This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

4/08/2010

3 phut cho bai phat bieu


Ba phút cho bài phát biểu lôi cuốn Theo kinh nghiệm, hơn hai thập kỷ huấn luyện giới điều hành phát biểu trước công chúng, tôi ít khi gặp một người nào có đủ cả thời gian và khuynh hướng để có một bài phát biểu tuyệt vời. Hầu hết họ chỉ đều hài lòng ở mức trung bình, đó cũng là một phần lý do tại sao có rất nhiều bài phát biểu rất kém. Rào cản không quá lớn, và hầu hết các nhà quản trị đều nhất trí là phải xóa bỏ rào cản đó.

Cần phải làm gì trong tình thế này? Ở đây, tôi cung cấp ba bước nhanh chóng mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để cải thiện bài phát biểu sắp tới của họ. Các bước được khái niệm hóa tương đối phức tạp nhưng dễ thực hiện, do đó phù hợp với phong cách của những nhà quản trị đốc điều hành bận rộn và xử lý các rào cản tưn nhiên về thời gian và khuynh hướng

Trước tiên, bước ra từ phía sau bục và thiết lập mối quan hệ của bạn với khán giả

Tâm trí vô thức của chúng ta liên tục giám sát bốn khu không gian giữa chúng ta và những người khác. Chúng tôi đã vô thức phát triển một chiếc radar cực kỳ phức tạp này để giữ cho chúng ta an toàn, và điều này có ứng dụng quan trọng trong các bài phát biểu trước công chúng. Khoảng cách 12 feet hoặc hơn là không gian công cộng, và nó là không gian tự do nhất. Chúng ta không quan tâm đến bất cứ ai cách xa chúng ta hơn mười hai feet. Vì vậy, chúng ta không hề để tâm tới.

Khoảng cách từ mười hai feet đến bốn feet là không gian xã hội. Ở đây, chúng ta sử dụng sự chú ý nhiều như cách bạn với một ai đó đứng trong vòng tròn kế tiếp tại một bữa tiệc cocktail. Bạn để ý tới họ, nhưng bạn vẫn có thể tiếp tục nói chuyện với người khác.

Khoảng cách từ bốn feet đến 1 foot rưỡi, là khoảng không gian cá nhân nơi chúng ta chú ý nhất. Trong thực tế, chúng ta muốn giữ cho đôi mắt của chúng ta vào bất cứ ai trong không gian đó bất cứ lúc nào. Một lần nữa, đó là một vấn đề an toàn. Người đó là đủ gần với chúng ta để làm hại chúng ta, vì vậy chúng ta sẽ tập trung.

Cuối cùng, một foot rưỡi đến 0 là khoảng không gian thân mật, và ở mức này chúng tôi chỉ cảm thấy thoải mái đối với những người mà chúng ta thực sự tin tưởng.Vợ chồng, thành viên gia đình, bạn bè gần gũi, những người hấp dẫn bạn vừa gặp ở một bữa tiệc - đó là những người mà chúng tôi cho phép vào không gian thân mật.



Đâu là những ứng dụng đối với những bài phát biểu trước công chúng? Đứng đằng sau bục phát biểu có nghĩa là bạn đã gần như được bảo đảm là đứng xa mọi người nhiều hơn mười hai feet. Điều đó có nghĩa là ở cấp độ vô thức, không có ai quan tâm đến bạn. Vì vậy, một trong những cách dễ nhất để cải thiện phần trình bày của bạn là hâm nóng các kết nối giữa bạn và khán giả bằng cách rời khỏi bục phát biểu và cẩn thận bước vào không gian cá nhân của một số khán giả.

Nhờ có màn hình và màn chiếu treo, bạn thậm chí không phải ngừng bài phát biểu của bạn , các thiết bị này sẽ giúp bạn biết rõ về tiến trình của bài phát biểu khi bạn cố gắng đi bộ và nói chuyện cùng một lúc.

Di chuyển về phía khán giả của bạn, đặc biệt là các thành viên cụ thể, khi bạn muốn nhấn mạnh một điểm quan trọng, hay báo hiệu nghỉ giải lao hay thay đổi một chủ đề. Đây là cách thức đơn giản nhưng lại cải thiện rất lớn sự kết nối giữa bạn với khán giả, thậm chí không cần nâng cao giọng.

Thứ hai, lắng nghe khán giả

Điều này nghe có vẻ hơi lạ - chẳng phải khán giả đến để nghe bạn phát biểu sao? Nhưng tất cả các giao tiếp thành công đều là hai chiều, và lắng nghe khán giả của bạn là một cách tuyệt vời để tăng uy tín của bạn. Điều này sẽ giữ mọi người thích thú ngồi nghe bạn nói.

Vậy lắng nghe khán giả thế nào? Cách tốt nhất là thường xuyên có một thời gian nghỉ trong bài phát biểu của bạn - ít nhất hai mươi phút, và tốt nhất là mười phút - để bạn dừng lại và xem phản ứng của khán giả. Hỏi xem họ có câu hỏi, phản ứng gì yêu cầu gì không? Đặt câu hỏi để gắn các kinh nghiệm riêng của khán giả với những gì bạn đang nói.

Bạn có thể để phần hỏi đáp ở cuối bài phát biểu, nhưng như thế thì hiệu quả sẽ thấp hơn. Khán giả có thể quên câu hỏi mà họ vừa nghĩ tới cách đây mười phút.

Bây giờ, đây là một phần quan trọng. Khi bạn hỏi khán giả điều gì đó, bạn phải chờ sự phản hồi. Nếu bạn chờ một hoặc hai phần nghìn giây, bởi vì bạn đang căng thẳng, và sau đó quyết định rằng không có ai sẽ nói gì, và tiếp tục bài phát biểu của bạn, bạn dường như đã nói với khán giả là đừng bao giờ trả lời. Diễn giả đã tự đạt ra các quy định.

Và đây là một phần quan trọng khác. Khi bạn lắng nghe khán giả, hãy lắng nghe bằng toàn bộ cơ thể của bạn. Điều đó có nghĩa là dừng bất cứ việc gì mà bạn đang làm, quay toàn bộ cơ thể về phía người đang hỏi và giữ nguyên như vậy. Điều này có vẻ rất khó đối với một diễn giả bận rộn, nhưng nó cần thiết nếu bạn có được những lợi thế của lắng nghe. Nhiều diễn giả chỉ nghe được một nửa câu hỏi và bắt đầu di chuyển khi người hỏi chưa kết thúc. Điều đó không lôi cuốn mà gây khán giả chán nản.

Cuối cùng, tập trung vào ý định cảm xúc cho khoảng ba phút trước mỗi cuộc họp hay bài phát biểu quan trọng

Nhiều giám đốc điều hành nhầm lẫn khi nghĩ rằng lãnh đạo không có nghĩa là không được thể hiện cảm xúc. Đó là một sai lầm lớn. Hãy nghĩ về nhà lãnh đạo thành công, có uy tín, như Steve Jobs, hoặc chính trị gia ưa thích của bạn. Mọi người phản hồi cho họ vì niềm đam mê đối với đối tượng của họ, sự nghiệp và sản phẩm của họ. Lòng tin đến từ sự tập trung của những cảm xúc mãnh liệt và lan truyền - như niềm vui thú, sự nhiệt tình, giận dữ - vì vậy dành một vài phút để sống với cảm xúc mạnh mẽ đó trước khi bạn bước ra ngoài để bắt đầu phát biểu hay tham gia vào một cuộc họp. Nếu bạn thực hành điều này, bạn sẽ thể hiện với sức thu hút và tràn đầy năng lượng, và mọi người sẽ bị thu hút về phía bạn.

Làm thế nào để tập trung? Đầu tiên là phải xác định cảm xúc, sau đó nghĩ về một thời gian khi bạn trải nghiệm chúng một cách tự nhiên. Nhớ lại khoảng thời gian đó là mạnh mẽ nhất mà bạn có thể, kích thích năm giác quan, chỉ vài phút trước khi cuộc họp hay bài phát biểu. Cái trải nghiệm đó có vị như thế nào? Mùi vị ra sao? Nghe như thế nào? Cảm nhận ra sao? Trông thế nào? Trải qua những gợi ý cảm giác và đặt bản thân bạn trở lại vào thời điểm hiện tại, đồng thời mang những cảm xúc đó vào cuộc sống. Sau đó bước ra ngoài và thể hiện hết khả năng của mình.

Thực hành ba bước đi tắt này để có được kỹ năng truyền thông lãnh đạo hiệu quả, theo dõi những rào cản đã dịch chuyển cao hơn và sự cải thiện trong phần thể hiện của bạn.

- Bài viết của Nick Morgan trên Harvard Business Publishing. Tác giả là Chủ tịch Public Words Inc, một công ty tư vấn truyền thông. Tác giả của cuốn sách: Trust Me: Four Steps to Authenticity and Charisma. AV (theo TuanVietnam) quangcaopro -

Mau bang cau hoi phan tich cong viec

Mẫu Bảng câu hỏi phân tích công việc để xác định nhiệm vụ của một công việc mới
Provided by Business Owner's Toolkit, Content Partner for the SME Toolkit

File đính kèm có hai Bảng câu hỏi phân tích công việc. Bảng đầu tiên dành cho các công việc văn phòng và hành chính. Bảng thứ hai dành cho những người có trách nhiệm quản lý và ra quyết định ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Hãy coi cả hai bảng là xuất phát điểm để nghiên cứu nhu cầu của doanh nghiệp bạn. Mỗi bảng cần được điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế của bạn. Những nội dung nêu ở đây có thể áp dụng ngay, hoặc là tiền đề để sáng tạo ra các hoạt động phù hợp hơn với doanh nghiệp của bạn.


Bản đầu tiên cho thấy những nhiệm vụ có tính chất thường xuyên của một cán bộ văn phòng hoặc hành chính. Bản này có một cột ghi tần suất sử dụng nhân viên cho mỗi công việc (D: hàng ngày, W: hàng tuần, M: hàng tháng, O = khác). Điều đó sẽ giúp bạn xác định xem những nhiệm vụ chính là gì.

Bản thứ hai được sử dụng khi bạn muốn tuyển một người quản lý hay đốc công. Trong trường hợp này, bản chất công việc thường quan trọng hơn so với tần suất của một hoạt động cụ thể nào đó. Hãy tập trung vào dạng quyết định mà người đó phải ra, đối tượng giám sát và những nội dung công việc mà người này phải quản lý.

File này dưới dạng RTF có thể sử dụng được với hầu hết các chương trình xử lý văn bản chạy trong môi trường Windows.

Attachments:
Mẫu Bảng câu hỏi phân tích công việc để xác định nhiệm vụ của một công việc mới
 
quangcaopro - Copyright © 2010 Toolkit Media Group, a Wolters Kluwer business. All Rights Reserved.

7 meo vang de chao hang qua dien thoai

7“mẹo vàng” để chào hàng qua điện thoại


Sự phát triển và bùng nổ công nghệ trong những năm gần đây tại Việt Nam đang mở ra một phương thức tiếp cận khách hàng mới: kỹ năng chào hàng qua điện thoại. Giữ nhiệm vụ này ở các doanh nghiệp là bộ phận Telesales.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về mặt thời gian, chi phí đi lại, phương pháp bán hàng mới cũng ẩn chứa nhiều thử thách đòi hỏi người bán hàng phải vượt qua. 7 chìa khóa vàng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm thực hiện những cuộc điện thoại chào hàng thành công.

1. Chuẩn bị thật kỹ nội dung cuộc gọi

Không-chuẩn-bị là chuẩn-bị cho sự thất bại. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch của bất cứ ngành nghề nào. Dù bạn có là chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng qua điện thoại, bạn cũng không được phép bỏ qua giai đoạn này.

Trước mỗi cuộc điện thoại, hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin về khách hàng và nếu có thể hãy thu thập thông tin liên quan đến cá tính, thói quen, sở thích của người bạn sẽ thực hiện cuộc gọi. Hãy vạch ra cuốn sổ bán hàng của bạn về mục đích cuộc gọi, những thông tin bạn sẽ trao đổi và những câu trả lời cho những tình huống khách hàng có thể “bắt bí” bạn. Sự chuẩn bị của bạn công phu bao nhiêu thì cơ hội thành công trong cuộc điện thoại chào hàng của bạn sẽ cao bấy nhiêu.

2. Luyện tập trước khi diễn

Nếu bạn là người mới vào nghề thì đây là bước đặc biệt quan trọng với bạn. Bạn nên nhớ, khi bạn thực hiện cuộc gọi có nghĩa là chính bạn đang là người đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của công ty. Bạn không có quyền “lấy khách hàng làm đồ nhắm” cho những sai sót của chính mình.

Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của những đồng nghiệp trong quá trình luyện tập. Hãy để họ đóng vai khách hàng và bạn là một nhân viên bán hàng qua điện thoại thực hiện cuộc gọi. Sự nhận xét của đồng nghiệp trong quá trình bạn luyện tập sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm quý báu để tránh những sai sót có thể xảy ra khi thực hiện cuộc gọi thật. Và cả khi bạn đã là “cao thủ” trong nghề bán hàng qua điện thoại, bạn cũng nên dành một vài phút để “tưởng tượng” ra cuộc gọi bạn chuẩn bị thực hiện.

3. Hãy để cơ thể bạn thư giãn

Bạn có biết, khi giao tiếp qua điện thoại, hiệu quả thông điệp truyền tải đến khách hàng được quyết định 86% bởi giọng nói và chỉ có 14% qua nội dung bạn trao đổi? Bởi vậy tư thế của bạn trong quá trình điện thoại có tác động đặc biệt quan trọng đến kết quả cuối cùng cuộc chào hàng.
Trước khi thực hiện cuộc gọi, hãy hít thở thật sâu và tự thưởng cho mình một nụ cười vui vẻ. Hãy ngồi với tư thế thoải mái nhất, cầm điện thoại bằng tay trái, để ống nghe cách miệng 4-5 cm với độ nghiêng 45 độ để đảm bảo giọng nói của bạn được truyền tải chính xác nhất. Bạn cũng cần tránh để khuỷu tay cầm điện thoại lên bàn hoặc các động tác gò bó gây áp chế cho lồng ngực và ảnh hưởng đến sự phát âm của bạn.

4. Vượt qua thư ký thông minh

Để tiếp cận được người mà bạn thực sự muốn gặp trong một công ty bạn đang nhắm đến không phải là điều dễ dàng. Thử thách đầu tiên mà bạn cần phải vượt qua là “những cô thư ký thông minh”. Nhiều người bán hàng thất bại do không biết cách vượt qua “cửa” đầu tiên này.

Thư ký hoặc lễ tân luôn có nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc điện thoại không cần thiết và chọn lọc ra những cuộc gọi quan trọng trong số hàng trăm cuộc gọi đến công ty hàng ngày. Nhiệm vụ của bạn là làm sao cho những cô thư ký thông minh hiểu vấn đề bạn đang trình bày rất quan trọng. Bí quyết để “đánh lừa” sự cảnh giác của các cô là hãy cố gắng làm cho vấn đề của bạn trở nên cấp bách vượt quá tầm giải quyết của họ. Bạn có thể nói đơn giản, bạn có một công chuyện hợp tác muốn bàn với sếp của họ. Nếu bạn biết tên vị sếp đó hãy nhắc đến để tăng thêm lòng tin của các thư ký. Nên nhớ, hãy nói ngắn gọn với chất giọng mạnh mẽ và khẩn cấp.

5. Ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng

Khách hàng không có nhiều thời gian dành cho bạn, nhất là giao tiếp qua điện thoại. Hãy đi thẳng vào vấn đề, đừng cố dài dòng giải thích. Ngay lập tức gây ấn tượng với khách hàng bằng chất giọng chuyên nghiệp, ấm áp, nghiêm trang nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng. Bạn hãy nói với khách hàng rõ, bạn đang mang đến những giá trị và lợi ích cho khách hàng.

Ví dụ, nếu bạn muốn chào hàng với dịch vụ là các khóa đào tạo trực tuyến, bạn có thể nói: “Chào anh Minh, Em là Hương bên Tập đoàn GK. Em gọi điện cho anh với mong muốn giới thiệu đến doanh nghiệp một giải pháp cho phép anh giảm 50% chi phí đào tạo, tiết kiệm 60% thời gian học tập và nâng cao 25% hiệu quả làm việc”.

Nếu bạn xin một cuộc gặp 30 phút hay 1 tiếng đồng hồ điều đó có thể rất khó. Hãy để khách hàng thấy rằng bạn không làm mất nhiều thời gian của họ bằng đề nghị một cuộc hẹn 5-10 phút. Bởi bạn cần biết, khi đã gặp rồi thì 5 phút hay 30 phút là như nhau.

6. Hãy để khách hàng lựa chọn hai trong một

Là một người bán hàng chuyên nghiệp, bạn luôn phải có ý thức hỗ trợ và tư vấn giúp khách hàng ra quyết định. Hãy giúp khách hàng có một quyết định cuối cùng bằng sự lựa chọn một trong hai.

Ví dụ: “Vậy em có thể gặp anh Minh vào thứ 3 hay thứ 4 tuần tới? Vào lúc 9h00 sáng hay 3h30 chiều? Tại văn phòng hay địa điểm nào khác?”

Nếu khách hàng tiếp tục từ chối bạn, bạn đừng cố gắng thuyết phục khách hàng. Hãy lái cuộc gặp sang một vấn đề khác hoặc lùi cuộc hẹn sang một cơ hội khác tốt hơn. Ví dụ: “Anh Minh yên tâm, em chỉ muốn gặp để trao đổi với anh về một giải pháp đào tạo mới bên em chứ anh chưa cần quyết định mua… Nếu tuần này anh bận, em sẽ gọi lại anh vào giờ này tuần sau nhé?”

Dù bạn sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa để vượt qua sự từ chối chống đối của khách hàng bạn cũng cần nhớ một nguyên tắc: Kết thúc mỗi cuộc gọi phải mở đường cho một cuộc gọi hoặc một cuộc gặp tiếp theo.

7. Tổng kết bài học sau mỗi cuộc gọi

Kinh nghiệm là kinh qua, nghiệm lại và áp dụng ngay. Nếu bạn muốn trở thành một người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp bạn nên có ý thức thường xuyên đúc rút kinh nghiệm của mình sau mỗi cuộc gọi. Bạn có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tự bản thân mình rút ra các bài học để lần sau mình làm tốt hơn.

Trong quá trình trao đổi qua điện thoại, hãy nhớ dùng tay thuận của mình ghi lại các thông tin quan trọng của khách hàng vào cuốn sổ bán hàng của bạn. Hãy tổng hợp và lưu giữ lại các thông tin cần thiết. Dù thành công hay thất bại, bạn cũng có quyền tự hào, bạn đang trên con đường trở thành người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp.

Khách hàng nói “không” không có nghĩa là họ sẽ “không mua hàng” mà bạn phải hiểu là “chưa phải lúc này” hoặc bạn đang tiếp cận người “không có đủ thẩm quyền quyết định”. Bãn hãy suy nghĩ và tiếp cận theo một phương pháp khác hiệu quả hơn.

quangcaopro
- Theo Dân Trí

10 phim tat huu ich trong excel

10 phím tắt hữu ích cho Excel




Trong bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office, các phím tắt được sử dụng phổ biến, giúp người dùng thực hiện nhanh một thao tác nào đó. Sự phong phú trong hệ thống phím tắt đôi khi cũng gây khó khăn cho người dùng.

Nếu muốn biết toàn bộ hệ thống này, bạn cần tìm trong tính năng "Help" của các chương trình tương ứng hoặc tham khảo thông tin từ Internet thông qua các công cụ tìm kiếm. Dưới đây là 10 phím tắt thông dụng và hữu ích cho Microsoft Excel, hi vọng sẽ giúp bạn tháo tác tốt hơn với ứng dụng này.
Danh sách 10 phím tắt thông dụng cho ExcelTính năngPhím tắtThêm một dòng mới bên trong một ô (xuống dòng trong ô) Alt+Enter
Bật tính năng sửa nội dung trong ô F2
Thêm ghi chú cho ô Shift+F2
Mở chế độ xem trước khi in (Print Preview) Ctrl+F2
Điền dữ liệu cho nhiều ô chọn với 1 lần nhập dữ liệu Ctrl+Enter
Chép dữ liệu từ ô trên xuống ô dưới hoặc chép dữ liệu từ bên trái qua phải Ctrl+D hoặc Ctrl+R
Đặt tên cho vùng chọn Ctrl+F3
Cập nhật ngày tháng Ctrl+;
Tạo một biểu đồ từ một loạt các dữ liệu F11
Chuyển đổi cách hiển thị các công thức Ctrl+Shift+~

quangcaopro - Theo TechRepublic