This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/10/2010

Truyền đạt thông tin hiệu quả sẽ kiếm được bộn tiền

“Truyền đạt thông tin một cách hiệu quả trong nội bộ có thể thúc đẩy nhân viên tham gia vào hoạt động kinh doanh, giúp công ty giữ được nhân tài, đem đến giá trị bền vững cho khách hàng, và phân phối lợi nhuận tài chính lớn hơn cho các cổ đông” - Watson Wyatt
Theo bản "khảo sát truyền thông 2009/2010" mới nhất của Watson Wyatt, các công ty thực hiện việc truyền đạt thông tin hiệu quả là các công ty "có can đảm nói về điều nhân viên muốn nghe", "xác định lại vấn đề tuyển dụng dựa trên việc thay đổi các điều kiện kinh doanh", và có "các quy tắc để lên kế hoạch và đo lường sự tiến bộ của nhân viên một cách hiệu quả".
Điều này có thật sự là vấn đề? Có. Nghiên cứu này chỉ ra rằng các công ty mà truyền đạt thông tin hiệu quả đã mang về cho các cổ đông cao hơn 47% lợi nhuận trong khoảng thời gian năm năm (giữa năm 2004 đến giữa năm 2009).
Sự liên kết giữa việc truyền đạt và ba đòn bẩy - sự can đảm, sự đổi mới và kỷ luật - để đạt được hiệu quả, là một liên kết được chào đón. Đó cũng là những chủ đề mà tôi đã viết, giảng dạy và huấn luyện trong nhiều năm. Đây cũng là những điều bạn có thể sử dụng tại nơi làm việc.

Can đảm. Watson Wyatt định nghĩa về sự can đảm "hãy diễn đạt vấn đề đúng như bản chất vốn có của nó". Điều này đặc biệt đúng khi vấn đề cần được thông báo một cách thành thật. Việc che giấu nhân viên các tin tức xấu chẳng khác nào đối xử với họ như đứa trẻ; điều này cũng cho thấy nhân viên của bạn chưa đủ chín chắn để giải quyết các vấn đề khó khăn.
Vậy tại sao các công ty vẫn hành động như vậy? Một lý do là bởi vì họ lo sợ nhân viên sẽ mất niềm tin và làm việc không hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu của Watson Wyatt lại cho thấy điều ngược lại. Hãy để nhân viên biết điều họ cần biết và họ sẽ chứng minh cho bạn thấy họ làm việc hiệu quả ra sao.
Đổi mới. Hiện trạng thì thường đứng yên vì thế mà các công ty cần phải tiến hành các công việc một cách khác khác biệt. Watson Wyatt cho rằng "đổi mới" - những điều mà sẽ được thực hiện ở thì tương lai, thì sẽ là quá muộn. Đổi mới cần được bắt đầu ngay hôm nay, trên thực tế, không bao giờ nên ngừng "đổi mới".
Đổi mới không đơn thuần là việc hoàn thiện sản phẩm; nó thật sự cần được áp dụng óc sáng tạo. Cụ thể, nhân viên nên được khuyến khích xem xét lại cách thức làm việc, sắp xếp công việc một cách hợp lí, thực hiện công việc một cách hiệu quả và phải liên tục vận dụng óc sáng tạo.
Kỷ  luật. Trong những thời khắc khó khăn đòi hỏi các công ty cần phải có trách nhiệm. Watson Wyatt chỉ ra rằng các công ty cần đề ra các phương hướng và có đánh giá về hoạt động của mình. Tất cả các kế hoạch thường được truyền đạt không hiệu quả, nhân viên được chỉ dẫn nhưng lại không có ngữ cảnh thực tế để ứng dụng. Nhân viên biết điều họ phải làm nhưng lại không biết lý do tại sao họ phải làm như vậy. Lý do tại sao rất quan trọng nếu bạn muốn có được mối ràng buộc khích lệ, khi đó bạn giành được cả tâm trí và tấm lòng của họ.
Những phép đo lường cũng được áp dụng tương tự. Những tin tức xấu dồn dập xuất hiện, vậy còn những tin tốt? Khi mọi việc diễn ra suôn sẻ, các nhà quản lý thường sao nhãng việc phải thông báo cho nhân viên. Một kế hoạch truyền thông của công ty, được hỗ trợ nhờ những cập nhật trên mạng nội bộ, Wikis, thậm chí Blog, không kể đến Email, có thể giúp nhân viên biết được công ty mình đang hoạt động ra sao.
Truyền  đạt hiệu quả không phải là biện pháp duy nhất  trong các thời điểm khó khăn, tuy nhiên nó lại là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo sự liên kết. Lắng nghe cũng đóng một vai trò quan trọng. Phổ biến thông tin là rất tốt, nhưng nếu bản thân bạn không lắng nghe chính những điều mình nói, thì sao người khác có thể cảm nhận và nắm bắt được điều bạn muốn truyến đạt, vậy là sự liên kết có thể bị phá vỡ.
Kết hợp ba yếu tố: can đảm, đổi mới và kỷ luật vào thông điệp bạn muốn truyền đạt có thể giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại được trong những thời điểm khó khăn, đồng thời  còn có thể giúp bạn tiến thêm một bước để đi tới thành công.
- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -
quangcaopro - (theo TuanVietnam)

Hai thế giới, hai cách cảm nhận

Với người Mỹ và thế giới phương Tây nói chung, thập niên 2000-2009 được đánh dấu bằng các biến cố bất ngờ và bi thảm.
itGatevn_SG_2010011004.jpgMột cuộc khảo sát vào ngày cuối năm của tuần báo The Economist tại New York ghi nhận 60% số người được hỏi cho rằng 10 năm 2000-2009 là “thập niên tồi tệ”, năm 2009 là một “năm tồi tệ”. Tuy vậy, báo New York Times số ra ngày 3-1-2010 lại nhận định, thập niên vừa qua sẽ đi vào lịch sử thế giới như một thành công lớn đối với nhiều dân tộc trên trái đất, ít ra là về phương diện kinh tế.

Với người Mỹ và thế giới phương Tây nói chung, thập niên 2000-2009 được đánh dấu bằng các biến cố bất ngờ và bi thảm: vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001, chiến tranh Iraq và Afghanistan, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế... dẫn tới việc sức mạnh và ảnh hưởng của phương Tây trên thế giới bị sút giảm nghiêm trọng.

Viết trên báo New York Times, Giáo sư kinh tế Tyler Cowen, Đại học George Mason ở Mỹ, cho rằng trái ngược với các nước giàu, thế giới đang phát triển lại trải qua một thập niên vươn lên mạnh mẽ. Báo chí thường ca ngợi tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng đây không phải là hiện tượng cá biệt mà biểu hiện một xu thế phát triển ở hầu hết các nước nghèo.

Bốn trong năm quốc gia đông dân nhất thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Brazil), chiếm 40% dân số toàn cầu, đều đã có những bước tiến dài. Indonesia chẳng hạn, sau vụ khủng hoảng tài chính tai hại năm 1997-1998 và những bất ổn xã hội những năm cuối thập kỷ 1990, đã gượng dậy và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân từ 5-6%/năm trong suốt thập niên qua.

Brazil cũng có một thập niên tốt lành, tăng trưởng kinh tế có lúc vượt quá mức 5%/năm. Ở châu Mỹ Latinh, các nước Colombia và Peru đều có những tiến bộ vượt bậc, còn Chile đã ngấp nghé đứng vào hàng ngũ các nước phát triển và sẽ gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Châu Phi vẫn còn nghèo khó. Nhưng dù sao, điều kiện sinh sống ở nhiều quốc gia châu Phi đã được cải thiện đáng kể nhờ kinh tế toàn châu lục này tăng ở mức bình quân 5%/năm trong hầu hết thập niên qua. Nhiều dịch vụ căn bản như nước sạch, vệ sinh, điện và điện thoại đã được cung cấp rộng rãi.

Và khi thế giới bị khủng hoảng kinh tế trong hai năm cuối của thập niên, các nước đang phát triển đã thoát ra khỏi suy thoái nhanh hơn dự báo. Các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia không thực sự bị suy thoái mà chỉ tăng trưởng chậm lại. Brazil và nhiều nền kinh tế châu Á bị sụt giảm sản lượng vào cuối năm 2008 đầu năm 2009 nhưng đã nhanh chóng lấy lại phong độ.

Tuy tình hình từng khu vực có khác nhau song nhìn chung, các nước đang phát triển có sức bền tốt hơn các nước giàu trong công cuộc ứng phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đó là kết quả tích cực của một thập niên tăng trưởng và sẽ có tác động sâu sắc đến phần còn lại của thế giới, không chỉ trong lúc này mà cả trong những năm tháng sắp tới.

Nhiều nhà kinh tế học đồng ý rằng trong năm 2010, chính các nền kinh tế đang phát triển sẽ giúp đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế thế giới, trong lúc các nước giàu chỉ mong sao không bị rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.

Cho dù tăng trưởng kinh tế trong thập niên qua chưa dẫn tới cải cách chính trị như nhiều người kỳ vọng, chưa bao giờ những lý tưởng về dân chủ, sự phồn vinh, tự do và nhà nước pháp quyền lại lay động khắp toàn cầu như hiện nay. Và cho dù việc thực thi các lý tưởng đó hãy còn yếu ớt, hầu như các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới đều chấp nhận tự do hóa nền kinh tế và từng bước cải thiện tính minh bạch trong điều hành xã hội.

Tuần báo Economist nhận định, tổn thất về kinh tế mà các nước đang phát triển ở châu Á phải gánh chịu trong cuộc suy thoái 2007-2008 lớn hơn nhiều so với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Tuy vậy, cuộc suy thoái lần này đã không gây mất ổn định xã hội như lo sợ của các chuyên gia. Không có chính phủ nào bị lật đổ, cũng không có những vụ biểu tình lớn của những người mất việc.

Mười năm trước, khủng hoảng tài chính mà trọng tâm là sự mất giá đột ngột của đồng tiền, đã làm sụp đổ chế độ cai trị 30 năm của Tổng thống Suharto ở Indonesia, bất mãn ở Philippines làm tiêu tan nhiệm kỳ tổng thống của Joseph Estrada; thất nghiệp làm phát sinh nhiều cuộc biểu tình lớn ở Bangkok, Thái Lan. Nhưng cuộc suy thoái lần này có vẻ như góp phần củng cố, chứ không phải xói mòn, sự ổn định và sự ủng hộ của người dân đối với chính phủ các nước đang phát triển.

Người dân Ấn Độ và Indonesia lại tiếp tục bỏ phiếu cho đảng cầm quyền trong hai cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, còn ở Trung Quốc chưa bao giờ đảng cầm quyền “vững vàng” như thời điểm kỷ niệm 60 năm thành lập nước CHND Trung Hoa tháng 10 vừa qua. Tình hình đó trái ngược với các nước giàu, nơi cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lòng tham của giới đầu cơ và sự bất cẩn trong quản lý hệ thống tài chính của các chính phủ.

Một cuộc khảo sát mới đây do Dự án Pew Global Attitudes tiến hành cho thấy mức độ hài lòng về cuộc sống của người dân các nước giàu bị suy giảm trầm trọng; ở Anh, Pháp và Nhật chỉ có dưới 30% số người được hỏi tỏ ý hài lòng về cuộc sống, trong khi tỷ lệ này ở châu Á là hơn 40%, riêng Trung Quốc là 87%. Quy luật “sự hài lòng về cuộc sống tỷ lệ thuận với thu nhập” đã không còn đúng nữa và đó là một hiện tượng đáng suy nghĩ.

Vậy đó, năm 2010 đã đến với hai cách cảm nhận khác nhau giữa khối nước giàu và nước nghèo.



 quangcaopro - (theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Truyền thông Việt Nam 2009 qua một vài lát cắt

Nhìn lại truyền thông trong nước năm 2009, sẽ là thiếu sót nếu chỉ nhắc tới báo chí “chính thống” mà bỏ quên một nền truyền thông đầy sôi động của các blogger.
Nói tới truyền thông Việt Nam những năm qua, không thể không nhắc tới trào lưu mạng xã hội, chia sẻ dữ liệu (hình ảnh, âm thanh), diễn đàn... cái đã làm nên các khái niệm “truyền thông Internet”, “báo chí công dân”.
Vì vậy, sẽ là thiếu sót nếu nói về những cái vui và không vui của truyền thông nước nhà mà lại chỉ nhắc tới báo chí “chính thống” và loại bỏ nền truyền thông của các blogger Internet (“dân báo”) ra ngoài.
Phần đầu của bài sẽ nói về những cái chưa được, cũng như những chuyện "kém vui".
Yahoo! 360 đóng cửa
Sự kiện mạng xã hội Yahoo! 360 chấm dứt hoàn toàn hoạt động vào ngày 13/7/2009 có thể được xem là một mất mát lớn đối với cộng đồng mạng ở Việt Nam. Ra đời ngày 29/3/2005 và bùng nổ ở Việt Nam từ nửa đầu 2006, mặc dù chưa bao giờ lọt vào danh sách những mạng xã hội nổi tiếng thế giới (như MySpace, Facebook hay Friendster), nhưng Yahoo! 360 là nơi thân thiết nhất, “ngôi nhà chung” đối với các blogger Việt.

Blog Yahoo 360!
Cho đến trước khi sập, Yahoo! 360 chắc chắn là mạng xã hội được ưa chuộng nhất và phổ biến nhất Việt Nam. Đây là nơi chứng kiến đủ hỉ, nộ, ái, ố của cộng đồng blogger Việt: từ hiện tượng hình thành các “hot blogger” tới tâm lý ngưỡng mộ, tôn sùng những người nổi tiếng trên mạng, hay phản ứng dữ dội với các bài viết cực đoan, gây tranh cãi. Và cuối cùng là phong trào sử dụng blog Yahoo! 360 để phổ biến những bài viết có nội dung chính trị.
Dù đóng cửa do kết quả hoạt động kinh doanh không ra lãi của Yahoo hay vì  nguyên nhân nào khác thì sự kiện này vẫn là nỗi buồn lớn với blogger Việt Nam - những người dùng chung thủy nhất của Yahoo.
Bởi vì dù thế nào đi nữa, Yahoo! 360 cũng mang lại không ít điều tích cực: cổ vũ phong trào viết văn (dẫu có khi chỉ là vài dòng tâm sự cá nhân), khởi xướng trào lưu “văn học mạng”, và quan trọng nhất, là cầu nối cho rất nhiều mối quan hệ xã hội, phong phú và dân chủ hóa việc cung cấp và xử lý các thông tin. Trước khi có Yahoo! 360, chưa bao giờ mà cộng đồng mạng Việt Nam lại liên kết với nhau mạnh mẽ như thế.
Sau khi Yahoo! 360 đóng cửa, cộng đồng blogger Việt gần như tan rã, tản mát sử dụng các mạng xã hội khác nhau: Blogger, Multiply, Wordpress, Youme… Nhưng dần dần, họ có xu hướng tìm đến với Facebook, hình thành nên một cộng đồng Facebook Việt Nam khá đông đảo.
Tuy nhiên, từ khoảng đầu tháng 11, việc truy cập vào Facebook bắt đầu gặp khó khăn mà không rõ nguyên nhân. Đa số người dùng cho biết truy cập mạng xã hội này thường rất chập chờn, dấy nên lo ngại về khả năng đóng cửa Facebook. Hiện tại, tình trạng này đã được khắc phục phần nào.
Mờ nhạt vai trò của truyền thông phòng - chống thiên tai
Mùa mưa bão 2009 - như nhiều năm khác - lại tiếp tục chứng kiến tranh cãi giữa cơ quan khí tượng và những người “thụ hưởng” dịch vụ dự báo thời tiết. Người trách Nha khí tượng dự báo sai, người bảo dự báo thế là đúng. Có cảm giác như cả hai phía đều “mượn” báo chí để nói rõ lý lẽ của mình; còn báo chí thì cũng chỉ biết “trải chiếu” cho các bên giãi bày quan điểm.
Tuy nhiên, nếu công bằng thì phải trách cả những người được coi là chịu trách nhiệm diễn giải và phổ biến thông tin thời tiết từ Nha khí tượng tới công chúng nữa. Đó chính là lực lượng báo chí - truyền thông.
Có thể thấy lối diễn giải “đều đều” quen thuộc, thiếu sự nhấn mạnh cần thiết, của các PTV thời tiết trên sóng TH và phát thanh, đã làm mất tác dụng cảnh báo của thông tin. Các phóng viên báo viết thì bê nguyên xi bản tin cơ quan khí tượng cấp, với đầy đủ từ ngữ kỹ thuật, lên trang. Đến khi thiên tai xảy ra, gây thiệt hại, dư luận chỉ còn biết phản ứng một cách cảm tính là trút hết trách nhiệm lên đầu “Ông” khí tượng.
Tình hình đặt chúng ta trước việc phải "làm đậm thêm" cả chất lượng dự báo thời tiết lẫn vai trò của truyền thông phòng chống thiên tai.
Tôn trọng riêng tư - chưa thành “luật”
Có một số nguyên tắc làm báo xưa nay vẫn âm thầm được coi như là "đạo" khi hành nghề, đó là thấu hiểu số phận của những nhân vật đồng thời tôn trọng đời sống riêng tư của họ: không chụp hình, không nêu rõ tên tuổi, quê quán, địa chỉ... của cá nhân có liên quan tới đương sự nếu điều đó gây bất lợi cho họ. Điều này đã được "luật hóa" ở nhiều nước có hệ thống quy tắc và đạo đức báo chí nghiêm ngặt.
Thậm chí, với những cá nhân - đặc biệt là trẻ vị thành niên - có liên quan tới pháp đình, danh tính cũng như thông tin cá nhân và thân nhân đều được bảo toàn ở mức độ nhất định. Chẳng hạn, một số nước quy định không chụp hình trong phòng xử án, mà chỉ ghi lại hình ảnh bằng cách ký họa.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính "xác thực" của thông tin, nhiều tờ của ta báo lâu nay vẫn đưa cả ảnh con cháu nhân vật lên mặt báo bất chấp mọi ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy đến (chẳng hạn gần đây nhất là trường hợp sử dụng ảnh của con trai ông Lê Vân – người đàn ông 7 năm ôm tượng đựng cốt vợ). Những thông tin về trẻ em phạm tội khi vẫn đang ở tuổi vị thành niên được "cập nhật" và khai thác cặn kẽ cùng với những tấm ảnh đồng loạt trưng ngay trang bìa của các báo.
Chưa có một thống kê hoặc nghiên cứu nào - về cả mặt định tính và định lượng - công bố về "tương lai gần và xa" của những cá nhân đã từng được "lên mặt báo" theo cách đó. Một đôi lần, người ta có nghe tin về vụ tự tử nào đó vì có người nhà bị báo chí "phanh phui" các vụ tham nhũng. Người mang tội thì đã rõ. Nhưng, người vô tội cũng vô tình mang án tử...
Dân trí đi lên. Nền báo chí phát triển mạnh thêm. Đó cũng là lúc hạ tầng cơ sở cho nền báo chí phải được củng cố thêm, mà trước nhất - chính là việc hoàn thiện luật cho báo chí.
* * *
Những cái “được” của nền truyền thông Việt Nam năm qua
Một năm dồi dào “phản biện chính sách”
Có thể nói năm 2009 là một năm báo chí bám khá sát đời sống xã hội, theo cùng người dân và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người dân trong nhiều sự kiện lớn.
Không thể phủ nhận rằng, chính nhờ sự tích cực đưa tin bài, đóng góp ý kiến phản biện của báo chí, mà chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đưa đến việc Bộ Chính trị ra quyết định : “Tiếp thu các ý kiến đúng đắn của các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Ðảng và Nhà nước, các nhà khoa học, Ban Cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp...”.
Cũng nhờ sự tham gia của báo chí mà tin tức về tình hình Biển Đông – những động thái của Trung Quốc và các bên liên quan, quan hệ quốc tế trong khu vực… - mới đến được với đông đảo công luận trong và ngoài nước.
Nổi bật là vai trò “phản biện chính sách” của báo chí: Nửa đầu năm, những tin bài phản ánh kịp thời đã khiến chính quyền TP Hà Nội phải xem lại chủ trương “tiến sĩ hóa thành ủy”. Cuối năm, dự thảo về Quy chế quản lý lưu học sinh cũng được rất đông lưu học sinh Việt Nam quan tâm, góp phần làm cho nhà quản lý đã phải cân nhắc kỹ và có những điểm chỉnh sửa hợp lý khi ra quyết định.
Phát hiện những điều bất thường
Cùng với cộng đồng mạng (báo chí công dân), báo chí chính thống đã phát hiện việc trao giải thưởng còn nhiều khuất tất cho Vedan Việt Nam. Đó là giải thưởng “Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009”, và nơi nhận – công ty CP hữu hạn Vedan – là doanh nghiệp dính vào vụ bê bối “xả nước giết sông Thị Vải” hồi năm 2008.
Trước sức ép của dư luận, Ban Tổ chức đã buộc phải xem lại mọi việc. Kết cục là giải thưởng bị thu hồi (trước đó, Vedan cũng đã chủ động trả lại giải).
Cuối năm, kết quả kiểm toán về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) được công bố trên báo chí khiến nhiều người sửng sốt: Lương của một số lãnh đạo SCIC lên tới gần 1 tỷ đồng/năm. Mức này có vẻ không thỏa đáng, khi một trong những địa chỉ nhận vốn của SCIC là công ty CP Jestar Pacific bị thua lỗ nặng.
Khi phản ánh những chuyện “bê bối” lương thưởng ở SCIC, báo chí cũng đã trực tiếp nêu lên vấn đề cần làm rõ: hiệu quả hoạt động và sự minh bạch trong khối DNNN đến đâu?
Lời kết
Còn rất nhiều điều mà truyền thông Việt Nam đã làm tốt trong năm qua, cũng như còn cả những cái “chưa được” – do nguyên nhân chủ quan hay khách quan nào đó – mà khuôn khổ một bài viết không thể nêu hết được.
“Những gì đã qua sẽ còn lại trong chúng ta” - nhìn lại tất cả những điều ấy chỉ để mỗi năm, báo chí “chính thống” cũng như cộng đồng Internet ở Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn về số lượng và chất lượng, để góp phần xây dựng một “xã hội truyền thông” lành mạnh, đa dạng và minh bạch.
  quangcaopro - (theo TuanVietnam)