This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/19/2010

Marketing trong 3 từ…

Hubspot hôm nay có một topic khá hay nói về việc bạn sẽ tư vấn mọi người thế nào về marketing nếu bạn chỉ được nói trong vòng 3 từ? Dưới đây là lời khuyên lấy được từ Hubspot :

1) Spark a conversation.
2) Dissect your data.
3) Hire a writer.
4) Don’t spam people.
5) Say something useful.
6) Try something new.
7) Always be human.
8 ) Don’t kill trees.
9) Invest in relationships.
10) Measure what matters.
11) Use kittens judiciously.
12) Create a community.
13) Fail more frequently.
14) Attempt awesome feats.
15) Help promote others.
16) Encourage everyone’s participation.
17) Design for results.
18) Give up control.
19) Be more empathetic.
20) Use fewer words.
21) Make subscribing easy.
22) Uncurb your enthusiasm.
23) Reduce cold calling.
24) Train internal talent.
25) Resist trying trickery.
26) Eschew feeling entitled.
27) Run a survey.
28) Bet on believers.
29) Solve for users.
30) Craft clever copy.
31) Occasionally wear underwear.
32) Make searchers happy.
33) Share your wisdom.
34) Make people smile.
35) Learn to love.
36) Guess, then test.
37) Avoid unfunny people.
38) Read other blogs.
39) Ask interesting questions.
40) Write guest posts.
41) Twitter isn’t everything. ~Rand Fishkin
42) Build natural links. ~Neil Patel
43) Respect customer power. ~Anita Campbell
44) Make customers heroes. ~Chris Brogan
45) Why before what. ~Avinash Kaushik
46) Unique and valuable. ~Guy Kawasaki
47) Always have fun.

Thử dùng Wordle.net để sinh tag cloud từ 47 lời tư vấn này, mình có tag cloud như sau :



Nhìn vào tag cloud, mấy chữ to nhất là gì? “Make People Always Use Something” . Thì đúng là Marketing để làm gì, để Make People Always Use Something rồi, j/k. Các câu ở trên đều đúng, nhưng nếu cho mình chọn thì có lẽ mình sẽ chọn câu số 7 : Always be human. Mà human thì sao, thì có nhiều nỗi sợ nhưng lại thích cái mới, tò mò về cái mới, ưa thích việc được lựa chọn thay đổi nhưng thực tế lại không chọn thay đổi cho tới khi mình không cảm thấy an toàn. Human có nghĩa là thích điều khiển người khác nhưng lại không thích bị người khác điều khiển. Vậy 3 từ của mình bằng tiếng Việt sẽ là gì? Có hai lựa chọn và khá phân vân với hai lựa chọn này nên thôi cứ viết ra cả. “Hãy tinh tế” và “Cố mà hiểu” Một chiến dịch Marketing tinh tế sẽ chạm tới nhiều người hơn, một chiến dịch Marketing mà không hiểu khách hàng của mình muốn gì thì sẽ rất khó thành công. Bạn thì sao, 3 từ của bạn là gì?

quangcaopro -

Truyền thông xã hội có đáng để tốn thời gian?

Tác giả: Harvard Business Publishing

Tờ Business Week vừa có bài viết của Stephen Baker có tên "Thận trọng với "nọc độc" của truyền thông xã hội", đưa ra một lập luận đầy kiêu khích. Tác giả cho rằng tất cả sự thổi phồng, cường điệu xung quanh mạng xã hội, wiki và blog đối với việc kinh doanh đã phớt lờ những rủi ro tiềm ẩn và chỉ làm tốn thời gian.

Dù tôi nghĩ rằng ông hơi quá lời, nhưng ông lại đưa ra một câu hỏi quan trọng mà tất cả các nhà quản lý và nhân viên cần phải hỏi: Đâu là giá trị kinh doanh của việc sử dụng truyền thông xã hội? Theo quan điểm của tôi, việc sử dụng những công cụ này chắc chắn phải có sự ảnh hưởng rõ ràng về mặt kinh doanh.

Hãy xem sự hợp tác trong các công ty (các công ty này khác nhau trong việc sử dụng những công cụ truyền thông xã hội đối với hoạt động marketing và PR). Triển vọng của truyền thông xã hội, hay "doanh nghiệp 2.0" như mọi người thường vẫn gọi, là nhân viên có thể tìm kiếm thông tin và làm việc cùng nhau tốt hơn nếu họ sử dụng blogs, wikis, mạng xã hội, chia sẻ tài liệu, trang thông tin cá nhân Facebook và những gì tương tự.

Nhưng liệu những hành động này có hữu ích với một công ty hay không? Thực ra gì điều đó thì còn tùy. Vấn đề hiển nhiên trước tiên là bạn có thể tốn rất nhiều thời gian vào mạng truyền thông xã hội, và thời gian đó không được sử dụng để làm những điều khác, ví dụ như để hoàn thành xong công việc của bạn trong ngày. Vì vậy nó chỉ hữu ích nếu kết quả (ví dụ như tìm ra những thông tin bổ ích) có thể biện minh được cho hành động (toàn bộ thời gian sử dụng cho mạng xã hội). Đó là sự tập trung vào đầu ra chứ không phải đầu vào.




Một số người bỏ qua điểm này: Họ nghĩ đến thành công được chấp nhận trong một công ty là số lượng wiki, blog, tweet và trang Facebook mà mọi người tạo ra và sử dụng. Nói cách khác, họ đánh giá sự thành công như là mức độ hoạt động. Nhưng điều đó cũng giống như nói "trong công ty tôi, chúng tôi có rất nhiều cuộc họp vì vậy chắc rằng chúng tôi đang làm điều gì đó đúng đắn". Như một chuyên gia về doanh nghiệp 2.0 Oliver Marks nói với tôi: "Các cuộc nói chuyện ngẫu nhiên trên Twitter hoặc trực tuyến có thể ngốn thời gian khủng khiếp hơn cả các cuộc họp không chủ đề". Nhiều hơn không nhất thiết là tốt hơn.

Tuy vậy, có một vấn đề còn lớn hơn. Các công cụ truyền thông xã hội chỉ thực sự hữu ích với một số vấn đề. Các nhà quản lý cần phải tự hỏi: liệu các công cụ truyền thông xã hội có giải quyết được những thách thức quan trọng của tôi hay không? Hãy nghĩ đến sự hợp tác trong nội bộ công ty. Tại sao mọi người trong công ty bạn lại không hợp tác với nhau tốt hơn? Có thể có rất nhiều lý do.

Một số rào cản đối với sự hợp tác mang tính động lực - mọi người không sẵn sàng chia sẻ thông tin và tìm kiếm sự giúp đỡ, có thể bởi vì họ coi đồng nghiệp như đối thủ hoặc chỉ quan tâm đến hiệu quả của cá nhân họ. Các công cụ truyền thông xã hội sẽ không ích gì trong việc khắc phục những vấn đề về động lực như vậy. Bạn có thể cần những giải pháp khác cho vấn đề này ví dụ như thay đổi hệ thống khuyến khích theo đó mọi người được thưởng do giúp đỡ người khác.

Nếu bạn cứ mù quáng tập trung vào việc đầu tư vào các công cụ mạng xã hội, wiki, và blog trong công ty mà không giải quyết những vấn đề về động lực trước thì bạn sẽ phạm phải một sai lầm lớn về quản lý. Bạn áp dụng sai giải pháp cho vấn đề của bạn. Bạn đã mua thuốc ho cho bệnh đau chân.

Chúng ta cần phải trung thực và chính xác về nơi nào các công cụ truyền thông xã hội có ảnh hưởng và nơi nào không. Nhờ vậy mà chúng có thể trở thành những công cụ hữu ích và chúng sẽ không còn bị gán cho là "nọc độc" thêm nữa.

- Bài viết của Morten Hansen trên Harvard Business Publishing. Ông là tác giả của cuốn Sự hợp tác: Làm thế nào người lãnh đạo tránh khỏi những cái bẫy, tạo ra sự thống nhất và thu lại kết quả tốt (Harvard Business Press, 2009). Ông là giáo sư tại trường đại học California, Berkeley và tại INSEAD.

Như Nguyệt dịch

quangcaopro - Theo tuanvietnam

Xin hãy lắng nghe lời con trẻ

Tác giả: Nguyễn Vũ Lam
 

Chúng ta có thể dạy đứa trẻ một con chữ, giúp nó hình thành một ý thức, một lối sống có văn hoá ngay từ nhỏ. Nhưng sẽ thật khó khăn để thay đổi một thói quen đã ăn vào máu thịt của một người đã trưởng thành. Chúng ta có thể yêu cầu anh ta không được có những hành động thiếu văn hóa ở chỗ này, nhưng ai dám chắc anh ta sẽ lại không hành động như vậy ở nơi khác…

Nếu bữa sáng của bạn là một ly café, một gói bánh quy hay một cốc sữa thì tôi lại trung thành với bún Huế vỉa hè.

Con phố Trưng Nhị - Hà Đông vẫn tấp nập người và xe, những chiếc xe lùi lại tiến đầy khó khăn trong con ngõ chật hẹp. Trên vỉa hè, những dãy bàn ghế được kê ngay ngắn, những lọ dấm, ớt, những rổ rau sống rất hấp dẫn. Chiếc bếp than hồng rực lửa. Nồi nước dùng đang sủi ùng ục, bốc khói nghi ngút sau mỗi lần mở vung. Đôi bàn tay nhanh nhẹn, mau lẹ của hai mẹ con bác bán bún đưa liên hồi, hết chao lại múc mà vẫn không kịp phục vụ cho khách. Giọng nói đặc sệt miền Trung của bà chủ quán vẫn cất lên liên tục đầy sự cảm thông, áy náy mỗi khi khách than phiền không có chỗ ngồi hay phải đợi lâu.

Chờ đợi mãi, cuối cùng, tôi cũng kiếm được cho mình một chỗ ngồi khiêm tốn. Đây không phải lần đầu nhưng lần nào tôi cũng kiên trì chờ đợi vì tôi vốn là người rất biết chiều chuộng thói quen và sở thích của mình. Quán bún vỉa hè này có đầy đủ các thành phần thực khách, từ người bình dân đến người sang trọng. Ai cũng kiên trì nán lại đây để được thưởng thức một bát bún ngon.

Bún Huế là một món ăn không lạ với người Hà Nội. Nó có vị ngon rất đặc trưng của Huế. Tôi thích ăn bún Huế vào những buổi sáng mùa đông. Nó vừa nóng, lại hơi cay. Nó làm tôi nóng bừng sau mỗi lần hít hà.

Bát bún được bê đến cho tôi trước sự thèm thuồng của những kẻ chờ đợi. Sẽ là một bát bún ngon tuyệt nếu không có những tiếng khạc nhổ ten tét, những bãi nước bọt phun ra ngay trước mặt trong sự ngỡ ngàng, kinh khiếp của tôi. Trước mắt tôi không phải là một đứa bé mà bảo nó chưa biết gì, cũng không phải một bà già hay ông già mà bảo lẩm cẩm. Đó càng không phải những bác nông dân chân lấm tay bùn để đổ lỗi “Hai lúa mới ra” không hiểu biết, tuỳ tiện, thiếu văn hoá. Mà đó là một thanh niên trẻ, có học thức, ăn mặc chỉn chu, lịch sự, xài điện thoại sành điệu. Đây có phải là “tư duy tiểu nông” hay “văn hoá nông dân” mà nhiều người thành phố vẫn hay biện minh cho những hành động thiếu văn hoá của mình? Một hành động rất thoải mái, tự nhiên mà không hề có phản ứng hay biểu hiện của sự ngượng ngùng trước những con mắt ngạc nhiên đổ dồn về phía anh ta.



Hình minh hoạ

Nhìn cách anh ta chăm chút cho hình thức bên ngoài, từ đôi giày đánh xi bóng nhoáng, đến cách ăn mặc cầu kỳ, ít ai có thể tin được hành động mà anh ta đã làm. Điều đó đã tố cáo một lối sống tuỳ tiện, phóng túng của nhiều thanh niên trẻ hiện nay. Giá như anh ta cũng có thể chăm chút cho nhân cách, cho ý thức của mình bằng một phần mười cái cách mà anh ta đang chăm chút cho hình thức bên ngoài thì có lẽ anh ta đã được mọi người đón nhận với một ánh mắt hoàn toàn khác.

Điều đó cũng lý giải tại sao ngày càng nhiều những nam thanh nữ tú, xài hàng hiệu, đi SH, @ nhưng vẫn nói những lời lẽ không đẹp, vẫn văng những câu chửi thề, vẫn vừa phóng như điên trên những chiếc xe đắt tiền, vừa nhai vừa cắn, vừa vứt những vỏ hạt dưa, hạt bí… Đó là do họ không nhận thức được việc làm của mình. Đó là hậu quả của lối sống dễ dãi, đua đòi, là do họ không được giáo dục tới nơi tới chốn. Họ không hiểu được thế nào là văn hoá cộng đồng, là văn hoá giao tiếp, văn hoá ứng xử trong xã hội. Họ không được giáo dục phải biết sống có trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm với việc làm của mình. Đó là tư duy của lối sống ích kỷ, không biết tự trọng, không biết nghĩ đến lợi ích của tập thể, của cộng đồng.

Tại sao khắp nơi trong thành phố Hà Nội, đâu đâu cũng thấy chằng chịt những tờ quảng cáo, tiếp thị dán chồng chất lên nhau? Phải chăng là bởi vì ai cũng muốn đặt lợi ích của mình lên trước hết mà không cần quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến xã hội, đến cảnh quan môi trường, đến đời sống tập thể…? Lại chỗ khác những túi nilon, những bọc rác thải được quăng, vứt bừa bãi. Hay câu chuyện rình lúc không có hàng xóm ở nhà để dắt chó sang tè bậy… Họ chỉ biết đến lợi ích của họ. quyền lợi của họ. Cứ như thế thì làm sao Hà Nội lại không lem nhem sau mỗi đợt bóc, xoá. Người đi bóc đằng trước, lại có người thậm thụt dán trộm đằng sau. Như thế thì đến bao giờ chúng ta mới thấy một Hà Nội sạch, một Hà Nội văn minh.

Không thể đem câu chuyện của một thanh niên được ăn học đàng hoàng, một người lịch lãm, thành đạt để so sánh với một đứa trẻ lên ba. Thế nhưng ý thức, hành động của anh ta thì lại thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của văn hoá trong giới trẻ, cũng như văn hoá nơi công cộng.

Có lần, tôi tình cờ nghe được câu chuyện của một cặp vợ chồng cùng đứa con trai khoảng ba tuổi. Khi đó, đứa trẻ đòi hút sữa. Sau khi hút hết hộp sữa, cháu bé liền đưa vỏ hộp sữa cho mẹ. Mẹ cháu bé định vứt ngay vệ đường thì lập tức cháu bé ngăn lại. Câu nói của cháu bé không chỉ làm bố mẹ cháu mà ngay cả tôi cũng phải ngạc nhiên. Cháu nói với mẹ bằng thái độ rất nghiêm túc:

Mẹ ơi, ở đây có bãi rác nào không hả mẹ?

Không có con ạ, mẹ vứt ở ven đường cũng được.

Không mẹ ơi, hay mẹ cứ đưa cho con cầm, khi nào thấy bãi rác thì mẹ bảo con để con vứt nhé.

Một đứa trẻ còn đang học nói mà đã có được câu nói như vậy. Có thể câu nói đó chỉ là vô thức nhưng nó là một bài học giá trị cho ý thức của người lớn chúng ta. Có một sự thật trái chiều, khi người ta nói “trẻ con như búp trên cành”, “như trang giấy trắng” để nói nên những ảnh hưởng từ việc làm, lời nói và hành động của người lớn đối với tâm lý, tới việc hình thành nhân cách của trẻ nhỏ thì câu chuyện vừa rồi chẳng phải chính đứa trẻ lên ba đó lại đang dạy những người lớn chúng ta một bài học về ý thức, về văn hoá nơi công cộng hay sao?

Điều đó cũng thật dễ hiểu vì sao một đứa trẻ lại có thể thuộc những câu chửi, còn nhanh hơn những lời chào hỏi. Chúng ta đã không ít lần cảm thấy khó chịu, có khi nổi giận với những câu nói, câu chửi bậy của chúng. Thế nhưng chúng ta lại không kiên nhẫn để tìm hiểu những câu nói ấy được chúng học từ đâu, ai đã nói cho chúng nghe? Có phải chúng đã học từ chính những người lớn chúng ta?

Dù là hành động của người thanh niên hay câu nói của đứa trẻ lên ba thì cũng đáng để chúng ta phải suy nghĩ. Chúng ta có thể dạy đứa trẻ một con chữ, xây dựng cho nó một ý thức, một lối sống có văn hoá. Nhưng sẽ thật khó khăn để thay đổi một thói quen đã ăn vào máu thịt của một người thanh niên đã trưởng thành. Chúng ta có thể yêu cầu anh ta không được khạc nhổ chỗ này, nhưng ai dám chắc anh ta sẽ lại không hành động như vậy ở nơi khác. Và những đứa trẻ chúng sẽ làm gì khi chứng kiến những việc làm phi văn hoá của người lớn?

Cái cốt lõi không phải là bắt họ làm như thế này hay thế khác mà chúng ta phải biết cách giáo dục để họ ý thức được việc làm của mình, phải biết cách khơi dậy, đánh thức lòng tự trọng thường trực trong họ, để từ đó họ có những hành động, những cư xử có văn hoá, văn minh nơi công cộng.

quangcaopro - Theo tuanvietnam