This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/12/2010

Tinh thần của thương hiệu

Bài viết này chia sẻ thêm với bạn đọc về vai trò thiết yếu của yếu tố tinh thần đối với sự phát triển bền vững của một thương hiệu.
Tại kỳ Euro vừa qua, một huấn luyện viên kỳ cựu tại Anh quốc đã chỉ ra rằng sự khác biệt giữa thành công của đội bóng đá Đức và thất bại của đội bóng đá Anh cho đến nay chính là ở yếu tố tinh thần. Một bên là một tập thể cầu thủ gắn kết với tinh thần cao độ và một bên là tập hợp những cầu thủ giỏi nhưng thiếu động lực thi đấu.


Và ông nhấn mạnh thêm rằng tinh thần đó chỉ có được từ truyền thống, lịch sử chứ không phải muốn là có ngay được. Và cũng không thể không kể đến vai trò khơi dậy tinh thần thi đấu cho các cầu thủ của những nhà chiến lược trong một môn thi đấu mang tính tập thể cao như bóng đá.


Thực tế đã chứng minh yếu tố tinh thần luôn giữ một vai trò quan trọng trong bất kỳ một một tổ chức nào, dù lớn hay nhỏ và dù đó là tổ chức kinh doanh hay phi lợi nhuận.


Thương hiệu - chiếc hộp tâm thức diệu kỳ


Tại sao người người khắp nơi trên thế giới háo hức chờ đợi giây phút được cầm trên tay sản phẩm iPhone 3G của Apple? Điều gì khiến dân hâm mộ bóng đá Việt Nam chen lấn nhau để được xem tận mắt những ngôi sao của đội tuyển Brazil? Phải chăng là những thương hiệu này đã phát triển mạnh đến mức độ tạo ra sự sùng bái.


Theo một định nghĩa lý thú trong giới quản trị thương hiệu thì thương hiệu là chiếc hộp chứa đựng tâm thức diệu kỳ. Lý giải từ góc độ tâm lý xã hội, thương hiệu nào hiểu thấu được những nhu cầu, mong muốn, thèm khát của khách hàng, ghi được dấu ấn sâu đậm trong tâm tưởng của họ sẽ có khả năng thu hút, chinh phục và tạo nên sự sùng bái lâu dài.


Tương tự, một thương hiệu cũng có khả năng thu hút, giữ và khơi dậy tinh thần cống hiến lâu dài của đội ngũ nhân sự. Dẫn chứng trường hợp của HP, khi David Packard qua đời (1996), người đồng sáng lập Công ty HP của ông là Bill Hewlett đã từng nói rằng di sản lớn nhất mà Packard để lại cho HP chính là “Đường lối HP”.


Đây là một bộ quy tắc về đạo đức kinh doanh, một hệ tư tưởng cốt lõi mang tính dẫn dắt toàn bộ hoạt động của thương hiệu HP kể từ khi thành lập (1938). Nó bao gồm ý thức tôn trọng cá nhân, sự cam kết về chất lượng, mức độ tin cậy của sản phẩm và trách nhiệm đối với cộng đồng. Và di sản này vẫn tiếp tục “truyền lửa” cho tinh thần làm việc theo chuẩn mực của đội ngũ HP ở hiện tại và trong tương lai.


Tùy theo lĩnh vực ngành nghề hay đặc thù của mỗi tổ chức, tinh thần được đề cao đó có thể là tinh thần đổi mới sáng tạo, tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm… hay tinh thần tự tôn dân tộc như thương hiệu Sony đã làm.


Tinh thần trách nhiệm và vai trò của tôn chỉ thương hiệu


Thực chất công ty bảo hiểm bán cái gì cho khách hàng? Một tờ giấy chứng nhận bảo hiểm ư? Không, đó là sự đảm bảo về tài chính khi xảy ra thiệt hại. Thế thì tại sao khách hàng mua bảo hiểm? Họ mua vì lo sợ về sự bất ổn trong tương lai, vì họ muốn tập trung vào việc kinh doanh hơn là phải sống trong tâm trạng lo lắng về khả năng kho hàng bị cháy nổ hoặc nhà xưởng phát hỏa…


Vậy tại sao họ lại chọn mua bảo hiểm của công ty? Bởi vì công ty cam kết bồi thường nhanh thiệt hại về tài chính cho khách hàng khi xảy ra sự cố, công ty sẵn sàng mang lại “sự an tâm” cho khách hàng. Như vậy, có phải cái mà công ty thực sự “bán” cho khách hàng là “sự an tâm”? Đúng vậy. Và thế là cụm từ “Quyền được an tâm” được chọn làm tôn chỉ cho thương hiệu của doanh nghiệp.


Trên đây là một mẩu chuyện ngắn trong thực tế về quá trình tìm kiếm phần “hồn” cho một thương hiệu hoạt động trong ngành bảo hiểm. Ở ví dụ này, “Quyền được an tâm” không chỉ có ý nghĩa đối với khách hàng mà còn có ý nghĩa đối với đội ngũ nhân sự, đối tác và cộng đồng xã hội. Nhân viên có cảm thấy hoàn toàn “an tâm” với công việc của mình tại công ty thì mới có thể ý thức hành xử dựa trên tiêu chí mang lại “sự an tâm” cho khách hàng của mình một cách tự nguyện và có trách nhiệm.


Thực tế, vấn đề đối với mọi doanh nghiệp là một khi lời hứa (tôn chỉ) đã được “tung” rồi thì phải cam kết “hứng” bằng việc triển khai đưa ý nghĩa của tôn chỉ vào mọi hoạt động, bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Ý nghĩa của tinh thần đó phải được chia sẻ và đưa vào mọi chiến lược, chiến thuật, chính sách tuyển dụng, chương trình đào tạo và phát triển nhân sự. Dần dà, nó sẽ thẩm thấu vào văn hóa giao tiếp ứng xử và phong cách quản lý trong nội bộ. Kết quả mong đợi là một tinh thần làm việc có trách nhiệm đối với lời hứa thương hiệu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không giữ lời hứa hoặc đi ngược lại với những gì mà thương hiệu đề cao thì sẽ không có tinh thần trên và hệ quả là không đáp ứng được mong đợi của khách hàng.


Tôn chỉ thương hiệu được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn. Công cụ truyền thông này phát huy hiệu quả cao nhất khi vừa có khả năng truyền lửa cho tinh thần làm việc của nhân sự bên trong nội bộ, đồng thời đảm bảo nhất quán lời hứa của thương hiệu ở bên ngoài. Đó sẽ là một nền tảng cho lợi thế cạnh tranh bền vững. Dĩ nhiên là thương hiệu phải luôn biết cách liên tục giao thoa về mặt cảm xúc với các nhóm đối tượng để thích nghi với môi trường văn hóa xã hội luôn thay đổi.


Tóm lại, đằng sau một thương hiệu mạnh có thể là một ý tưởng hay, một mô hình hoạt động mới hay là một công nghệ đột phá. Nhưng tất cả điều này sẽ không mang ý nghĩa dài hạn nếu thiếu đi một yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của một tổ chức, tinh thần cống hiến vì “màu cờ sắc áo” chung của thương hiệu.


quangcaopro - Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn

Mất nhãn hiệu là mất thị trường


Theo Tiến sĩ Trần Lê Hồng, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nỗ lực trên thị trường trong nước mà còn đang vươn ra thị trường thế giới. Để thành công, các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề, trong đó không thể bỏ qua hay xem nhẹ việc bảo hộ nhãn hiệu do vai trò của nó đối với các hoạt động kinh doanh. Đó là khẳng định của Tiến sĩ (TS) Trần Lê Hồng - Cục Sở hữu Trí tuệ tại Hội thảo “Thương hiệu mạnh – Lợi thế cạnh tranh trong kinh tế hội nhập” do VCCI và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.
Theo TS Trần Lê Hồng, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ nỗ lực trên thị trường trong nước mà còn đang vươn ra thị trường thế giới. Để thành công, các doanh nghiệp phải quan tâm giải quyết nhiều vấn đề, trong đó không thể bỏ qua hay xem nhẹ việc bảo hộ nhãn hiệu do vai trò của nó đối với các hoạt động kinh doanh và chính doanh nghiệp như một loại tài sản trí tuệ có giá trị.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến việc bảo hộ nhãn hiệu làm cơ sở cho các hoạt động thương hiệu của doanh nghiệp.

Không ít các doanh nghiệp thờ ơ với các hiện tượng làm hàng giả, hàng nhái, không có những hoạt động tích cực hướng đến việc đảm bảo quyền của mình đối với nhãn hiệu, chỉ khi nhãn hiệu của mình đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt mới “tỉnh giấc” để đổi mới cách tiếp cận với việc bảo hộ nhãn hiệu, ví dụ như trường hợp của Công ty Trung Nguyên, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam v.v.

Điều đáng mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp đã nhận ra điều này thể hiện qua tỷ lệ nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tăng nhanh qua các năm: Năm 2007 số nhãn hiệu được đăng ký tăng 68% từ 6.335 lên 10.660; Năm 2008 tiếp tục tăng 49%, lên 15.826.

Sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu


TS Trần Lê Hồng khẳng định: “Các nhãn hiệu thực chất là diện mạo của doanh nghiệp”. Chứng minh cho luận điểm của mình, ông Hồng lập luận, nhãn hiệu của doanh nghiệp cho phép khách hàng phân biệt được sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, qua đó tạo cho doanh nghiệp có khả năng bán ra thị trường một cách tốt hơn hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

Nhưng nhãn hiệu không chỉ được sử dụng như dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp mà còn là sự đảm bảo về chất lượng trước sau như một. Một khách hàng nếu đã hài lòng với chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó thì sẽ tiếp tục mua nó dựa vào chất lượng mong đợi nhờ vào nhãn hiệu đã biết.

“Vì vậy, doanh nghiệp nên chú tâm tới việc lựa chọn và thiết kế một nhãn hiệu phù hợp, nhất là bảo hộ nó, sử dụng nó một cách thận trọng trong quảng cáo và ngăn chặn những người khác sử dụng bất hợp pháp hoặc làm sai lệch nhãn hiệu đó” – Ông nhấn mạnh.

Ông Hồng cũng cho biết thêm về sự cần thiết của việc bảo hộ nhãn hiệu đó là: “Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phép doanh nghiệp có thể tối đa hóa sự khác biệt của sản phẩm, quảng cáo và tiếp thị để từ đó nâng cao khả năng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế đồng thời thiết lập mối liên hệ trực tiếp với khách hàng nước ngoài”.

Tùy thuộc vào tính chất dịch vụ, một doanh nghiệp có thể thỏa thuận chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu với các công ty trong và ngoài nước giúp có thêm lợi nhuận từ nhãn hiệu. Tương tự như vậy, việc chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu được thực hiện cả cho hàng hóa. Không có gì là lạ khi các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu những mặt hàng không có nhãn hiệu sẽ phải đối mặt với những bất lợi như:

·Lợi nhuận thấp hơn do khách hàng đòi hỏi giá thấp hơn vì các sản phẩm không có nhãn hiệu.

· Không có được sự tín nhiệm của khách hàng vì họ không thể nhận biết sản phẩm và phân biệt được với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

· Khó khăn trong tiếp thị và quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ ở nước ngoài vì không có biểu tượng phù hợp hay dấu hiệu nhận biết dễ dàng để liên hệ sản phẩm/ dịch vụ với doanh nghiệp vì việc tiếp thị một sản phẩm không có nhãn hiệu rõ ràng là khó hơn nhiều.

Một lần nữa ông khẳng định: “Bảo hộ nhãn hiệu đặc biệt hữu ích và cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam do hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới tham gia thị trường khi tham vọng củng cố và mở rộng thị phần là một yêu cầu khách quan và hết sức bức thiết.”

Thực tế với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và tạo lập uy tín cho nhãn hiệu của riêng mình đã khó nhưng việc giữ gìn, bảo vệ nó còn khó hơn nhiều nếu như không được đăng ký bảo hộ. “Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, nhiều người đã đúng khi khẳng định “Mất nhãn hiệu là mất thị trường” – Ông Hồng nói.

Doanh nghiệp nên quan tâm đối với việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài

Doanh nghiệp không chỉ nên quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ trong nước mà việc đăng ký bảo hộ ở nước ngoài cũng không kém phần quan trọng bởi việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ của nước thực hiện bảo hộ. “Để mất hay tranh chấp đối với nhãn hiệu ở trong nước đã phức tạp và tốn kém cho doanh nghiệp, nhưng điều đó sẽ phức tạp và tốn kém gấp nhiều lần nếu như xảy ra ở nước ngoài” – TS Hồng cho biết.

Ông Hồng lấy dẫn chứng, một khi nhãn hiệu không được đăng ký bảo hộ kịp thời ra nước ngoài mà để đối tác hay đối thủ chiếm đoạt mất thì doanh nghiệp sẽ gánh chịu những hậu quả rất nặng nề. Điều dễ nhận thấy nhất là nếu hàng hoá chưa xuất vào thị trường đó, thì việc xuất hàng sẽ không thực hiện được, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhãn hiệu và chi phí tiếp thị mới.

Trong trường hợp hàng hoá của doanh nghiệp đang được xuất vào thị trường đó, người chiếm đoạt nhãn hiệu có thể sẽ tạo ra những rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp khi yêu cầu pháp luật can thiệp và hàng hoá nhập khẩu có thể bị bắt giữ, xử phạt. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp sẽ luôn phải đối phó với khả năng mất luôn thị phần.

Ngoài ra, khả năng những người chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để sản xuất hàng giả đưa vào Việt Nam cũng rất cao, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tại chính thị trường trong nước.

Để có thể “đòi lại” nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ rất vất vả, khó khăn và thiệt hại đủ đường.Nếu việc doanh nghiệp bảo hộ nhãn hiệu kịp thời thì doanh nghiệp có thể chủ động tiếp thị, quảng cáo sản phẩm đến thị trường, xúc tiến thương mại, khuếch trương hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính việc bảo hộ này là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

“Nói một cách ngắn gọn, giải pháp cho các doanh nghiệp muốn giữ vững thị trường, ổn định xuất khẩu, không còn cách nào khác là đánh giá đúng tình hình kinh doanh của mình để chủ động trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đảm bảo cho các hoạt động thương hiệu và phát triển kinh doanh cả trong và ngoài nước” – ông Hồng khẳng định.

Cho đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh về nhãn hiệu và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Trụ cột của hệ thống pháp luật này là Luật Sở hữu trí tuệ và dưới đó là các văn bản hướng dẫn thi hành, cùng với các văn bản pháp luật bổ sung, hỗ trợ như Bộ luật Hình sự, Luật Thương mại, Luật Hải quan, v.v.

Việc doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần làm rõ về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không chỉ ở trong nước mà còn ra nước ngoài.


quangcaopro - Theo DDDN

Đạo trong thương hiệu

Tiếp theo bài viết “Có hay không nhân cách thương hiệu tốt, xấu?” bài viết dưới đây chia sẻ thêm về đề tài nhân cách thương hiệu.
Thương hiệu: đâu chỉ có bề ngoài...Thương hiệu không chỉ giúp người tiêu dùng đơn giản hóa việc chọn lựa mà còn đóng vai trò như “một người bạn lòng” trong cuộc sống, giúp họ chia sẻ những cảm xúc hay ước muốn như cảm giác an toàn, tự do, nổi loạn, thành công, hạnh phúc, đẳng cấp hoặc đề cao cái tốt, cái đẹp.

Nike từng nổi danh nhờ thể hiện tinh thần hướng đến sự chiến thắng, chống lại tệ nạn bạo lực trong bóng đá thông qua phim quảng cáo “Good & Evil” (Tốt và xấu) nhưng thương hiệu này cũng từng bị tẩy chay ở nhiều nước trên thế giới khi một nhà máy gia công sản xuất của họ sử dụng lao động trẻ em.

Tại Việt Nam, sản phẩm của Vedan có thể có chất lượng nhưng thương hiệu thì đã “chết” trong lòng người tiêu dùng vì thiếu chữ “nhân” bên trong chính nó. Chính vì thế mà một thương hiệu xem nhẹ hoặc không xem việc sống “đàng hoàng và tử tế” như là “đạo” của mình thì sẽ chẳng mấy ai ủng hộ. Nên hiểu “đạo” ở đây là đạo lý làm người, đạo lý trong nghề và cũng chính là con đường kinh doanh mà doanh nghiệp dấn thân, trao đổi lợi ích với khách hàng và cộng đồng.

Quan sát cho thấy ở những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu lớn, “đạo” được chia sẻ dựa trên các giá trị nhân bản và được thể hiện một cách nhất quán và tự nhiên ở mọi hoạt động, từ việc đối xử công bằng với người lao động, tôn trọng đối tác cho đến chất lượng sản phẩm, trách nhiệm với môi trường và cách hành xử của cấp lãnh đạo với cấp dưới, tất cả đều có liên quan đến danh tiếng, thương hiệu của doanh nghiệp.

...Cần lắm cái gốc bên trong: hình mẫu của thương hiệu

Trong cuốn “Dấu ấn thương hiệu” của GS.TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm có nêu rằng trong tâm lý và xã hội học, nhân cách bao gồm cá tính và cá tính thì bao gồm tính cách. Tuy không đồng nhất nhưng chúng thường hòa quyện vào nhau, dễ gây ra sự ngộ nhận cho nên ta khó có thể đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài là vậy. Do đó, mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng được thiết lập dựa vào diện mạo, tính cách (peronality traits) hay ở mức sâu hơn là cá tính (personality character) thôi thì chưa đủ, nó cần được kết nối từ chính cái gốc lõi bên trong - nhân cách thương hiệu (brand personality) gắn liền với nhân phẩm thương hiệu (brand dignity) thì mới bền vững.

Tựu trung, nhân cách của khách hàng ở đây cũng chính là nhân cách của thương hiệu. Ý nghĩa của việc nhân cách hóa thương hiệu xuất phát từ chính nhu cầu của con người, họ luôn mong muốn giao dịch và tạo lập mối quan hệ bền vững với các thương hiệu thể hiện và hành xử như những “mẫu người lý tưởng” theo cách của họ. Cũng như con người, tính cách thương hiệu thì rất đa dạng nhưng các hình mẫu chuẩn mà con người luôn khao khát hướng đến thì lại rất cơ bản.

Năm 1990, Jernnifer Lynn Aaker, một chuyên gia nghiên cứu thương hiệu của Đại học Stanford, đã giới thiệu “Big Five Factors” bao gồm năm cá tính thương hiệu và trong mỗi cá tính lại chứa nhiều tính cách khác nhau, bao gồm (1) Chân thành: lương thiện, chan hòa, trong sáng, thiết thực; (2) Hưng phấn: dám làm, thâm thúy, sáng tạo, cập nhật; (3) Năng lực: chắc chắn, thông minh, thành đạt; (4) Tinh tế: quyến rũ và đẳng cấp cao; và (5) Lão luyện: phong trần và cứng cõi. Tổng cộng có 15 tính cách thương hiệu và nếu kết hợp chéo sẽ cho ra 114 tính cách khác nhau tùy theo đặc thù của nhóm khách hàng và thị trường mục tiêu. Vì vậy, sẽ không có một công thức chung áp dụng cho tất cả thương hiệu mà mỗi doanh nghiệp nên biết cách vận dụng kết hợp mà xây dựng cá tính, tính cách thương hiệu riêng cho mình.

Mới đây, vào năm 2008, trong cuốn sách kinh doanh bán chạy nhất trên amazon.com và tạp chí Businessweek có tên “Bong bóng thương hiệu”, John Gerzema và Ed Lebar đã giới thiệu bốn mẫu hình chuẩn tạo nên sức mạnh cho những thương hiệu có sức hút lớn và bền vững hiện nay dựa trên kho dữ liệu thương hiệu lớn nhất thế giới BAV (BrandAsset Valuator thuộc Young & Rubicam Group). Đó là các mẫu hình (1) Tốt: quan tâm khách hàng, hướng đến cộng đồng, thực tế, thân thiện với môi trường, tốt bụng, hữu ích, độc đáo, đáng tin cậy, thẳng thắn, trách nhiệm xã hội; (2) Thật: xác thực, tốt nhất, đổi mới, hợp thời, đáng giá hơn, hiệu năng cao; (3) Đẹp: nổi bật, quyến rũ, chất lượng cao, uy tín, sang trọng, thu hút, phong cách, độc đáo, đẳng cấp; và (4) Anh hùng: táo bạo, năng động, độc lập, thông minh, dẫn đầu, tiến bộ, có tầm nhìn. Đây được đánh giá là các mẫu hình chuẩn mang tính nhân bản cao mà con người khát khao hướng đến trong thế kỷ 21 này thông qua các thương hiệu.

Diện mạo tính cách bên ngoài của thương hiệu có thể biến đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh và đối tượng khách hàng nhưng bản chất bên trong của nó thì bất biến theo thời gian dựa trên nền tảng là các giá trị nhân bản vĩnh cửu.

quangcaopro - Lê Chí Công (TBKTSG)

Đưa đạo đức vào trong kinh doanh như thế nào


Đưa đạo đức vào trong kinh doanh như thế nàoHầu hết các doanh nghiệp đều công nhận đạo đức trong kinh doanh là một vấn đề quan trọng nhưng nhiều doanh nghiệp lại tỏ ra lúng túng không biết phải làm thế nào để đưa vấn đề này vào trong các hoạt động của mình. Dựa trên kinh nghiệm từ nhiều công ty trên thế giới và kết quả các nghiên cứu khoa học, dưới đây là một số gợi ý cho việc cần làm và yếu tố cần có để thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp.
Quan điểm và sự gương mẫu của lãnh đạo

Thực tế cho thấy nhiều hành vi phi đạo đức của các nhân viên là do ảnh hưởng xấu từ cấp lãnh đạo. Nếu lãnh đạo đồng tình tiếp tay cho các hành vi như khai man thuế, làm gian, làm ẩu, qua mặt đối tác… thì không thể đòi hỏi sự trung thực của nhân viên. “Thượng bất chính hạ tắc loạn” ! Ngược lại, sự quyết tâm tôn trọng các giá trị đạo đức, cho dù trong nhiều trường hợp phải chịu thua thiệt, và sự gương mẫu trong việc thực hiện những giá trị này của lãnh đạo sẽ tạo niềm tin và động lực cho mọi người cùng nhau làm ăn chân chính.

Xây dựng bộ quy tắc đạo đức thống nhất
Phạm trù đạo đức thường rất rộng và trừu tượng, nhiều khi còn mang tính chủ quan. Do đó, để cụ thể hóa việc thực hiện các vấn đề đạo đức, mỗi doanh nghiệp nên xây dựng và áp dụng một bộ những quy tắc đạo đức thống nhất. Bộ quy tắc này được xem là một cẩm nang hướng dẫn cho nhân viên và là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức trong doanh nghiệp. Nội dung của bộ quy tắc đạo đức nên bao gồm bốn phần chính: 1. Sự ủng hộ và yêu cầu thực hiện đạo đức của lãnh đạo doanh nghiệp; 2. Cam kết và trách nhiệm của doanh nghiệp với nhân viên; 3. Các giá trị đạo đức và trách nhiệm mà nhân viên phải thực hiện đối với đồng nghiệp, lãnh đạo, khách hàng, chính quyền và cộng đồng; 4. Các phương thức thông tin và cách giải quyết các vướng mắc liên quan đến đạo đức.
Như vậy, trong bộ quy tắc đạo đức thì trách nhiệm của doanh nghiệp và lãnh đạo được nêu ra trước, sau đó mới đề cập đến trách nhiệm của nhân viên. Trong thực tế, các công ty ở Mỹ và Canada thường có những bộ quy tắc không dài quá hai trang, được trình bày đẹp, sinh động, ngắn gọn và dễ hiểu để phát cho mọi nhân viên. Doanh nghiệp không nên sao chép rập khuôn các quy tắc đạo đức chung chung hoặc thuê công ty tư vấn viết thay, mà nên tổ chức cho tất cả nhân viên cùng đóng góp xây dựng các quy tắc, tự đề ra trách nhiệm và hướng giải quyết khi xảy ra các vấn đề liên quan đến đạo đức. Các quy tắc cũng cần được cập nhật, điều chỉnh định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của nhân viên. Khi được đóng góp ý kiến thì các nhân viên sẽ coi bộ quy tắc này là của chính mình nên sẽ tự giác thực hiện nó. Khi đó đạo đức trong kinh doanh không phải là những nội quy cứng nhắc trên giấy mà sẽ trở thành một nét văn hóa sống động trong công ty.

Các chương trình Huấn luyện về đạo đức
Xây dựng một bộ quy tắc chỉ là bước đầu đưa đạo đức trở thành nét văn hóa sống động trong công ty. Bộ quy tắc dù đầy đủ và rõ ràng đến đâu cũng không thể bao quát hết tình hình thực tế. Vì thế, việc hiểu và thực hiện đạo đức trong doanh nghiệp cũng cần được xem như huấn luyện các kỹ năng bán hàng, giao tiếp… Trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp sẽ phát sinh rất nhiều tình huống mới làm nhân viên lúng túng không biết phải xử lý thế nào cho đúng về mặt đạo đức, như nhắm mắt cho qua để đạt chỉ tiêu hay nên dừng lại để kiểm tra khi phát hiện sản phẩm bị lỗi, hoặc có nên đuổi việc nhân viên khi vi phạm một lỗi nào đó? Trải qua những tình huống như vậy, doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình huấn luyện về đạo đức kinh doanh để giúp nhân viên biết cách xử lý vấn đề cho đúng. Có thể đó là các khóa học tập trung hay ngoài giờ hoặc các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề, hay thi đố vui xử lý tình huống, diễn kịch tuyên truyền, thi viết báo tường hay vẽ tranh cổ động… Nhiều công ty cũng có sáng kiến xây dựng các tình huống mẫu hoặc phát triển các quy tắc đạo đức chung thành những đoạn phim ngắn chiếu cho nhân viên xem.
Xây dựng các kênh thông tin
Nhiều công ty như Motorola hay Sundstrand đã thành lập một hội đồng gồm các nhân viên thường trực và chuyên trách về đạo đức. Khi có thắc mắc gì về vấn đề này thì nhân viên của công ty sẽ liên lạc với hội đồng này. Tương tự, các công ty Pacific Bell và Marathon Oil cũng đã thành lập các “đường dây nóng”giải quyết các vấn đề về đạo đức kinh doanh. Tập đoàn Texas Instruments thì xây dựng kênh thông tin qua hệ thống thư điện tử, nhân viên ở khắp thế giới để có thể liên lạc trực tiếp với những người chuyên trách vấn đề ở tổng công ty tại Mỹ.
Tuy nhiên, cũng cần tránh việc ỷ lại và dồn hết trách nhiệm vào những người chuyên trách.

Google Maps đã hỗ trợ dẫn đường tại VN

Hệ thống Google Maps đã hỗ trợ dẫn đường cho các thiết bị điện thoại di động tại Việt Nam.

Dẫn đường trên Google Maps tại Hà Nội. Ảnh: Quốc Huy.
Thử nghiệm trên một số smartphone chạy Symbian, iPhone, Windows Mobile... thấy khả năng chỉ đường cho của Google Maps rất tốt. Người dùng có thể chọn điểm xuất phát, hoặc ngay điểm đứng hiện tại (với thiết bị đang có sóng GPS), sau đó, chọn vị trí đến.
Google Maps sẽ cho biết chiều dài và các cung đường sẽ đi qua theo 3 phương tiện là xe hơi, đi bộ, và xe ôtô. Trong đó, xe hơi sẽ không đi vào đường một chiều, còn xe ôtô lớn sẽ giới hạn các thu nội thị. Ở mỗi đoạn đường, máy sẽ tự động đo đạc và thông báo chiều dài, hướng rẽ, cũng như tên con đường hiển thị trên màn hình.
Tuy nhiên, khi sử dụng tính năng dẫn đường này, điện thoại phải luôn kết nối với Internet (thông qua 3G, EDGE, GPRS hoặc Wi-Fi), bởi data bản đồ và các công cụ được Google lưu trên hệ thống máy chủ, người dùng chỉ có thể hoạt động ở chế độ online.
Ngoài ra, một vài cung đường Google Maps dẫn thường xa hơn so với đi tắt trên thực tế. Tuy nhiên, với data khổng lồ và chi tiết về hệ thống đường xá tại các đô thị lớn ở Việt Nam, việc Google hỗ trợ dẫn đường là tin vui với người dùng smartphone và các di động cài đặt được Google Maps.
Một số hình ảnh chi tiết về hình ảnh Google Maps dẫn đường ở Hà Nội, thử nghiệm trên iPhone 3GS.
quangcaopro - Theo Số Hóa

Phân tích thị trường - Ebook

Đánh giá:
(0 Đánh giá!) Đánh giá của bạn
Phát hành:
Ngày:
Lượt tải: 255 lượt Lượt xem: 222 lượt
Dung lượng: 485.19 KB Sử dụng: Miễn phí
Hạn định:
Cập nhật: 18:02 11/01/2010
Yêu cầu: Định dạng PDF



Cần phải tìm hiểu trước thị trường người tiêu dùng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng thì mới có thể xây dựng được những kế hoạch Marketing có căn cứ.

Thị trường người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân. Nó là thị trường cuối cùng mà các hoạt động kinh tế được tổ chức ra để phục vụ nó. Khi phân tích một thị trường người tiêu dùng cần phải biết khách hàng, các đối tượng, và mục tiêu của người mua, các tổ chức hoạt động, các đợt mua hàng và những cửa hàng bán lẻ.
quangcaopro -

Đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim - Ebook

Đánh giá:
Đánh giá của bạn
Phát hành:
John Gray
Lượt tải:
Lượt xem:
Dung lượng:
Sử dụng:
Miễn phí
Hạn định:
Cập nhật:
23:36 12/01/2010
Yêu cầu:
Định dạng PRC



Tôi cảm ơn vợ tôi, Bonnie, người đã luôn bên tôi trong suốt chặng đường hoàn thành cuốn sách này. Tôi cảm ơn cô ấy vì đã cho phép tôi chia sẻ những câu chuyện của chúng tôi và hơn thế vì cô ấy đã giúp tôi mở rộng hiểu biết và nâng cao khả năng của mình để tôn vinh quan niệm của phái nữ.

100 quy luật bất biến để thành công trong kinh doanh - Ebook

Phát hành: Brian Tracy Ngày:
Lượt tải: 37 lượt Lượt xem: 24 lượt
Dung lượng: 562.35 KB Sử dụng: Miễn phí
Hạn định:
Cập nhật: 23:25 12/01/2010
Yêu cầu: Định dạng PRC



Ngày xưa, tôi bắt đầu một chuyến đi có chiều dài của cả một cuộc đời để tìm hiểu tại sao thế giới này lại hoạt động theo cách thức mà nó đang hoạt động.

Giống như rất nhiều người trong chuyến đi này, tôi đã tìm thấy con đường của mình trong việc mua bán, sau đó là quản trị, và cuối cùng là việc xây dựng doanh nghiệp và kinh doanh. Sau một thời gian, tôi bắt đầu nhận ra những cách thức và nguyên tắc nhất quán và có thể dự đoán được.

quangcaopro -

Nghề giám đốc chuyên nghiệp !

GIẤY MỜI

HỌC VIỆN DOANH NHÂN & GIÁM ĐỐC JOY

ĐỊA CHỈ: TẦNG 4 – TOÀ NHÀ JOY, SỐ 389 TRƯỜNG CHINH, NGÃ TƯ SỞ, THANH XUÂN, HÀ NỘI
TEL: 04.3.5683070 FAX: 04.3.5683072 HOTLINE: 090 876 68 68
E-MAIL: info@joy.edu.vn Website: www.joy.edu.vn www.daotaodoanhnhan.com
JOY - Tri thức là sức mạnh

Trân trọng kính mời: Toàn thể quý vị có quan khách

Học viện Doanh Nhân & Giám Đốc JOY trân trọng kính mời Ông/Bà tới dự buổi chuyên khảo "Nghề Giám đốc chuyên nghiệp" với các thông tin chi tiết như sau:

- Thời gian: 14h00' thứ 6- ngày 15 tháng 01 năm 2010

- Địa điểm: Phòng học VIP - Học viện Doanh Nhân & Giám Đốc JOY - Tầng 4, toà nhà JOY, số 389 Trường Chinh, Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, Hà Nội.

- Giảng viên: TS. Nguyễn Quốc Phồn

§ Giảng viên cao cấp
§ Chuyên gia tư vấn Doanh nghiệp giàu kinh nghiệm
§ Nguyên Viện phó Viện nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Hà Nội.

- Nội dung chương trình: Xem chi tiết tài liệu kèm theo.
- Phí tham dự được tài trợ hoàn toàn bởi Học viện Doanh nhân & Giám đốc JOY.

Để tham dự Ông/Bà vui lòng gọi điện đăng ký trước ngày 16h00 ngày 14/01/2010
Rất mong sự có mặt của Anh!

HỌC VIỆN DOANH NHÂN & GIÁM ĐỐC JOY

Đinh Sơn Thượng - Tư vấn đào tạo
HỌC VIỆN DOANH NHÂN & GIÁM ĐỐC JOY
Địa chỉ : Tầng 4 - Toà nhà JOY, số 389 Trường Chinh - Ngã Tư Sở, Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Điện thoại : (04) 2219 8393
Di động : 0168 826 0748
E-mail : thuongdt@joy.edu.vn
Website : www.joy.edu.vn
www.daotaodoanhnhan.com

Hỗ trợ liên lạc:
--
Nguyen Minh Tien
Sales Manager
BNB Media Jsc - Think big, do bigger
Add: So 3/154 Doi Can, Ba Dinh, Hanoi
Tel: (04) 3722 6526 - Fax: (04) 3722 6536 Hotline: 0912820263
E-mail: tien@bnb.vn - Website: http://www.bnb.vn
Server, Dedicate: www.cpanel.com.vn
Hosting gia re: www.host1gia.com
Thiet ke website: www.bnb.vn
Quang ba website: www.ontoprank.com

Ou Est Tu (2003) - Marc Levy

Ou Est Tu - Marc Levy



Adolescents, Susanne et Philip représentaient tout l'un pour l'autre. Avec l'optimisme de la jeunesse, ils s'étaient promis de s'aimer pour toujours. ...
Mais la vie va les écarter l'un de l'autre comme deux étoiles soumises aux lois de la gravitation. Susanne affrontera la violence des ouragans en Amérique centrale tandis que Philip réussira à Manhattan. À l'exception de quelques rencontres furtives à l'aéroport de Newark, ils ne sauront de leurs vies réciproques que ce que disent les lettres qu'ils vont s'écrire pendant des années. Sans que jamais ne se brise le lien qui les unit.
Philip avait promis à Susanne qu'il serait toujours là s'il lui arrivait quelque chose. Il ne pouvait pas savoir que cette promesse allait profondément bouleverser sa vie, et que pour l'honorer, il devrait ouvrir son coeur à l'inconnu.

.
File Kèm Theo
File Type: rar Ou Est Tu - Marc Levy.rar (340.4 KB)

Le Portrait de Dorian Gray - Oscar Wilde

Le Portrait de Dorian Gray - Oscar Wilde



Le peintre Basil Hallward vient d'achever son meilleur tableau. Invité à se contempler, Dorian Gray, son modèle, fait alors un voeu insensé : que le portrait vieillisse à sa place et que lui conserve éternellement sa jeunesse et sa beauté. Quels ne sont pas sa stupeur et son effroi quand son voeu se réalise ! Le tableau devient alors le miroir de son âme...

.

Fantômas - Pierre Souvestre and Marcel Allain

Fantômas - Pierre Souvestre and Marcel Allain




Description

Language: English

Published in: 1991

Subject(s): Novels - Crime/Mystery - Thriller

Translator: Cranstoun Metcalfe

Source: http://www.gutenberg.org

Copyright: This work was published before 1923 and is in the public domain in the USA only.

Fantômas was introduced a few years after Arsène Lupin, another well-known thief. But whereas Lupin draws the line at murder, Fantômas has no such qualms and is shown as a sociopath who enjoys killing in a sadistic fashion.

He is totally ruthless, gives no mercy, and is loyal to none, not even his own children. He is a master of disguise, always appearing under an assumed identity, often that of a person whom he has murdered. Fantômas makes use of bizarre and improbable techniques in his crimes, such as plague-infested rats, giant snakes, and rooms that fill with sand.

File Kèm Theo
File Type: rar Fantomas.rar (358.3 KB)

Untamed (1984) - Carole Mortimer

Untamed - Carole Mortimer



Having her scathing letter condemning the film star Rod Bartlett's morals-or lack of! - published had stirred up far more controversy than Keily Granthad ever anticipated. One thing she certainly hadn't bargained for, though,was the disturbing passion the mysterious Rick Richards aroused in her whenhe suddenly turned up to delve into her reasons for writing a personalattack on a complete stranger in the first place. After all, Rod would neverbe anything to her - would he?

.
File Kèm Theo
File Type: rar Untamed - Carole Mortimer.rar (287.4 KB)

Therese Raquin (1867)- Emile Zola

THERESE RAQUIN - EMILE ZOLA



In a dingy apartment on the Passage du Pont-Neuf in Paris, Thérèse Raquin is trapped in a loveless marriage to her sickly cousin, Camille. The numbing tedium of her life is suddenly shattered when she embarks on a turbulent affair with her husband's earthy friend Laurent, but their animal passion for each other soon compels the lovers to commit a crime that will haunt them forever. Thérèse Raquin caused a scandal when it appeared in 1867 and brought its twenty-seven-year-old author a notoriety that followed him throughout his life. Zola's novel is not only an uninhibited portrayal of adultery, madness, and ghostly revenge, but also a devastating exploration of the darkest aspects of human existence.

Bản tiếng Việt ở đây : http://www.thuvien-ebook.com/forums/...d.php?p=155770
.
File Kèm Theo
File Type: rar THERESE RAQUIN - EMILE ZOLA.rar (244.5 KB)

Truyện Ngắn - Yasunari Kawabata

Nhà Xuất Ban Lao Động, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, năm 2004 cho xuất bản “Tuyển Tập tác phẩm Yasunari Kawabata”; đây là một cuốn sách khá dày, trên 1.100 trang in khổ lớn. Tuyển tập chia làm bốn phần: Truyện ngắn gồm các truyện Vũ Nữ Izu, Về chim và thú, Trăng soi đáy nước, Tiếng gieo súc sắc ban khuya, Cánh tay và Vịnh cánh cung (Là những truyện ML gửi lên Ebook ở đây). Phần hai là “Những truyện trong lòng bàn tay” (Palm of the hand stories), mà trên Ebook gọi là Truyện Ngắn của Yasunari Kawabata. Phần ba là các tiểu thuyết gồm các truyện Xứ Tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Cố Đô, Người đẹp ngủ mê, và Đẹp và Buồn. Phần bốn là Phụ lục gồm các bài viết nhận định về Yasunari Kawabata.

Trên Ebook nay đã có Những truyện trong lòng bàn tay, Người đẹp ngủ mê, Đẹp và Buồn.

Với ý định bổ xung cho tương đối đầy đủ các tác phẩm của Yasunari Kawabata đã được dịch sang tiếng Việt, ML sẽ lần lượt chuyển Ebook những truyện còn lại, trước hết là các “Truyện Ngắn” này.

File Kèm Theo
File Type: rar TruyenNgan.rar (216.2 KB)