hãy vặn nhỏ niềm vui bằng cách nói rằng “tôi may mắn ấy mà”. Khiêm tốn một chút như không có điều gì xảy ra cả khi bạn biết rõ mình nắm nhiều sức mạnh hơn.

Nếu không may mắc khuyết điểm, hãy điềm tĩnh thừa nhận để những người khác đừng phóng đại lỗi lầm ấy. Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu, và hãy ghi lời William Shakespeare: "Nói ít hơn những gì ta biết, khoe ít hơn những gì ta có”.

8. Tập trung tiêu điểm

Chúng ta đang sống trong thời đại chuyên nghiệp, và câu nói “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” quả không sai.

Hãy nhận biết sở trường của bạn và tập trung toàn bộ sức lực vào đó. Khi tìm kiếm một công việc bạn có xu hướng đi theo kế hoạch của mình. Hãy xem xét bạn cừ nhất ở điểm nào và làm sao để thuyết phục được nhà tuyển dụng. Bằng cách tập trung vào một điểm mạnh hay một mục tiêu và theo đuổi đến cùng, bạn sẽ có lợi thế hơn những người thiếu tập trung.

Thay vì đầu tư vào nhiều công ty, Warren Buffett đầu tư có lựa chọn vào một số hãng ông nắm rõ ngọn nghành. Sự tập trung của ông thu nhỏ những rủi ro. Kết quả: Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới.

9. Im lặng là vàng

Bản chất con người là rất tò mò. Bạn càng nói ít, người khác càng muốn khám phá ý nghĩ của bạn. Ít lời sẽ khiến bạn sâu sắc hơn tự tin hơn và luôn kiểm soát được những hành động mà bạn làm. Những lời nói có chừng mực của bạn khiến người khác phải nóng lòng “nói” vào khoảng lặng kia (những thông tin quan trọng có thể được tiết lộ). Điều này đặc biệt giá trị khi bạn đã sở hữu một vị trí quyền lực và muốn duy trì vị trí đó.

10. Biết mình biết người


“Biết nhìn người” là khả năng quan trọng nhất để vươn lên vị trí quyền lực. Bạn luôn phải biết mình đang đối mặt với ai. Đừng bao giờ cho rằng người bạn đang nói chuyện cùng chia sẻ những giá trị hay tính hài hước như bạn. Có khi muốn thân thiện và gần gũi hơn, bạn lại xâm phạm ranh giới không cho phép của người đó và xúc phạm họ mà không biết.

Hãy dành thời gian tìm hiểu người ấy trước khi bắt đầu bất kỳ động thái nào. Cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu của họ; bởi khi bạn coi trọng hình ảnh của bản thân hãy nghĩ rằng người khác cũng vậy. Không bao giờ đánh giá người khác chỉ dựa trên vẻ bề ngoài; hãy giữ khoảng cách cho đến khi bạn thực sự quen thân.

Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn gặp gỡ ai đó có quyền lực hơn bạn, ai đó có thể giúp bạn hay khi bạn muốn giành được cảm tình từ họ.

Tóm lại

Quyền lực và danh tiếng không phải những thứ có thể giành được trong ngày một ngày hai mà đòi hỏi một quá trình xây dựng khôn ngoan, bền bỉ. Cái khác giữa những người vĩ đại và mọi người là ở quyết tâm đi đến thành công. Với 10 nguyên tắc trên đây kèm theo một ý chí sắt đá, bạn có thể vững bước tiến lên những nấc thang danh vọng mới.
quangcaopro - (theo Kienthuckinhte)

Đo lường hiệu quả quảng cáo trên Social Media có cần không?


Chỉ 16% số lượng các doanh nghiệp trên thế giới đo lường tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) cho các chương trình quảng cáo trên Social Media (mạng xã hội) (số liệu điều tra của Mzinga and Mabson Executive Education trên trang web www.Marketer.com công bố vào tháng 9.2009).

Một thực trạng thường thấy ở các doanh nghiệp là áp dụng một chiến dịch marketing không đổi cho các mục đích khác nhau. Do ít quan tâm đến các báo cáo mà agency hay webmaster cung cấp về các số liệu đo lường từ các kênh quảng cáo trực tuyến, đặc biệt là Social Media nên doanh nghiệp không nhận ra tầm quan trọng cũng như lợi ích có được từ kênh này.

Chính vì thế không có sự sáng tạo hay đổi mới trong các kế hoạch marketing. Vậy trong xu thế ngày càng mở rộng của Social Media, và tính cần thiết của việc đo lường hiệu quả hoạt động marketing trong môi trường này, doanh nghiệp Việt Nam nên làm gì?

Lợi ích việc đo lường hiệu quả Social media

Theo Đại Học Kansas, Edwards Campus, dưới đây là một số lợi ích mà doanh nghiệp thu được từ việc đo lường hiệu quả của Social Media:

Chúng ta có thể thấy rằng, lợi ích của việc đo lường hiệu quả trên Social Media không chỉ giúp doanh nghiệp trong việc gia tăng độ nhận biết thương hiệu, khảo sát người tiêu dùng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khi tung ra một sản phẩm mới và đem lại những khách hàng mới. Đồng thời, doanh nghiệp còn có thể đánh giá, khảo sát thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh để từ đó có thể tìm ra những cách thức mới sáng tạo hơn hay điều chỉnh hợp lý hơn cho kế hoạch marketing để khuếch trương thương hiệu hay phát triển sản phẩm mới…

Những lợi ích mà doanh nghiệp có được từ kênh này đồng thời cũng chính là mục tiêu mà họ hướng đến từ chiến dịch quảng cáo của mình trên Social Media. Vì thế, doanh nghiệp không nên chỉ chú trọng đặt mục tiêu cũng như xem xét kết quả từ khía cạnh một bộ phận chuyên trách về marketing, mà cần kết hợp với các phòng ban chuyên ngành khác như: bộ phận thương hiệu, sản phẩm, kinh doanh, nghiên cứu thị trường, nhân sự, chăm sóc khách hàng… để có cái nhìn bao quát nhất.

“R” trong ROI của chiến dịch marketing trên Social Media

Đối với doanh nghiệp hay các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, khái niệm “R” (Return) là số tiền có được từ việc bán các sản phẩm hoặc dịch vụ, và sẽ không tồn tại được lâu nếu không có được lợi nhuận thường xuyên từ việc này. Đối với các tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, họ dựa trên số lượng tặng phẩm, các quỹ từ thiện hay lượng người tham gia tình nguyện để đánh giá. Nhưng với Social Media, “R” mà doanh nghiệp có được không phải luôn luôn là doanh thu bán hàng, đó là chất lượng lời nhận xét (comment) của các cá nhân, người truy cập được thu hút bởi trang web, số lượng người đăng ký diễn đàn hay các cuộc tranh luận trên mạng xã hội về doanh nghiệp…

Quy trình đo lường chuẩn

Xác định mục tiêu và thu thập dữ liệu

Mỗi mục tiêu khác nhau lại đòi hỏi các tiêu chí đo lường và phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau. Ví dụ, nếu mục tiêu là doanh số, tăng khách hàng mới thì doanh nghiệp cần thu thập các dữ liệu như sau:

- Doanh thu.

- Tỉ lệ chuyển đổi doanh thu (sales conversion).

- Nguồn dữ liệu khách hàng (khách hàng đến từ hình thức nào, kênh nào, vùng miền nào, khách hàng mới hay quen thuộc, giá trị tạo ra từ khách hàng đó…).

Các kênh bán hàng, đối thoại giữa doanh nghiệp và người dùng…

Tuy nhiên hiện nay, đa số doanh nghiệp chỉ thống kê lượng truy cập vào trang web, tổng doanh thu nhưng chưa liệt kê được từng doanh thu của họ đến từ kênh nào, hình thức nào để có các điều chỉnh ngân sách và chiến lược marketing phù hợp sau này. Hoặc nếu mục tiêu là làm thương hiệu, thì các dữ liệu thu thập phải liên quan đến việc hiển thị các thông điệp của doanh nghiệp trên các trang web, quan điểm, nhận xét của khách hàng như thế nào, số lượng lời bình là bao nhiêu…

Quan trọng hơn, sau quá trình thu thập, các đơn vị phải biết giải thích kết quả có được thì dữ liệu mới chuyển thành lợi ích. Cần đặt ra các câu hỏi như:

- Dữ liệu đó đại diện cho điều gì?

- Cách đo dữ liệu có phù hợp với cách hiểu chung trong toàn doanh nghiệp hay không?

Ví dụ: unique visitor thực chất chỉ đo lường cookie được gán trên mỗi máy tính vì thế nếu nhiều người dùng chung một máy tính (như Internet café) thì sẽ vẫn chỉ được tính là một.

Mối liên quan của dữ liệu đó với các mục tiêu của doanh nghiệp.

Tổng hợp và đánh giá dữ liệu

Đây là công việc tương đối khó, đòi hỏi phải có chuyên gia.

Cái khó của công việc phân tích dữ liệu nằm ở chỗ người tiêu dùng tương tác với doanh nghiệp qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, trải qua nhiều bước lựa chọn, cân nhắc trước khi mua hàng. Vì thế câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đánh giá đúng về hiệu quả của một kênh trong một môi trường đa kênh.

Nếu doanh nghiệp năm trước tiêu một triệu USD cho quảng cáo, và năm nay chỉ tiêu một trăm nghìn USD thì việc đánh giá sẽ như thế nào?

Nếu đối thủ cạnh tranh trực tiếp tung ra một sản phẩm mới, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn quảng cáo một sản phẩm cũ thì cần đánh giá hiệu quả của marketing như thế nào?

Tổng doanh số của doanh nghiệp tăng 100% so với các năm trước tuy nhiên các đối thủ cạnh tranh lại tăng lên 500% khiến cho thị phần chung của doanh nghiệp bị giảm, như vậy có thể coi là chiến dịch marketing hiệu quả không?

Để đưa ra kết luận đúng đắn và xác thực cho những trường hợp trên, cần có bức tranh tổng thể về cơ cấu phòng ban, lịch sử hoạt động của cácnăm trước, diễn biến thị trường…

Tối ưu hóa chiến dịch

Một khi đã xác định được mục tiêu và hình thức đánh giá chiến dịch, doanh nghiệp có thể lựa chọn các dữ liệu cần thiết và phương pháp để phân tích đánh giá dữ liệu sau đó kêt hộp với các phòng ban khác để đưa ra kết luận đúng đắn và tổng thể cho chiến dịch marketing.

Cuối cùng là tối ưu hóa chiến dịch nhằm phân bổ thông điệp đúng nơi, hoạch định ngân sách đúng chỗ, cải thiện và hỗ trợ cho chiến dịch marketing tiếp theo. Cụ thể, việc tối ưu hóa nhằm làm cho trang web và thông điệp dễ dàng để các cá nhân sử dụng Internet tiếp cận, đọc hiểu, và chia sẻ thông tin với người khác; tăng các quan điểm tích cực về thương hiệu doanh nghiệp, tăng độ trung thành của khách hàng với thương hiệu… thông qua hệ thống Social Media rộng lớn này.

Tổng kết lại, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều công cụ đo lường cùng lúc để có được kết quả chính xác và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, một điều doanh nghiệp cần chú ý đó là với mỗi công cụ, phương pháp sẽ có những khái niệm khác nhau về các tiêu chí đo lường và cách đo lường khác nhau.

Be u-nik của honda và nhiệm vụ tái định vị

Chiến dịch Social Media Be U-nik của Honda, thông qua các cuộc thi Âm nhạc và Vũ đạo, Chụp ảnh và Thiết kế đặt mục tiêu thu hút sự tham gia của các nhóm trẻ tuổi vào chiến dịch của Honda, tái định vị thương hiệu Honda trong tâm trí giới trẻ. Trong tám tuần lễ chiến dịch tổng thể được triển khai, đã có 5.000 bạn trẻ đăng ký tham gia cuộc thi và 200 video được các thành viên tải lên trang web. riêng với Social Media, trong bốn tuần được triển khai, số lượng chủ đề được tranh luận trên diễn đàn đã lên tới 84 chủ đề, cùng với đó là 1.133 bài viết và phản hồi, 18.917 lượt xem các cuộc tranh luận. Trong những con số trên, những dữ liệu như số lượng chủ đề được tranh luận hay số lượng các phản hồi cũng như số lượng video được tải lên trang web sẽ là những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

 
quangcaopro - (theo nguoilanhdao/ Notch JSC)

Khó khăn TMĐT ở Việt Nam

20 triệu người sử dụng Internet là tiền đề lớn cho kinh doanh trực tuyến tại VN, nhưng số đông người dân vẫn e ngại những rủi ro trong mô hình mua sắm này nên việc mở rộng e-commerce còn hạn chế.


Nhiều lần mua đồ bằng việc dạo quanh các trang web đặt hàng đem đến tận nhà, chị Trần Thị Lan Anh, quận Phú Nhuận, TP HCM, vẫn không khỏi yên tâm với những chủ hàng ở ngoài tỉnh dù rằng nguồn hàng cung cấp của họ khá hấp dẫn về hình thức lẫn giá cả.

Không những thế việc mua bán trên các website hiện nay đa phần theo phương thức "tiền trao cháo múc" và ngay cả người bán cũng muốn tìm kiếm sự an toàn cho mình. Anh Võ Minh Phúc, chuyên mua bán hàng laptop xách tay, cho biết: "Thông thường tôi phải yêu cầu người mua gửi trước 60%-100% tiền mới bắt đầu chuyển hàng cho họ".

Ngoài ra, việc mua bán online vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị trung gian. Thông thường để yên tâm, nếu các giao dịch ở cách nhau khá xa, người mua thường nhờ một cửa hàng hay công ty có uy tín thực hiện khâu kiểm hàng và giao nhận thay mình.

Nhưng điều cốt lõi nhất của mua hàng online là thanh toán trực tuyến lại chỉ chiếm một phần nhỏ. Hiện chỉ có số ít các doanh nghiệp áp dụng hình thức này với sự hỗ trợ cho các thẻ thanh toán ngân hàng quốc tế và cả nội địa như: hãng hàng không Jetstar Pacific, Chợ điện tử...

Chợ điện tử sở hữu lợi thế so với nhiều trang web mua bán khác, là cầu nối cho người tiêu dùng có thể giao dịch và lựa chọn sản phẩm ở những sản phẩm ngoài nước qua kênh eBay. Trong khi đó, với việc 1/4 dân số sử dụng Internet thì thị trường kinh doanh online trong nước vẫn còn nhiều "đất".

Các trang rao vặt, web mua bán chưa thể cung cấp mô hình thanh toán trực tuyến thì cạnh tranh bằng việc tạo sự tiện lợi nhất cho người tiêu dùng. Vatgia.com không là kênh quảng cáo sản phẩm hữu dụng nhất, nhưng việc tập trung vào khả năng so sánh giá cả nhanh chóng nhất khiến nó vẫn thu hút nhiều người truy cập. Việc đưa ra mức giá hấp dẫn nhất sẽ khẳng định được tên tuổi của gian hàng.

Bên cạnh đó, 5giay.vn lại đi theo hướng khác để tạo một khu chợ cho nhiều gian hàng lẫn người mua bán sôi động. Trang cung cấp hệ thống tự đánh giá và gầy dựng uy tín cho mỗi cửa hàng (thành viên) bằng thâm niên tham gia tại trang web này... Ngoài ra, các tính năng mới cũng tạo sự tiện lợi cho cả người bán không thạo nhiều về máy tính hay bận rộn không thể ngồi suốt ngày để trông coi gian hàng của mình. Trang web cung cấp khả năng đẩy tin bài lên đầu trang top để người tìm mua dễ thấy bằng tin nhắn SMS.

Theo khảo sát mới nhất của Cục Thương mại điện tử và CNTT Bộ công thương, 45% doanh nghiệp trên cả nước đã có website riêng. Trong số đó, 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử. Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp đã chấp nhận việc nhận đơn hàng bằng phương tiện điện tử. Về phía người tiêu dùng, cũng có những tín hiệu khả quan khi 65 % người tìm hiểu thông tin trên mạng trước khi mua sắm.

Tuy nhiên, đa số website kinh doanh ở VN vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập như: nội dung có vấn đề, thiết kế chưa phù hợp làm rối mắt người xem, cập nhật kém, lượng truy cập thấp, tốc độ chậm...

"Vẫn cần phải thúc đẩy mạnh thương mại điện tử nói chung và thanh toán trực tuyến nói riêng, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn", ông Trần Hữu Linh, Phó cục trưởng Cục thương mại điện tử và CNTT, Bộ Công thương nói.

Ông Linh phân tích, việc triển khai thanh toán trực tuyến hiện tại không khó bởi đã có nhiều đơn vị cung cấp đầy đủ cho dịch vụ này. Hạn chế lớn nhất hiện nay là thói quen mua hàng của người VN dẫn đến tỷ lệ người dùng các loại thẻ ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế, trực tuyến chưa đại trà. Bên cạnh đó, loại hình này cũng cần sự hỗ trợ từ các chính sách mở rộng của ngân hàng.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh nhân tố trước mắt để thúc đẩy thương mại điện tử tại VN là các trang web phải tạo ra mô hình mua bán có độ an toàn cao, các dịch vụ theo sau phải chu đáo. Đây không phải là hình thức mua bán "cao siêu" mà phải tạo nên sự thân thiện và dễ dàng cho người tiêu dùng. Song song đó, giá cả cạnh tranh là yếu tố có thể kéo được nhiều người đến với việc mua hàng trực tuyến.

Nhiều lần mua đồ bằng việc dạo quanh các trang web đặt hàng đem đến tận nhà, chị Trần Thị Lan Anh, quận Phú Nhuận, TP HCM, vẫn không khỏi yên tâm với những chủ hàng ở ngoài tỉnh dù rằng nguồn hàng cung cấp của họ khá hấp dẫn về hình thức lẫn giá cả.

Không những thế việc mua bán trên các website hiện nay đa phần theo phương thức "tiền trao cháo múc" và ngay cả người bán cũng muốn tìm kiếm sự an toàn cho mình. Anh Võ Minh Phúc, chuyên mua bán hàng laptop xách tay, cho biết: "Thông thường tôi phải yêu cầu người mua gửi trước 60%-100% tiền mới bắt đầu chuyển hàng cho họ".

Ngoài ra, việc mua bán online vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị trung gian. Thông thường để yên tâm, nếu các giao dịch ở cách nhau khá xa, người mua thường nhờ một cửa hàng hay công ty có uy tín thực hiện khâu kiểm hàng và giao nhận thay mình.

Nhưng điều cốt lõi nhất của mua hàng online là thanh toán trực tuyến lại chỉ chiếm một phần nhỏ. Hiện chỉ có số ít các doanh nghiệp áp dụng hình thức này với sự hỗ trợ cho các thẻ thanh toán ngân hàng quốc tế và cả nội địa như: hãng hàng không Jetstar Pacific, Chợ điện tử...

Chợ điện tử sở hữu lợi thế so với nhiều trang web mua bán khác, là cầu nối cho người tiêu dùng có thể giao dịch và lựa chọn sản phẩm ở những sản phẩm ngoài nước qua kênh eBay. Trong khi đó, với việc 1/4 dân số sử dụng Internet thì thị trường kinh doanh online trong nước vẫn còn nhiều "đất".

Các trang rao vặt, web mua bán chưa thể cung cấp mô hình thanh toán trực tuyến thì cạnh tranh bằng việc tạo sự tiện lợi nhất cho người tiêu dùng. Vatgia.com không là kênh quảng cáo sản phẩm hữu dụng nhất, nhưng việc tập trung vào khả năng so sánh giá cả nhanh chóng nhất khiến nó vẫn thu hút nhiều người truy cập. Việc đưa ra mức giá hấp dẫn nhất sẽ khẳng định được tên tuổi của gian hàng.

Bên cạnh đó, 5giay.vn lại đi theo hướng khác để tạo một khu chợ cho nhiều gian hàng lẫn người mua bán sôi động. Trang cung cấp hệ thống tự đánh giá và gầy dựng uy tín cho mỗi cửa hàng (thành viên) bằng thâm niên tham gia tại trang web này... Ngoài ra, các tính năng mới cũng tạo sự tiện lợi cho cả người bán không thạo nhiều về máy tính hay bận rộn không thể ngồi suốt ngày để trông coi gian hàng của mình. Trang web cung cấp khả năng đẩy tin bài lên đầu trang top để người tìm mua dễ thấy bằng tin nhắn SMS.

Theo khảo sát mới nhất của Cục Thương mại điện tử và CNTT Bộ công thương, 45% doanh nghiệp trên cả nước đã có website riêng. Trong số đó, 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử. Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp đã chấp nhận việc nhận đơn hàng bằng phương tiện điện tử. Về phía người tiêu dùng, cũng có những tín hiệu khả quan khi 65 % người tìm hiểu thông tin trên mạng trước khi mua sắm.

Tuy nhiên, đa số website kinh doanh ở VN vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập như: nội dung có vấn đề, thiết kế chưa phù hợp làm rối mắt người xem, cập nhật kém, lượng truy cập thấp, tốc độ chậm...

"Vẫn cần phải thúc đẩy mạnh thương mại điện tử nói chung và thanh toán trực tuyến nói riêng, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn", ông Trần Hữu Linh, Phó cục trưởng Cục thương mại điện tử và CNTT, Bộ Công thương nói.

Ông Linh phân tích, việc triển khai thanh toán trực tuyến hiện tại không khó bởi đã có nhiều đơn vị cung cấp đầy đủ cho dịch vụ này. Hạn chế lớn nhất hiện nay là thói quen mua hàng của người VN dẫn đến tỷ lệ người dùng các loại thẻ ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế, trực tuyến chưa đại trà. Bên cạnh đó, loại hình này cũng cần sự hỗ trợ từ các chính sách mở rộng của ngân hàng.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh nhân tố trước mắt để thúc đẩy thương mại điện tử tại VN là các trang web phải tạo ra mô hình mua bán có độ an toàn cao, các dịch vụ theo sau phải chu đáo. Đây không phải là hình thức mua bán "cao siêu" mà phải tạo nên sự thân thiện và dễ dàng cho người tiêu dùng. Song song đó, giá cả cạnh tranh là yếu tố có thể kéo được nhiều người đến với việc mua hàng trực tuyến.

quangcaopro (theo VnExpress)

10 xu hướng ảnh hưởng đến hoạt động marketing 2010


Jwtintelligence - một đơn vị kinh doanh trực thuộc JWT, một công ty truyền thông tiếp thị toàn cầu, có hơn 200 văn phòng đặt ở 90 quốc gia vừa công bố một báo cáo thường niên lần thứ năm về các xu hướng có tác động đến hoạt động kinh doanh tiếp thị và xây dựng nhãn hiệu của các doanh nghiệp trên thế giới trong năm 2010.
 
Nền kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi suy thoái, càng nghiêm trọng là những điều đáng quan tâm đằng sau những xu hướng này.

1. Người tiêu dùng tiếp tục đi tìm sự ổn định

Nền kinh tế ở nhiều nước dự báo sẽ tiếp tục khó khăn và người tiêu dùng sẽ tìm kiếm những thông điệp quảng cáo đem đến cho họ sự thoải mái về tinh thần và sự ổn định như họ đã từng tìm kiếm trong suốt năm qua.

2. Người tiêu dùng đã bớt "ngây thơ"

Người tiêu dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu nội dung của các chương trình quảng cáo và tiếp thị để chắc chắn rằng họ không bị "mua hớ". Họ sẽ tiếp tục tìm hiểu nhiều thông tin và chi tiết hơn trước khi ra các quyết định, trong đó có các quyết định mua sắm.

3. Doanh nghiệp phải cởi mở và trung thực hơn

Lòng tin của người tiêu dùng đang tiếp tục bị giảm sút. Họ sẽ tiếp tục chủ động tìm kiếm thông tin, các công ty và các thương hiệu đáng tin trong năm 2010. Những thông điệp quảng cáo và tiếp thị thể hiện được tính chân thật và cởi mở sẽ có sức mạnh lớn nhất.

4. Bao bì thân thiện với môi trường hơn

Xu hướng thay thế bao bì nhiều lớp hay tốn kém và không thân thiện với môi trường bằng những loại bao bì tiết kiệm và bảo vệ môi trường sẽ tăng lên do người tiêu dùng có xu hướng tìm đến những doanh nghiệp "xanh" và những sản phẩm thân thiện với môi trường sinh thái.

5. Thị trường "BIC" sẽ tiếp tục lớn mạnh hơn bao giờ hết

BIC là viết tắt của Brazil, Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China). Các nước này đã nổi lên như những cường quốc kinh tế trên thế giới trong những năm tới, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp và nhãn hiệu trên thế giới.

6. Dòng sản phẩm đổi chiều

Năm 2010 sẽ tiếp tục diễn ra xu hướng chuyển dịch đảo chiều từ thiết kế sản phẩm cho các thị trường phát triển sau đó mới làm cho chúng phù hợp với các thị trường mới nổi lên sang phát triển sản phẩm chủ yếu dành cho các thị trường mới nổi lên, sau đó mới giới thiệu cho các thị trường đã phát triển.

7. Dân số sẽ ngày càng già hơn

Thị trường sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm và dịch vụ dành cho những người có tuổi trên thế giới.

8. Mọi thứ đều phải "trực tiếp"

Truyền hình không còn là phương tiện truyền thông hàng đầu. Năm 2010 sẽ là thời đại của Twitter và Internet do nhu cầu được chia sẻ thông tin trực tiếp trên các mạng xã hội đang tăng lên mạnh mẽ.

9. Địa điểm không còn là yếu tố quan trọng

Các công nghệ định vị trên bản đồ và thiết bị di động sẽ thay đổi những cuộc đàm thoại trên thế giới theo hướng "Quan trọng là anh đang làm gì và suy nghĩ gì chứ không phải là anh đang ở đâu".

10. Hình ảnh sẽ lên ngôi

Thế giới sẽ có nhiều thông điệp tiếp thị và quảng cáo được chuyển từ dạng văn bản thành dạng hình ảnh có sức mạnh lớn hơn.
quangcaopro - (theo Marketingchienluoc)

Sáng tạo quảng cáo - Concept hay Execution? Bắt tay vào thực hiện 1 quảng cáo, ai cũng muốn xây dựng một thiết kế độc đáo, sáng tạo, ấn tượng và quan trọng hơn hết là đạt được mục đích truyền tải đến đối tượng người tiêu dùng mục tiêu. Nhưng vừa bước chân vào ngành quảng cáo không phải ai cũng có cơ hội làm việc tại các công ty lớn chuyên nghiệp, có quy trình làm việc sáng tạo và hiệu quả, đ

Đôi khi chúng ta phải tự lực tìm kinh nghiệm, kiêm nhiệm giải quyết công việc với áp lực phải đưa ra được sự độc đáo thuyết phục được khách hàng đặt niềm tin vào chúng ta để đưa sản phẩm của họ cạnh tranh trên thị trường. Quan trọng hơn, chúng ta phải bảo vệ được ý tưởng đó là của riêng mình, khiến khách hàng không thể đem đi cho bất cứ công ty quảng cáo nào khác thực hiện được. Vậy với những áp lực đó, chúng ta phải bắt đầu từ đâu?

Nếu chưa quen với cách làm việc chuyên nghiệp trong ngành quảng cáo, khi lên kế hoạch cho 1 quảng cáo, sau khi nghiên cứu sản phẩm, dựa vào bản yêu cầu sáng tạo của khách hàng (creative brief), ta thuờng bắt đầu từ việc xây dựng nội dung (kịch bản nêu à TVC, hình ảnh, chữ nghĩa nếu là Print ad...). Qua những thông tin của nghiên cứu thị trường, từ khách hàng, từ những đặc tính sản phẩm, ta có thể xây dựng được rất nhiều tình huống, hình ảnh cho các kịch bản này, phát triển thành những story board trình khách hàng. Đó là những điều ta vẫn thường làm. Nhưng với cách đó, một ngày ta có thể dựng được bao nhiêu story board, và trong những kịch bản đó, cái nào sẽ là cái được chọn? Và điều gì bảo đảm sau khi xem xong kịch bản bằng hình (dễ hiểu, dễ nhớ), việc thực hiện và hợp đồng sẽ không rơi vào tay 1 công ty quảng cáo khác (với chi phí thấp hơn nhiều vì phần nội dung đã có sẵn)? Vậy cái mà chúng ta xây dựng từ đầu, từ việc lên kịch bản, xây dựng các tình huống, nhân vật cho quảng cáo, là gì? có gọi là 1 concept cho quảng cáo hay không? 1 kịch bản cho TVC, 1 print ad, hay 1 ấn phẩm quảng cáo có giá trị đều là 1 hình thức thể hiện (execution), quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu với 1 mục đích rõ ràng (nó vượt trội ra sao? khác biệt chỗ nào? đáng giá chỗ nào? tại sao xem xong người ta phải mua? v.v..). Vì vậy, nó luôn bao hàm 1 concept. Có những đoạn phim phức tạp, tốn kém hay sử dụng những hình ảnh ấn tượng, bất thường, đuợc dàn dựng rất công phu chỉ để nói lên concept được gói gọn trong 1 từ, hay 1 ý nghĩa đơn giản và gần gũi. Nhưng 1 concept thì có thể được thể hiện bằng hàng trăm cách khác nhau. Nói cách khác, khi ta có được 1 concept, ta có thể phát triển ra hàng trăm execution khác nhau là cái thành phẩm hoàn chỉnh mà ta tung ra trước người tiêu dùng.

Vậy cái ta cần khi thực hiện, phải luôn bắt đầu từ concept. 1 buổi ta có thể vẽ được khoảng 7 story board, dựng được chừng hơn 10 kịch bản phác thảo, rồi để hoàn chỉnh, mất bao nhiêu? với quãng thời gian đó, ta tìm được bao nhiêu concept? ít lắm có thể 3, từ 3 cái cơ bản đó, ta sẽ có được bao nhiêu cách thể hiện? hàng chục, hàng trăm cách mang tính nhất quán trong ý tưởng và tính cách, hình tượng để hình thành 1 compaign cho 1 chiến luợc quảng bá thuơng hiệu lâu dài - thật hiệu quả và khá dễ dàng. Vậy đừng lầm lẫn giữa xây dựng concept và execution (design).

Trước khi ta bán design cho khách hàng, cái ta cần bán cho họ là concept. Nếu chỉ có concept là cái chỉ có người tìm ra nó là hiểu rõ nhất, khách hàng không thể đem đi đến cho 1 công ty khác thực hiện. Vì vậy, concept là cái để các công ty quảng cáo chuyên nghiệp vắt kiệt sức sáng tạo của những người creative, là cái khách hàng luôn đòi hỏi, quảng cáo sáng tạo luôn đòi hỏi. Chính vì vậy người ta vẫn nói bất cứ ai cũng có thể làm quảng cáo hiệu quả, không cần nền tảng của mỹ thuật hay kiến thức marketing, vì đơn giản bất cứ ai cũng có thể tìm ra concept.

1 concept hiệu quả thường phải bao gồm các yếu tố:
S = Specific (rõ ràng)
M = Measurable (vừa phải)
A = Attactive (hấp dẫn)
R = Relevant (gần gũi)
T = Timing (đúng lúc)

Tuy yêu cầu khắt khe và luôn đòi hỏi sự mới lạ, độc đáo, nhưng concept rất cô đọng và đơn giản, có thể chỉ là 1 từ, 1 dòng chữ ngắn. Nó không phải slogan vì slogan là tính cách thương hiệu, tiêu chí thương hiệu, duy trì qua năm tháng. Concept như những chiếc áo của 1 con người thương hiệu duy nhất. Con người đó ra sao thì sẽ chọn những chiếc áo đúng với mình, hợp với dáng mình, còn chuyện nó dài chừng nào, màu mè ra sao, mỏng hay dày lại là chuyện của design .

Một người creative giỏi tùy thuộc vào sự thấu hiểu và hoà nhập với rất nhiều con người thương hiệu, với những cá tính đặc biệt nhất định luôn đi tìm cách thể hiện mình. Và để thể hiện hiệu quả, ấn tượng, thẩm mỹ thế nào mới là công việc của designer.
quangcaopro - (theo MarketingVietNam)

Trật tự mới trong tiếp thị

Giờ đây, người ta buộc phải “tự vệ” trước quảng cáo bằng cách “cài đặt” sự ngờ vực trở thành một chế độ mặc nhiên trong tâm trí trước mọi thông tin do quảng cáo cung cấp.

 
Hay nói như trong Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi: “Quảng cáo là thứ mà bạn đã tự mình rèn luyện để tránh xa nó”! Quảng cáo trở thành mắt xích yếu trong qui trình vì đã đánh mất sức mạnh trong việc đưa một thương hiệu mới đi vào lòng người.

Thật vậy, nhìn vào đâu cũng thấy sự chuyển dịch từ tiếp thị định hướng quảng cáo sang tiếp thị định hướng quan hệ công chúng. Điều gì đã khiến quảng cáo không thích ứng được với một thế giới đang thay đổi?

Trước nay, hầu hết sản phẩm hay dịch vụ đều được tiếp thị theo một chiến lược gồm bốn bước:

1. Phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.

2. Nghiên cứu sản phẩm/dịch vụ mới đó nhằm đảm bảo là nó đưa đến cái có lợi nhất cho khách hàng.

3. Thuê một đại lý quảng cáo tung ra thị trường sản phẩm/dịch vụ mới đó bằng một chiến dịch quảng cáo “bùng nổ”.

4. Sau một thời gian quảng cáo sẽ tạo ra một thương hiệu đầy sức mạnh cho sản phẩm/dịch vụ mới.

Bốn bước nói trên là một qui trình mà mọi nhà quản lý được đào tạo bài bản đều biết: phát triển (development), nghiên cứu (research), quảng cáo (advertising) và thương hiệu (branding). Về mặt lý thuyết, qui trình gồm bốn bước nêu trên chẳng có gì sai. Nhưng về mặt thực tế, có một mắt xích yếu ở đây là quảng cáo.

Nhờ vào sự bùng nổ thông tin, quảng cáo có mặt hầu như ở khắp hang cùng ngõ hẻm của địa cầu. Sự hiện diện cùng khắp của quảng cáo nhằm “cài đặt” hình ảnh thương hiệu vào trong tiềm thức của con người đã lên đến một mức độ quá liều khiến tạo ra hiệu ứng ngược.

Giờ đây, người ta buộc phải “tự vệ” trước quảng cáo bằng cách “cài đặt” sự ngờ vực trở thành một chế độ mặc nhiên trong tâm trí trước mọi thông tin do quảng cáo cung cấp. Hay nói như trong Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi: “Quảng cáo là thứ mà bạn đã tự mình rèn luyện để tránh xa nó”! Quảng cáo trở thành mắt xích yếu trong qui trình vì đã đánh mất sức mạnh trong việc đưa một thương hiệu mới đi vào lòng người.

Không chỉ có thế. Sáng tạo là từ các nhà quảng cáo tự hào nói về công việc của mình. Tự hào đó đã đi quá xa đến mức nếu yêu cầu một hãng quảng cáo nổi tiếng thiết kế mẩu quảng cáo đơn giản, “nói thẳng nói thật” về sản phẩm hay dịch vụ thì rất có thể khách hàng sẽ bị từ chối với lý do “không có sáng tạo gì cả”! Rốt cuộc, những ngân sách khổng lồ đã được chi ra để đổi lấy “những cuộc săn lùng cái mới mẻ và khác biệt” như thế này:

- Khai thác “vườn thú”: Energizer chọn con thỏ, Coca-Cola chọn gấu trắng Bắc cực, Cadillac chọn con vịt, BMW chọn con rùa... Kết quả thế nào? Có thể kể ra đây một trong nhiều trường hợp có trong sách: thỏ Bunny của Energizer nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết đến Energizer và Energizer chiếm 29% thị trường Mỹ trong khi Duracell chiếm đến 38%.

- Những thông điệp quảng cáo “độc đáo” nhưng chôn vùi thông tin mới, thật sự cần truyền đạt. Chẳng hạn: lời quảng cáo chiếc xe Sierra Denali của Hãng GMC: “Chúng tôi không phát minh lại bánh ôtô. Chúng tôi chỉ nghĩ rằng cả bốn bánh xe ắt phải lái được”. Cái bị chôn vùi ở đây là: “Đó là chiếc xe tải nhẹ đầu tiên và duy nhất trên thế giới có tay lái truyền lực xuống cả bốn bánh”.

- Những mẩu quảng cáo đầy giá trị nghệ thuật nhưng không giúp gì cho việc bán được hàng! Chẳng hạn: chiến dịch “Cái gì vậy?” của Hãng Budweiser đã giành được giải thưởng Grand Prix tại Cannes rồi giải Sư tử đồng cho “Bạn đang làm gì đó?”.

Trên thực tế, lượng tiêu thụ bia Budweiser giảm hằng năm trong một thập kỷ qua, từ 50 triệu thùng trong năm 1990 xuống còn chưa tới 35 triệu thùng trong năm 2000. Câu trả lời cho “Cái gì vậy?” của bia Budweiser là bia Bud Light, với doanh số tăng từ 12 triệu thùng năm 1990 lên 32 triệu thùng năm 2000! (Những mẩu quảng cáo “phản cảm” thì không biết còn tai hại đến đâu!).

Còn nữa. Các công ty “dotcom” bùng nổ từ cuối những năm 1990 dựa vào quảng cáo để tìm một chỗ đứng trên mạng toàn cầu đã nhận được kết quả gì? Hầu hết là bi kịch! Pet.com, trang web bán sản phẩm dành cho thú cưng, đã thuê một đại lý quảng cáo tạo ra một con rối bít tất mà tạp chí Advertising Age gọi là “một nghệ sĩ quảng cáo đích thực đầu tiên được tạo ra trên lãnh địa chấm com”.

Con rối bít tất thành công vang dội, giành được nhiều giải thưởng và danh tiếng từ người tiêu dùng, giới truyền thông, tiếp thị... Nhưng, “chỉ có một điều duy nhất thiếu vắng trong câu chuyện cổ tích này là doanh số”. Trong vòng có sáu tháng trời ngắn ngủi, Pet.com đã chi tiêu cho quảng cáo gấp ba lần thu nhập 22 triệu USD và không phải chờ lâu để suy sụp và phá sản! Danh sách còn dài với eToys, Gadern.com, Value America...

Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi không phủ nhận vai trò của quảng cáo mà chỉ ra trật tự mới: “Bây giờ PR ngồi vào vị trí của người cầm lái và sẽ dẫn dắt, chỉ đường cho các chương trình tiếp thị”.

Nói rõ hơn là: “Bất cứ một chương trình tiếp thị mới nào cũng phải bắt đầu từ thông tin đại chúng và chỉ sau khi đạt được các mục tiêu của PR mới chuyển sang quảng cáo (...). Mục tiêu của quảng cáo không phải nhằm xây dựng thương hiệu mà là để bảo vệ thương hiệu, một khi thương hiệu đó đã được xây dựng bằng các phương tiện khác, trước hết đó là quan hệ công chúng hoặc sự ủng hộ của bên thứ ba”.

Điều gì làm cho PR trở thành vũ khí tối thượng trong cuộc chiến thu phục nhân tâm? Đó là sức mạnh của một bên thứ ba, các phương tiện truyền thông đại chúng. “Hầu hết người ta chỉ “biết” những gì họ đọc, nghe, hay nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông hoặc là những gì họ biết được từ những người mà họ tin tưởng”. Và để được một bên thứ ba nói đến, trước hết phải có “cái mới mẻ và khác biệt”.

Trong cuộc chiến giành giật sự quan tâm của khách hàng, một sản phẩm hay dịch vụ không có chứa đựng thông tin mới sẽ thua! Chính vì thế, PR mới cần đến sự sáng tạo và sự độc đáo: “PR cần sự mới mẻ theo nghĩa là nó cần định vị sản phẩm hay dịch vụ là mới và khác biệt. Tất cả phải là tin thích hợp để đăng báo”, tờ New York Times tuyên bố. Một khi thông tin về cái mới đó được xuất hiện trên những tờ báo uy tín trong lĩnh vực, sức tác động của nó là rất lớn.

Nhưng PR không chỉ có vậy. Nếu chỉ có vậy PR đã không thể thành công trên hàng loạt “mặt trận”: xây dựng thương hiệu mới; xây dựng lại thương hiệu cũ; xây dựng thương hiệu giáo dục, địa lý; đặt lại tên thương hiệu... Một cuộc thăm dò ý kiến kiên trì tiến hành năm này qua năm khác, khảo sát về các cuộc bầu cử địa phương và trên toàn nước Mỹ, đã đưa cái tên Quinnipiac, một trường đại học tư nhỏ ở Hamden, Connecticut vào tâm thức của thị trường. Đó là PR!

Có thể kết luận bằng đoạn trích này trong sách: “Chiến tranh và tiếp thị có nhiều điểm giống nhau. Các tướng lĩnh quân sự đi vào cuộc chiến ngày nay với những vũ khí của ngày xưa thì sẽ chẳng khác gì các tướng chỉ huy tiếp thị đi vào cuộc chiến ngày nay với công cụ quảng cáo mà lẽ ra họ phải dùng PR”. 
quangcaopro - (theo MarketingVietNam)

Franchise - Kênh tiếp thị độc đáo & ưu việt

Franchise - Kênh tiếp thị độc đáo & ưu việt Nhượng quyền kinh doanh (franchise) - với tư cách là “khái niệm & mô hình tiếp thị thành công nhất trong tất cả các khái niệm & mô hình đã từng phát minh”- hiện được phân loại như thế nào? mối quan hệ giữa franchise với khái niệm kênh tiếp thị (channel marketing) ra sao khi nhìn từ góc nhìn tiếp thị?

 
Bài viết sau nhằm cung cấp một số định nghĩa toàn diện và chi tiết liên quan đến franchise nhằm giúp các doanh nghiệp định hướng lựa chọn mô hình franchise và kênh tiếp thị phù hợp & hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp của mình.

Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee):

1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia xẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:

• hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo);
• bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh;
• hệ thống thương hiệu;
• sản phẩm/dịch vụ.

Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường được tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn …

2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise):

Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý “lỏng lẻo” hơn, bao gồm các trường hợp sau:

- Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên;

- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise) như Coca Cola;

- Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng…

- Nhượng quyền “lỏng lẻo” theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst & Young, Grant Thornton...

Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart.

Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản phẩm gắn liền với thương hiệu đó (trường hợp thời trang Pepsi không có liên hệ gì với sản phẩm “lõi” nước giải khát Pepsi mang cùng thương hiệu) nhờ sử dụng lợi thế giá trị tài sản thương hiệu (brand equity) đã được phát triển qua nhiều năm.

3. Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise):

Hình thức nhượng quyền phổ biến hay gặp ở các chuỗi khách sạn lớn như Holiday Inc, Marriott, trong đó bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý & điều hành doanh nghiệp ngoài việc chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh.

4. Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise):

Người nhượng quyến tham gia vốn đầu tư với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh, như trường hợp của Five Star Chicken (Mỹ) ở Việt Nam để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia Hội đồng quản trị công ty mặc dù vốn tham gia đóng góp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tùy theo năng lực quản lý, sức mạnh thương hiệu, đặc trưng ngành hàng, cạnh tranh thị trường, bên nhượng quyền sẽ cân nhắc thêm 3 yếu tố ưu tiên quan trọng sau khi lựa chọn mô hình franchise phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Đó là các yếu tố hiệu quả & mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí phát triển hệ thống & mức độ bao phủ thị trường – xét về độ lớn & tốc độ. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chiến lược franchise và cách lựa chọn các cấu trúc franchise phù hợp khi ký kết hợp đồng franchise như loại hình franchise một/nhiều đơn vị franchise (single/multiple-unit franchise), đại diện franchise toàn quyền (master franchise), franchise phụ trách phát triển khu vực (area development) hay đại diện franchise (representative franchise), đặc biệt khi công ty mở rộng thị trường mới hay định hướng xuất khẩu.

Đối với các công ty trong nước, franchise là lãnh vực còn mới và chưa được nhiều công ty hiểu biết sâu sắc và áp dụng mô hình franchise này một cách toàn diện & thành công vào thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài trừ vài trường hợp hiếm hoi như Phở 24. Mặt khác, do những hạn chế về công tác quản trị thương hiệu & cả sức mạnh thương hiệu, công tác quản trị & kiểm soát hệ thống được tiêu chuẩn hóa mọi quy trình và tác vụ, các doanh nghiệp chủ yếu đang áp dụng mô hình franchise không toàn diện, đặc biệt theo phương thức nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ như thegioididong, Foci, Cà phê Trung Nguyên...

Trên thế giới người ta sử dụng nhiều từ ngữ đẹp đẽ nhất để ca ngợi giá trị của franchise như “phát minh vĩ đại nhất của chế độ tư bản phương tây”, “cách mạng hóa hoạt động phân phối hàng hóa và dịch vụ trong hầu hết các lĩnh vực ngành hàng và ở hầu hết các nước” và được đánh giá là “khái niệm & mô hình tiếp thị thành công nhất trong tất cả các khái niệm & mô hình đã từng phát minh”. Về góc nhìn tiếp thị, franchise có quan hệ & ý nghĩa như thế nào đối với việc lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp?

Quan hệ giữa franchise & tiếp thị theo kênh (channel marketing):

Khi xây dựng mô hình tiếp thị và bán hàng, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc lựa chọn các kênh tiếp thị phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Thiết kế tiếp thị theo kênh (channel marketing) là công việc quan trọng thuộc về chiến lược tiếp thị mà các doanh nghiệp trong nước chưa quen thuộc và thành thạo như các tập đoàn đa quốc gia đang tiếp tục xâm nhập một cách bài bản vào thị trường Việt Nam.

Có một số cách thức khác nhau liên quan đến lựa chọn kênh tiếp thị riêng rẽ và kể cả kết hợp các kênh với nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn chỉ định các nhà bán lẻ (retailer hay dealer), tổ chức hệ thống đại lý (agent), chỉ định nhà phân phối/bán sỉ (distributor/wholesaler), tiếp thị trực tiếp (direct marketing) theo kiểu cá nhân hóa tiếp thị hoặc lựa chọn mô hình franchise. Doanh nghiệp có sản phẩm hay dịch vụ có thể sử dụng bất cứ cách nào trong những kênh tiếp thị này khi hợp tác với bên thứ ba để phân phối sản phẩm hay dịch vụ. Quyết định này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, chiến lược tiếp thị và năng lực quản lý của từng doanh nghiệp.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần cân nhắc thêm 3 yếu tố quan trọng khi lựa chọn kênh tiếp thị, bao gồm mức độ kiểm soát hệ thống, chi phí & độ bao phủ thị trường.

Hình thức buôn bán lẻ (dealership hay retailer) thường dùng để chỉ những người buôn bán nhỏ được giao quyền kinh doanh (có thể để bán lại hay bán lẻ) một sản phẩm đặc thù nào đấy của các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh nhỏ. Thông thường, người buôn bán lẻ không bị doanh nghiệp này ràng buộc phải kinh doanh trên cơ sở “độc quyền” sản phẩm hay khu vực bán hàng nào đó. Đa số họ là các các cửa hàng với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng (end-user).

Ví dụ, các cửa hàng kinh doanh điện thoại di động, tạo hoá, thực phẩm. Một đặc điểm quan trọng là các loại hình bán lẻ và cả hệ thống đại lý thường hoạt động theo mô hình quản lý kinh doanh lỏng lẻo (loose business format) và thiếu những ràng buộc chặt chẽ về quản lý, tính nhất quán về thương hiệu. Doanh nghiệp không quy định rõ ràng quy trình kinh doanh (ngoại trừ các kỹ thuật, quy định và điều kiện liên quan đến việc kinh doanh các sản phẩm của họ), hệ thống bản sắc thương hiệu (thể hiện qua trang trí nội/ngoại thất cửa hàng, bảng hiệu, thiết kế…), tính đồng nhất & hiệu quả cho toàn hệ thống gặp nhiều hạn chế. Doanh nghiệp cung cấp mức hỗ trợ hạn chế, thường chủ yếu những gì liên quan đến bản thân sản phẩm & dịch vụ liên quan như giao hàng, bảo hành, đổi hàng…

Hình thức phân phối (distributorship) thường liên quan đến quyền được trao để bán một sản phẩm hay dịch vụ trong một giới hạn địa lý nào đó. Khách hàng của họ (customer) chính là các nhà bán sỉ, nhà bán lẻ hoặc thậm chí nhà phân phối nhỏ hơn. Nhà phân phối không buộc phải kinh doanh “độc quyền” các sản phẩm của doanh nghiệp (do đó, sự trung thành không được bảo đảm), trừ trường hợp hợp tác phân phối độc quyền. Nhà phân phối có thể sử dụng cửa hàng showroom để trưng bày sản phẩm thay vì các cửa hàng bán hàng như nhà bán lẻ. Nhà phân phối thường được chọn căn cứ trên sức mạnh và độ rộng của mạng lưới phân phối.

Tương tự hình thức đại lý hay nhà bán lẻ, nhà phân phối thường không nhận được nhiều những hoạt động hỗ trợ từ công ty chính, ngoại trừ các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh bản thân sản phẩm như cung cấp tài liệu quảng cáo catalogue, huấn luyện sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật (như hệ thống thông tin), trong khi đó còn hạn chế nhiều về tính đồng nhất trong quản lý hệ thống bản sắc thương hiệu.

Franchise thì “độc đáo” hơn nhiều bởi vì nó đòi hỏi sự nhất quán trong cách thể hiện bản sắc thương hiệu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngoài việc tập trung kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Thông thường, việc nhượng quyền được trao độc quyền cho bên nhận quyền trong phạm vi địa lý nào đó. Bên nhận quyền cũng được yêu cầu chỉ kinh doanh sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Thỏa thuận nhượng quyền thường dài hạn hơn (5 đến 20 năm hay hơn nữa), so với hình thức đại lý và phân phối (có thể ký lại từng năm, hoặc 3 đến 5 năm tùy vào khả năng thỏa thuận). Thỏa thuận nhượng quyền cũng chi tiết hơn. Bên nhượng quyền có trách nhiệm hỗ trợ liên tục bên nhận quyền thiết lập & vận hành kinh doanh. Bên nhượng quyền phải tuyệt đối tuân thủ các ràng buộc, quy định, chính sách và hệ thống của bên nhượng quyền (được quy định rất chi tiết trong cẩm nang hoạt động & hệ thống kiểm soát hệ thống). Đổi lại, bên nhượng quyền nhận được các khoản phí cho các hoạt động hỗ trợ từ bên nhận quyền (khác với hình thức đại lý hay phân phối, có thể không có khoản phí đó).

Căn cứ vào phân tích trên, quan hệ nhượng quyền đương nhiên chặt chẽ và kỹ lưỡng hơn hình thức đại lý và phân phối. Các mô hình kinh doanh “lòng lẻo” như phân tích trên đây thường được các công ty trong nước áp dụng phù hợp với mục đích chủ yếu là gia tăng doanh thu, độ bao phủ & thị phần nhanh chóng trong điều kiện khả năng về vốn, quản lý kênh tiếp thị & bán hàng còn hạn chế. Điều lưu ý là bên cạnh gia tăng doanh thu trong ngắn hạn, các doanh nghiệp về lâu dài cần hoàn thiện hơn hệ thống quản lý tiếp thị - bán hàng, gìn giữ và phát triển hình ảnh & giá trị thương hiệu, chăm sóc & quan hệ chặt chẽ với hệ thống các nhà bán lẻ & nhà phân phối để đảm bảo việc kinh doanh có cơ hội phát triển lớn hơn, bền vững & lâu dài hơn.

Nhìn xa hơn, tất cả các chiến lược tiếp thị theo kênh như trên sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, đáp ứng các nhu cầu kinh doanh các sản phẩm & triết lý kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Franchise sẽ phổ biến & phù hợp đối với doanh nghiệp nào mong muốn xây dựng hệ thống bản sắc thương hiệu và hệ thống quản trị & kiểm soát kinh doanh chặt chẽ. Các hình thức đại lý, nhà bán lẻ hay nhà phân phối sẽ phù hợp & phổ biến với các chủ sở hữu mong muốn xâm nhập hay và dành thị phần nhanh chóng với sản phẩm có giá trị thấp với định hướng chính họ là người bán sản phẩm (như hàng tiêu dùng nhanh FMCG).

Từ góc nhìn của bên nhận quyền, tham gia vào một hệ thống franchise đã được thiết lập sẵn & đã được kiểm chứng tính hiệu quả trong thực tế tất nhiên sẽ giúp họ nhanh chóng làm chủ một cửa hàng/đơn vị kinh doanh với xác xuât thành công cao hơn là tự họ thiết lập mô hình kinh doanh cho mình. Hơn nữa, họ sẽ có cơ hội rút ngắn thời gian học hỏi bí quyết & kinh nghiệm kinh doanh thậm chí ngay cả khi họ chưa có kinh nghiệm kinh doanh trước đây.

Theo nghiên cứu của Phòng Thương mại Mỹ từ năm 1974 đến 2002, trung bình chỉ có 5% số doanh nghiệp thất bại trong lĩnh vực franchise, trong khi con số tương ứng ở các doanh nghiệp không nhượng quyền là 30-65%. Ngoài ra, bên nhận quyền sẽ tận dụng được lợi thế có được nhờ quy mô toàn hệ thống như giảm chi phí tiếp thị, khuyến mãi, giảm giá đầu vào nguyên vật liệu…

Bài viết này được thực hiện bởi nhóm công ty tư vấn FT-Pathfinder Consuting Group, bao gồm hai công ty tư vấn the Pathfinder (Vietnam) & FT Consulting (Singapore).

FT Consulting hiện là một trong những công ty tư vấn lớn nhất Châu Á chuyên về franchise với kinh nghiệm tư vấn thực tiễn hơn 150 hệ thống franchise thuộc hơn 40 ngành nghề với các khách hàng lớn như HP, Siemens, Telekom Malaysia, KPMG, NTUC… FT Consulting đồng thời điều hành trực tiếp một chuỗi cửa hàng cà phê với gần 50 cửa hàng tại 9 quốc gia ở Châu Á.
quangcaopro - (theo Saga)

GDP và mấy ngộ nhận thường gặp

Hiện nay việc vận dụng GDP (Gross Domestic Product) để hạch toán nền kinh tế cả nước và các địa phương đang nổi lên một số vấn đề.

Minh họa: Khều.

Dưới đây xin nói riêng về một số ngộ nhận, thậm chí sai sót có thể gặp phải khi sử dụng và tính toán GDP cho quốc gia và GRDP (Gross Regional Domestic Product) cho các địa phương/vùng lãnh thổ nước ta.

Ngộ nhận đầu tiên: Lẫn lộn GDP với GNI

Với sự hỗ trợ của Liên hiệp quốc, Việt Nam đã thử nghiệm hệ thống hạch toán quốc gia (SNA - System of National Account) từ năm 1989 và chính thức ứng dụng từ năm 1993, nhưng về cơ bản là dùng theo phương pháp của SNA 1968 có kết hợp với ý niệm của hệ thống sản xuất vật chất MPS (Material Product System) thường dùng trước đổi mới.

Vì Việt Nam đã quen sử dụng thu nhập quốc dân của hệ thống MPS, nên nhiều người đã cố giải trình “nôm na” sự “tương tự” giữa hai thuật ngữ GDP và thu nhập quốc dân sản xuất theo MPS để mọi người làm quen dần với GDP bao quát đầy đủ các hoạt động kinh tế (sản xuất hàng hóa và dịch vụ), hơn là chỉ các hoạt động sản xuất vật chất.

Nhưng cùng với sự quen dần này, đôi khi một số người đã coi GDP như chỉ tiêu duy nhất phản ánh sự tăng trưởng kinh tế, trong khi thực tế SNA có nhiều chỉ tiêu khác nhau, toàn diện và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí có người gần như “đồng nhất” tổng sản phẩm quốc nội GDP (giá trị gia tăng làm ra trong quốc gia/vùng lãnh thổ) với tổng thu nhập quốc gia GNI (giá trị thực được thụ hưởng của một quốc gia/vùng lãnh thổ, sau khi đã trừ bớt phần chuyển ra và cộng thêm phần thu được từ bên ngoài).

Khắc phục tình trạng này, khi Tổng cục Thống kê công bố GDP và GDP bình quân đầu người năm 2008 theo tiền đồng Việt Nam và tương đương theo giá Đô la Mỹ, cũng đã tính GNI theo tiền đồng và cả theo Đô la Mỹ. Cụ thể GDP 2008 của Việt Nam tương đương 89 tỉ Đô la Mỹ và bình quân đầu người là 1.047 Đô la Mỹ/người, còn GNI 2008 thấp hơn, chỉ bằng 96,7% GDP 2008. Dù lệch nhau 3,3% nhưng đôi khi lại bị sử dụng gần “như nhau”. Đó là ngộ nhận đầu tiên dễ mắc phải.

Ba ngộ nhận trong so sánh quốc tế

Tính GDP/GNI theo tiền đồng cũng đã được chuyển sang Đô la Mỹ để dùng trong so sánh quốc tế, thậm chí so sánh các địa phương với nhau và với thế giới. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng thường mắc một số lầm lẫn do ngộ nhận. Xin kể ra tiếp ba ngộ nhận khác là:

Thứ nhất, GNI theo cách tính của Tổng cục Thống kê hiện nay chưa phải là GNI theo WB Atlas trong phân loại các nước được Liên hiệp quốc thừa nhận. Ngân hàng Thế giới (WB) đã xác định GNI bình quân đầu người, không chỉ tính theo tỷ giá hối đoái bình quân trong năm (cách Việt Nam đang sử dụng), mà xét thêm cả tỷ giá theo hai năm trước đó và lấy trọng số theo một số nền kinh tế lớn để phản ánh sát hơn tình hình lạm phát/tỷ giá trong các nền kinh tế thế giới.

Theo đó, GNI 2008 của Việt Nam tương đương khoảng 90 tỉ Đô la Mỹ và bình quân đầu người là 890 Đô la Mỹ/người. Quy mô nền kinh tế của Việt Nam năm 2008 như vậy nằm trong số 60 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, GNI 2008 Việt Nam theo WB chỉ bằng 90% GDP tính theo giá Đô la Mỹ của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Sai lệch đã được đẩy lên mức 10% và từ đó nhận định chưa đúng về trình độ phát triển của Việt Nam hiện tại trong so sánh với các nước.

Thứ hai, có người còn chưa hiểu đúng về cách phân loại kinh tế các nước theo thu nhập tại từng thời điểm. WB đã phân loại các nước năm 2009/2010 thành các nhóm nước/vùng lãnh thổ theo mức GNI năm 2008:

(1) Nhóm nước có thu nhập thấp (có GNI dưới 975 Đô la Mỹ/người);

(2) Nhóm nước có thu nhập trung bình (có GNI từ khoảng 976 Đô la Mỹ/người đến 11.905 Đô la Mỹ/người, trong đó có hai phân nhóm trung bình thấp từ 3.855 Đô la Mỹ/người trở xuống và trung bình cao);

(3) Nhóm nước có thu nhập cao (trên 11.906 Đô la Mỹ/người).

Như vậy, trong phân loại năm 2010 dựa vào số liệu GNI 2008, Việt Nam chưa thuộc nhóm nước thu nhập trung bình (890 Đô la Mỹ/người so mức ít nhất là 975 Đô la Mỹ/người), mà mới chỉ bằng 91,3% của ngưỡng trên của nhóm nước thu nhập thấp.

Theo các chuyên gia Tổng cục Thống kê, do GDP bình quân chỉ tăng chút ít (1.047 Đô la Mỹ/người năm 2008 và 1.055 Đô la Mỹ/người năm 2009), có thể ước đoán GNI 2009 bình quân của nước ta cũng chỉ khoảng trên dưới 900 Đô la Mỹ/người. Do đó, nếu tính cả các yếu tố lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng thực, có thể dự đoán sau năm 2010, mức GNI bình quân vượt 1.000 Đô la Mỹ/người và Việt Nam có thể vững chắc đứng trong nhóm các nước thu nhập trung bình (thấp).

Trong 10 năm qua (1997-2007), thu nhập bình quân GNI Việt Nam tăng gần ba lần (từ gần 300 lên gần 900 Đô la Mỹ), trong khi thu nhập trung bình GNI thế giới cùng kỳ đã tăng gấp rưỡi (từ 5.130 lên 7.958 Đô la Mỹ). Thu nhập trung bình GNI thế giới năm 2008 là 8.613 Đô la Mỹ/người, lớn hơn mức thu nhập trung bình GNI Việt Nam đến gần 10 lần. Để vượt qua khoảng cách “tụt hậu” này có lẽ cần nhiều thời gian hơn ta muốn, bởi lẽ khi nước ta tăng trưởng nhanh, thì thế giới cũng không dừng lại.

Thứ ba, có sự khác biệt giữa giá thực tế và sức mua tương đương. Để loại trừ các chênh lệch giá giữa các nước, người ta sử dụng phương pháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính theo giá Đô la “bình quân” thế giới. Khi đó GDP Việt Nam 2008 theo giá thực tế mới khoảng 90 tỉ Đô la Mỹ, đứng thứ 60 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng khi tính theo PPP đã được “tăng lên” đến 241,8 tỉ Đô la Mỹ và đứng thứ 45 trên thế giới, do mức giá cả ở Việt Nam rẻ hơn trung bình thế giới khoảng 2,7 lần.

Với các nước đang phát triển trình độ thấp, độ lệch giữa hai loại giá như trên có thể lên tới 5 lần. Với Việt Nam trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, độ lệch giữa giá cả thực tế và giá theo PPP đã giảm dần từ 5 lần các năm trước, xuống còn 3,28 lần năm 2006/2007 và sau khi gia nhập WTO, độ lệch giá năm 2008 còn khoảng 2,67 lần.

Lẫn lộn trong sử dụng giá cả (giá so sánh 1994 và giá thực tế) ở nhiều địa phương

Khác với khi tính quy mô, cơ cấu GDP người ta sử dụng giá thực tế, thì khi tính tốc độ tăng trưởng, người ta lại phải dùng giá so sánh (Việt Nam là giá năm 1994). Vì nhiều sản phẩm, dịch vụ không có giá tương ứng trong bảng giá so sánh năm 1994, hoặc đôi khi có thể do bệnh thành tích, người ta đã tạo ra giá so sánh năm 1994 “mới” gần ngang bằng giá thực tế (mà lẽ ra phải giảm đi vài lần do yếu tố lạm phát cao nhiều năm).

Hệ quả là theo giá so sánh “mới” này, người ta cũng đã tạo ra quy mô và tốc độ tăng trưởng cao một cách giả tạo. Khi Tổng cục Thống kê công bố cả nước tăng trưởng 5-7%, thậm chí 8-9%, thì hầu hết các tỉnh thành đều đã “công bố” đạt tốc độ tăng trưởng hơn 10%/năm. Cứ đà này thì khi tổng hợp các tỉnh lên vùng và cả nước, chúng ta sẽ có các con số chênh lệch nhau đến vài chục phần trăm!

Mặc dù các con số chưa chuẩn, không đúng, nhưng nó không chỉ hợp “khẩu vị” với những ai thích thành tích cao, mà còn làm căn cứ để làm chính sách. Khi lập kế hoạch phấn đấu hàng năm và quy hoạch phát triển dài hạn 10 năm hay dài hơn, người ta đã hoạch định mục tiêu cho địa phương mình các tốc độ tăng trưởng GRDP quá cao, chẳng hạn cần đạt tốc độ 10-15-20%/năm trong liên tục nhiều năm, để nhắm vượt địa phương bạn, để hơn trung bình vùng, hơn trung bình cả nước và hơn thế để “về trước” so với mục tiêu chung của cả nước về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Lẫn lộn trong xác định phạm vi lãnh thổ của sản xuất các sản phẩm, dịch vụ

Khi tính toán GRDP với các địa phương, một lầm lẫn nữa có thể xảy ra là đã tính trùng các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ở địa phương khác, nhưng được tiêu thụ, được đóng thuế ở địa phương đang xét. Có sự “tranh chấp” thực tế giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi sản xuất dầu khí, với Tp.HCM, nơi đóng trụ sở của cơ quan quản lý dầu khí và nộp thuế chủ yếu của tập đoàn Dầu khí.

Thủy điện sản xuất ở Hòa Bình, nhưng GRDP cũng được tính cho Hà Nội vì đây là trụ sở của tập đoàn Điện lực. Vấn đề cũng tương tự khi đánh giá thành tích xuất khẩu các sản phẩm khác cũng dễ gây tính trùng: gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, cao su, hồ tiêu, điều,... của các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên xuất qua cảng Tp.HCM.

Thậm chí, sản phẩm điện tử sản xuất ở một tỉnh này và xuất ở cảng tỉnh khác cũng gây ra số liệu nhầm lẫn. Ngành than sản xuất ở Quảng Ninh, nhưng các công ty bán than lại có trụ sở ở Hà Nội. Rồi các ngành xi măng, vật liệu xây dựng...

Việc “khắc phục” tình trạng này trong điều kiện phân cấp ngân sách đến mức chia cắt như hiện nay lại là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chạy đua”: tỉnh nào cũng muốn làm riêng cảng, riêng sân bay, để ... “tự thở bằng mũi của mình”, rất không phù hợp với đặc tính liên hoàn của hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ hiện đại.

Trong điều kiện thiếu các thông tin đến với người dân và cả một số lãnh đạo, các loại nhầm lẫn nêu trên cũng góp phần gây ra các kiểu ngộ nhận khác nhau, hệ quả đã làm cho bức tranh kinh tế cả nước bị méo mó đi phần nào. Đó là chưa kể các sai lệch khác trong các số liệu về tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế...

Vì thế, các cơ quan thống kê các cấp ở nước ta nên đóng vai trò “nhạc trưởng” và phản ánh thực tế khách quan cần được đề cao hơn nữa.

Về lý thuyết, GDP được tính theo ba phương pháp chủ yếu là:

- Phương pháp sản xuất: GDP = tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí trung gian + thuế nhập khẩu.

- Phương pháp thu nhập: GDP = tổng thu nhập của người lao động từ sản xuất + tổng thặng dư sản xuất + tổng khấu hao tài sản cố định + tổng thuế gián thu và thuế sản xuất khác + thuế nhập khẩu - trợ cấp cho sản xuất.

- Phương pháp sử dụng cuối cùng: GDP = tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình + tiêu dùng cuối cùng của nhà nước + tích lũy tài sản + xuất khẩu - nhập khẩu.

Tuy nhiên thực tế các nước vận dụng khác nhau. Ở một số nước có nền kinh tế chuyển đổi và hầu hết các địa phương ở nước ta hay thiên về dùng phương pháp sản xuất (dựa trên nguồn cung từ sản xuất - supply side) phù hợp với quá trình chuyển phương pháp từ MPS sang SNA, trong khi các nước có nền kinh tế thị trường thiên về phương pháp sử dụng cuối cùng (dựa vào nhu cầu cuối cùng - demand side - cho tiêu dùng, đầu tư và chênh lệch xuất nhập khẩu).
quangcaopro - (theo TBKTSG)

10 bí quyết quản lý nhân sự


10 bí quyết quản lý nhân sự đầu năm Năm mới đến là lúc chúng ta nhìn lại những điều đã làm trong năm qua và tìm cách lập kế hoạch để năm nay tốt đẹp hơn. Một số người nói rằng: những quyết tâm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và lập tức bị lu mờ khi gặp sự cố. Tuy nhiên, hầu hết chuyên gia nhận định: quyết tâm dẫn dắt doanh nghiệp đến thành công.
 
Sau đây là vài điều doanh nghiệp cần quyết tâm thực hiện trong năm mới:

1. Đưa ra một dự án rõ ràng với những mục tiêu cụ thể, vừa sức. Đồng thời, chia sẻ nó với tất cả nhân viên. Họ cần biết bạn đang dẫn dắt công ty theo hướng nào? Họ có thể làm gì để sát cánh bên bạn, cùng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển? Nắm bắt được những điều đó, nhân viên sẽ dần dần xây dựng trách nhiệm và làm việc hiệu quả hơn.

2. Yêu cầu nhân viên lập mục tiêu cá nhân. Hãy khuyến khích nhân viên lập những mục tiêu cao để kích thích họ vươn đến đỉnh cao mới và đạt được nhiều thành quả hơn. Nhìn chung, nếu tiêu chuẩn càng cao và nỗ lực càng lớn thì thành quả càng tốt. Lên lịch để mọi người cùng thảo luận và có những điều chỉnh thích hợp nhằm dung hòa mục tiêu của nhân viên với mục tiêu của công ty.

3. Bộc lộ kỳ vọng của mình. Cho nhân viên biết phản hồi của bạn về khả năng và thành quả làm việc của họ. Nên thực hiện điều này đều đặn trong suốt năm. Xác định rõ nhân viên nào cần tăng cường huấn luyện và giám sát, nhân viên nào không. Có một số người không thể thành công, dẫu bạn đã hỗ trợ hết mình. Trong trường hợp này, không còn cách nào khác, hãy cân nhắc việc sa thải.

4. Quản lý bằng cách quan sát. Hãy dành thời gian đi vòng vòng và quan sát những gì đang diễn ra trong công ty. Đừng chỉ có đóng đinh ở chiếc bàn vô tri giác hoặc đi lướt qua nhân viên trên hành lang công ty. Nếu có thể, hãy dừng lại một hai phút, trò chuyện cùng họ. Nhân viên là nhân tố chìa khóa mang lại thành công cho doanh nghiệp. Tìm hiểu họ cần gì? Thích gì? Ghét gì? Việc gì tạo cho họ một môi trường làm việc đầy thử thách và giàu ý nghĩa?

5. Lắng nghe ý kiến nhân viên. Quan tâm đến nhân viên trong công ty. Mời họ vào phòng mình hoặc phòng hội thảo. Khuyến khích nhân viên thoải mái trò chuyện để hai bên có thể thấu hiểu lẫn nhau. Trò chuyện và thấu hiểu không nhất thiết phải là chia sẻ thông tin cá nhân một cách chi tiết. Thay vào đó, bạn nên trao đổi suy nghĩ về công việc, sở thích, gia đình… Lý tưởng nhất là thảo luận nhóm nhỏ. Thời điểm thích hợp là trong bữa sáng hoặc trưa.

6. Cho nhân viên biết mình quan tâm đến họ. Không một nhân viên nào muốn cống hiến cho ông chủ chỉ biết có lợi nhuận và công việc. Khi nhân viên biết chủ doanh nghiệp quan tâm đến mình, họ sẽ nỗ lực làm việc một cách tận tâm và hiệu quả. Vậy nên, hãy bày tỏ cho họ thấy: tại sao bạn quan tâm đến họ và tại sao họ quan trọng đối với bạn?

Thêm vào đó, hãy cùng nhân viên trò chuyện về con đường sự nghiệp của họ; tập trung vào việc bạn muốn giúp đỡ để họ phát triển, thăng tiến. Việc huấn luyện nhân viên gắn liền với sự tồn vong của công ty. Huấn luyện nâng cao kỹ năng cho nhân viên để họ tự tin và hăng say lao động, gánh vác nhiều trọng trách trong công ty. Cho nhân viên biết là bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ họ một cách đúng lúc để giải quyết mọi khó khăn. Phương pháp này mang lại thành công cho doanh nghiệp.

7. “Huấn luyện chéo” nhằm thúc đẩy năng lực nhân viên. Tạo cơ hội để các nhân viên hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Hãy hướng dẫn nhân viên kĩ năng mới để họ tương trợ lẫn nhau, cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty giao phó. Trong khi thực hiện những kĩ năng mới và nhận trách nhiệm tốt hơn, giá trị của họ đối với công ty sẽ tăng.

8. Cởi mở đón nhận những ý tưởng mới. Những ý tưởng sáng tạo và xuất sắc không chỉ từ dàn lãnh đạo mà có thể xuất phát từ bất kì một nhân viên nào trong công ty. Đó là lý do quan trọng để bạn nuôi dưỡng một môi trường tốt, có khả năng khuyến khích tất cả nhân viên chia sẻ ý tưởng cải thiện công ty. Các ý tưởng đa dạng về chính sách, thủ tục, phân bổ vị trí, thiết kế sản phẩm hay dịch vụ khách hàng… Kết quả là bạn nhận được năng suất làm việc cao hơn và nguồn ý tưởng bất tận.

9. Thư giãn. Hãy tổ chức các môn thể thao như chơi cờ, bóng bàn, bài Rumi… Văn phòng là nơi nghiêm túc, gắn liền với những thứ nặng nề như: tiền tài, công danh, thị phần. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, văn phòng có thể dùng làm nơi thư giãn. Nhiều người khuyến khích việc thư giãn nơi công sở và tin rằng nó sẽ đem lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp. Xếp lịch nghỉ định kỳ khoảng một tiếng cho tập thể nhân viên công ty. Có câu nói rằng: Khi bạn tin vào giá trị của lao động cật lực, bạn cũng sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc nghỉ ngơi thư giãn một chút.

10. Tổ chức lễ hội mang phong cách riêng của công ty. Ý tưởng này thích hợp với kế hoạch về một môi trường làm việc mang tính nhân văn và tương tác lẫn nhau. Khi công ty tổ chức sinh nhật cho công nhân viên, hay buổi lễ chúc mừng những thành tích quan trọng, nhân viên sẽ cảm thấy được quý trọng và được đánh giá cao. Kết quả là tạo ra môi trường làm việc tích cực, nâng cao quyết tâm cống hiến hết mình của nhân viên để tạo thành công cho công ty.
quangcaopro - (theo Doanh Nhân Sài Gòn)

The Second Coming - David H. Burton

The Second Coming - David H. Burton
by mones
Editorial Reviews

Product Description


"Beautifully written, dark and eerie vision of an apocalyptic future."

- Margaret Weis, New York Times Bestselling Author

"David H. Burton is a dark new talent in the genre. This one will make you leave the lights on for a week!"

- USA Today Bestseller, Cathy Clamp

Travel to a future of blood sacrifice, demons, witchcraft, and an immoral God that has returned to reclaim his former dominion.


Product Details


* Format: Kindle Edition

* Simultaneous Device Usage: Unlimited
* Publisher: David H. Burton; 1 edition (February 6, 2010)
* Sold by: Amazon Digital Services
* Language: English
* ASIN: B0037HOR1Q

Trích:

Thật ra thì tình cờ mình làm quen được anh chàng tác giả này trong khi chơi Castle Age trên facebook và đc anh ta tặng 1 bản, thấy quẳng cáo cũng hoành tráng, sách đọc cũng dễ thương (ngây thơ 1 cách... dễ thương :D mình có cảm tình với thể loại fantasy) nên mình giới thiệu với các bạn xem có coi được hông :D

File Kèm Theo

The Second Coming.rar (373.9 KB)

quangcaopro
-

Stephen Clarke - Merde Happens, as requested.

Stephen Clarke - Merde Happens, as requested.
by RavenArkaos
Merde Happens 2007

Paul West is in deep financial merde. His only way out of debt is to accept a decidedly dodgy job that involves him crossing the USA in a Mini, while pretending to be typically British.


Adding to the crush in the car is Paul’s French girlfriend, Alexa, and his American poet friend Jake whose main aim in life is to sleep with a woman from every country in the world. Preferably in the back of Paul’s Mini.


But as the little car battles from New York to Miami, and then heads west, legroom turns out to be the least of Paul’s troubles. His work is being sabotaged, his tour plans are in tatters, and his love life becomes a Franco-American war zone.


And as Paul knows better than anyone, when you mix love and war – merde happens …


File Kèm Theo

Merde Happens - Stephen Clarke.rar (600.4 KB)

quangcaopro
-

The Pennilees Peer - Barbara Cartland

The Pennilees Peer - Barbara Cartland
by pandora_88
THE PENNILESS PEER
TÁC GIẢ: BARBARA CARTLAND
NGUỒN: VIỆT LÃNG DU
NGƯỜI DỊCH: ANNA88

Anna thấy truyện dịch của tác giả này không nhiều, nên vừa rồi mượn được một ít sách của tác giả này Anna có ý định dịch thử. Đây là truyện dịch đầu tay, enjoy!


Cám ơn bạn Trang, 1 member trong đây đã giúp Anna hoàn thành ebook này.

------------------------------------------------------------------------------------
Nàng thiếu nữ tóc đỏ duyên dáng Fenella Lambert hằng yêu người anh họ đẹp trai từ thuở ấu thơ. Khi Lord Perequine Corbury từ trận chiến đánh quân Napoleon trở về, anh đã lâm vào hoàn cảnh chật vật túng thiếu. Chính nàng là người đề ra 1 giải pháp táo bạo giúp anh khôi phục toàn bộ gia sản – dù rằng đáp án là người mình yêu sẽ đám cưới với người đàn bà khác. Cùng với Perequine, Fenella đã lao vào cuộc phiêu lưu đầy dẫy hiểm nguy hơn bao giờ hết …

File Kèm Theo

The penniless peer.rar (273.4 KB)
THE_PENNILESS_PEER_WORD.rar (546.2 KB)

quangcaopro
-

Tại sao khách hàng không làm những gì bạn muốn họ làm?

Tại sao khách hàng không làm những gì bạn muốn họ làm? - Ebook
Nếu những người bán hàng chưa thành công bắt đầu làm những gì mà những người bán hàng thành công đã làm, họ sẽ gặt hái thành công tương tự.

Vì chỉ có khách hàng mới mua hàng, mục tiêu của mỗi cuộc viếng thăm khách hàng phải mô tả hành động của người mua chứ không phải hành động của người bán.



quangcaopro -

2/24/2010

Size 12 không phải là mập - Meg Cabot

Size 12 không phải là mập - Meg Cabot
by thuytran284
- Sao teen pop chỉ giỏi lắc mông nhưng chỉ thích hát rock do mình sáng tác
- nay phải đi trông nom cả gần nghìn đứa sinh viên New York College
- liên tục đối mặt với những vụ tai nạn chết người .......cùng một mối tình câm nín điên dại với anh chàng sống chung nhà chỉ thích những cô gái siêu gầy và siêu thông minh
Heather Wells - không tiền, không bằng cấp, size 12 - liệu có thể phá án và đến với chàng trong mộng không?

Chào mừng đến với thế giới của Heather Wells


File Kèm Theo

size 12 khong phai la map - Meg Cabot.rar (242.2 KB)

quangcaopro -

I will - Lisa Kleypas

I will - Lisa Kleypas
by kogetsu
I will


R : 18+


Tác giả : Lisa Kleypas

Chuyển ngữ : kogetsu
Nguồn : www.thuvien-ebook.com
http://vietlangdu.com

Giới thiệu : Andrew, Lord Drake bị xóa tên khỏi di chúc của cha hắn, Bá tước Rochester vì lối sống phóng đãng. Để có được gia sản, hắn quyết định giả vờ thay đổi , trở thành một đứa con như cha hắn mong đợi. Theo kế hoạch, hắn thuyết phục cha hắn tin rằng hắn hiện đang theo đuổi một quý cô đáng kính trọng. Vấn đề là, Lord Drake không hề quen một người phụ nữ đứng đắn nào ngoài bà chị không chồng của người bạn , Miss Caroline Hargreaves. Thật không may là, nàng căm ghét hắn. Để đạt được mục đích, Andrew đã đe dọa nàng, và trò đùa của số phận bắt đầu…

Nhân vật Andrew đã từng xuất hiện trong Because you’re mine, thuộc series Capitol Theatre. Hắn là an hem cùng cha khác mẹ với Logan Scott. Trong khi Logan sống trong nghèo khổ, đói rách và bạo hành, Andrew ngược lại, sống trong nhung lụa giàu sang, nhưng lại chịu sự lạnh nhạt của Bá tước Rochester, hắn đã đi ngược lại với tất cả mong muốn của ngài Bá tước, liên tiếp thất bại, hủy hoại bản thân hắn… Trong I will, chúng ta sẽ cùng theo dõi xem liệu tình yêu có thể cứu rỗi được bản thân hắn không?

Đây cũng là quà năm mới su dành tặng mọi người. Cám ơn sự ủng hộ của mọi người trong thời gian qua, đã khích lệ su. Năm mới vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc :wink0st::wink0st::wink0st:


File Kèm Theo

I will.rar (183.3 KB)

quangcaopro -

Cô Gái Thứ Ba - Agatha Christie

Cô Gái Thứ Ba - Agatha Christie
by vodanh_90
Thấy trong thư viện chưa có truyện này nên up lên cho bạn nào chưa đọc!

Tên truyện: Cô Gái Thứ Ba

Tác giả: Agatha Christie
Nguyên bản tiếng Anh: Third Girl
Xuất bản lần đầu: 1966
Dịch giả: Trác Hiệu - Nguyễn Ninh

Nguồn: VnThuquan

Type: HanAn
Convert to PRC: vodanh_90

File Kèm Theo

Co_Gai_Thu_Ba.zip (267.9 KB)

quangcaopro -

Against the odds

Against the odds - Lisa Kleypas
by cachua14
Against the odds là quyển thứ ba trong series Gamblers của nữ tác giả Lisa Kleypas

1, Then Came You

2, Dreaming of you
3, Against the odds.

Against the odds

Người dịch: espezzo và cachua14

Graphic: ngonluabac
Nguồn: vietlangdu.com
Against the odds là câu chuyện kể giữa Lydia Craven và Jake Linley.

Lần đầu tiên gặp Jake năm mười sáu tuổi, Lydia đã mang trong mình những ước mơ tình yêu lãng mạn nhất về chàng. Nhưng cũng trong ngày đầu tiên ấy, nàng đã nghe thấy chàng nói rằng chàng không có chút hứng thú nào với nàng. Xấu hổ và nhục nhã, bất kỳ lần nào họ gặp nhau sau đó, nàng đều đối xử với chàng bằng sự lạnh lùng.


Nhưng tại sao, vào buổi lễ đính hôn của nàng, chàng lại hôn nàng một cách mãnh liệt và khát khao đến thế?


Khi định mệnh ban cho họ một cơ hội ở một mình trong hầm rượu, tách khỏi đám đông, không còn sợ điều tiếng của xã hội, nàng liệu có đủ can đảm để hỏi chàng tại sao?


File Kèm Theo

Against the odd - Lisa Kleypas_prc.rar (221.6 KB)

quangcaopro -