This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/14/2010

Quảng cáo xe Renault CLIO

Tìm cái mới trong khả năng sáng tạo của người Việt chúng ta



Nguyễn Hoàng Đức


Cái mới không phải là cái cũ, nhưng, luôn đi ra từ cái cũ. Muốn tạo ra cuộc nhảy vọt mới người ta luôn phải xác định nhảy qua cái gì của quá khứ, hay đường rẽ mới luôn bắt đầu tạo khúc ngoặt ngay trên con đường cũ, và một bình minh mới luôn khởi sự mọc lên giữa một bóng đêm tàn. Vậy, hẳn nhiên, muốn đi tìm cái mới, chúng ta luôn phải bắt đầu nhận diện chỗ đứng của mình, con đường của mình, tầm vóc của mình... để sửa soạn một cuộc vượt mình đem theo toàn bộ sức nặng cũ phóng vào giữa lộ trình mới.
Nhận thức mình! Vượt mình! Phóng mình! Và thiêu đốt mình bằng một nguồn nhiên liệu không bao giờ cạn lao trên con đường đã mở của mình, càng xa càng tốt, đó hẳn là cuộc hành trình của kẻ hành hương cái mới trên con đường sáng tạo. Từ Socrates đến Nietzsche, nguyên lý hành hương cái mới có lẽ chưa từng khác đi. Socrates đã mở màn cuộc sửa soạn vượt mình bằng một khởi điểm "Hãy tự hiểu mình" (connais toi - toi même) đến Nietzsche thì nhận thức đó đã biến thành "con người là cái gì đó cần phải bị vượt qua."
Để vượt qua con người cầm bút của chúng ta, những Phạm, Trần, Lê, Nguyễn... chưa một lần bén mảng đến vòng ngoài của hào quang Nobel, chẳng còn cách nào khác hơn để chúng ta làm, là mở màn nhận thức toàn diện về mình, về chỗ đứng, về khả năng, về truyền thống, về dự phóng của mình... mong mở màn bước trên con đường mới tinh khôi và sung mãn. Bởi xuất phát từ nền tảng đó, tôi xin được đề cập những gì cốt yếu mà con người và nghệ thuật Việt Nam sống và trải nghiệm, mong được chia xẻ ở mọi khía cạnh, vừa khả lý vừa khả nghiệm, hay thông cảm, ngõ hầu chúng ta cùng hợp sức tìm kiếm một con đường sáng tạo lớn vì quê hương và cho quê hương.
Do hoàn cảnh thổ nhưỡng, cần vượt qua một chất thể nhu nhược
Nhờ xây dựng một công trình lớn, phải nhập các chủng loại đá từ nhiều nước về, một anh bạn kiến trúc sư của tôi cho biết: sở dĩ, chúng ta phải nhập đá xây dựng, vì đá của chúng ta chỉ chịu đựng được sức ép từ 300-500 kg (trên độ dày cm3?) trong khi đó đá nhập ngoại có thể chịu đựng được sức ép từ 2000-2500 kg. Qua khảo sát kỹ hơn, tôi nắm được, đá của chúng ta mới chỉ ở mức đá vôi - marble (chưa cho vào lửa đã chảy rồi), chỉ có một vùng đá nằm ở khu vực tỉnh Lai Châu mới nhú lên được chút xíu để mớm chân vào hàng đá granit non. Xin quí độc giả đừng vội sốt ruột! Sở dĩ phải đề cập kỹ về đá đôi chút, vì đá là xương của đất. Và dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy thành dãy Trường Sơn chính là dải xương sống của miền đất quê hương. Chính vì mang trong mình một cột sống "đá vôi" người Việt ta có thể tạng uể oải, chóng mệt mỏi, chưa học, chưa làm đã muốn nghỉ. Vì thế, cái chí tiến thủ cũng chóng mỏi, không duy trì được khát vọng đi xa. Để hiểu thêm điều này, chúng ta hãy nghe các nhà toán học trong nước tâm sự: Việt Nam đoạt được rất nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi toán quốc tế, điều đó thật đáng tự hào về trí khôn của con em chúng ta. Song có một điều đáng tiếc, chúng ta có nhiều người học giỏi toán như vậy, nhưng lại không có nổi một nhà lý thuyết toán học tầm cỡ. Điều đó chứng tỏ, những con chim đầu đàn toán học của chúng ta mới chỉ đạt tới mức "làm chim công" múa may khoe khéo khoe khôn cho thiên hạ, sau đó tìm một nơi đậu đẹp để an toạ, chứ không muốn bay xa. Chúng ta sắm cho mình một đôi cánh thật lớn sau đó để tìm nơi đậu thật ấm, chứ không phải để phiêu lưu bay vào trong khoảng trời mênh mông giá lạnh.
Mặc cảm là một năng lực giúp con người trở thành vĩ đại. Chẳng phải một Napoleon đã mang theo mặc cảm đảo Corse trên suốt con đường trở thành hoàng đế của mình? Chẳng phải nước Anh từng mang nỗi tủi hờn về một xứ Anglo-Saxon bị người Norman khai hoá mà cố trở thành vương triều văn hoá? Và chẳng phải một nước Pháp vẫn mang nặng mặc cảm thất thủ nơi chiến luỹ Maginot trong cuộc chấn hưng sức mạnh của mình? Bởi thế, khi đề cập đến thổ nhưỡng "núi chưa cao sông chưa sâu" của quê hương, không có nghĩa là nói xấu Tổ quốc rừng vàng biển bạc, mà để gợi lên giữa lòng mặc cảm của chúng ta một sức mạnh muốn khắc phục chính mình. Người Việt vẫn nói "Đã yếu còn đòi ra gió." Không! Để hội nhập giá trị văn chương nhân loại, tất yếu chúng ta phải ra gió, không sợ gió, và đương đầu với gió! Tuy nhiên, phải bằng cách biết và lượng sức mình. Yếu hơn người thì phải chăm hơn người, "năng nhặt có ngày chặt bị." Ông cha ta đã để lại bài học: Phải miệt mài cắm cổ chạy như rùa thì mới mong thắng thỏ. Chứ đã chậm như rùa, lại vừa đi vừa tự ngắm mình, thỉnh thoảng lại leo lên mô đất cao bận rộn đăng quang mình, thì hòng gì có ngày kịp "thỏ".

Vượt qua cảm xúc bé mọn của nghệ thuật "phên-tre-nứa-lá" nhắm đến cảm xúc bi hùng kịch
Người Việt Nam nổi tiếng về tài bài binh bố trận thiết kế những cuộc thư hùng lẫy lừng lịch sử. Không chỉ thế, cả bi kịch cũng mang nỗi đau độc nhất vô nhị. Nói đâu xa, cuộc chiến dài đằng đẵng trong thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành điểm hội tụ sức nóng của các thế lực cường quốc trên hành tinh: nào chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản, nào Liên Xô và Trung Quốc với Mỹ, Pháp, Nhật, Tầu Tưởng... Sau 30.4.1975, khi ngọn cờ "đại thắng" được kéo lên thì cũng là cờ hiệu cho cuộc rút chạy thê lương của một bộ phận dân chúng. Thế mà, cho đến nay, những cây bút "bên này" vẫn chưa viết được cuốn sách nào khả dĩ lột tả nổi tầm vóc của "đại thắng"; còn những cây bút "bên kia" cũng vẫn chưa viết nổi cuốn sách nào cô đúc được bài học của thất trận và bất hạnh. Tất cả mới chỉ dừng ở mức lột tả những tâm trạng, tâm cảm, hay tâm lý hiu hiu, nhè nhẹ, buồn buồn... nổi lên như một khúc kèn lá, hay một bài ca "sến" sướt mướt nào đó.
Quay lại chuyện thổ nhưỡng, một anh bạn làm đàn có kể với tôi: anh bạn đi suốt từ Bắc chí Nam, chọn gỗ, ngâm, phơi để làm một cây đàn dân tộc. Song thật kỳ lạ, bất kỳ khúc gỗ nào đã tẩm ướp phơi khô xong, khi gõ chỉ vang lên tiếng ngũ cung. Cuối cùng anh bạn chợt nhớ ra, ngay những chiếc đàn đá, đục khoét từ giữa vách núi, khi gõ lên cũng chỉ có ngũ cung (không cứ Ta, cả Tầu cũng vậy). Điều đó nói lên tâm hồn nghệ thuật của chúng ta từ trong thể chất vang lên đã khá nghèo nàn. Nhiều nhạc sĩ cả đời chỉ sáng tác được một giọng thứ hay một giai điệu na ná nào đó. Không khí nghệ thuật của quê hương thực tế còn khá nghèo và khá yếu. Bởi vậy, giới nghệ thuật trong nước đã đặt tên rằng: "nghệ thuật của chúng ta còn rất Phên-tre-nứa-lá."
"Phên-tre-nứa-lá" là gì? Chẳng hạn như một chiếc đàn Krông-pút được làm bằng những ống nứa chặt "ngẫu nhiên" ở trên rừng, và người chơi biểu diễn bằng cách vỗ tay vào. Điều đó nói lên trình độ nghệ thuật của chúng ta còn rất "rừng rú" - nặng bản năng - mới chỉ đạt ở mức hồn nhiên - tự nhiên chứ chưa đạt đến mức siêu tự nhiên. Và, nỗi buồn của tre nứa ngẫu nhiên mọc sổi trên mặt đất được chăng hay chớ làm sao có thể biểu hiện được những đau khổ lớn của con người. Trong khi đó những chiếc kèn đồng hay dây đàn được tinh chế, nấu chảy, và đổ khuôn bằng toàn bộ trí tuệ của con người đã rúc lên những nỗi buồn của những vỉa quặng được hun đúc hàng triệu năm trong lòng đất... Nếu quí vị không thích lối ví von này lắm, thì xin chia xẻ với tôi ý nghĩa biểu tượng của nó. Ngay từ trước công nguyên, người Hy Lạp đã thiết kế lên những nỗi sầu bi kịch, để tạo ra một nghệ thuật bi hùng, nhắm cứu rỗi định mệnh thảm kịch làm người. Trong khi đó, những nỗi sầu của văn chương và nghệ thuật chúng ta mới chỉ ở mức buồn nhớ hiu hiu, rầu rầu tâm trạng, hay bàng bạc nuối tiếc... Tôi tin chắc, đây là một lý do xác đáng, bởi lẽ cho đến nay văn chương và nghệ thuật của ta chưa đủ vóc tâm hồn lớn ngang với những biến cố đã sản sinh ra chúng.
Vượt qua con người tài tử nhắm đến con người chuyên môn
Nhìn nền văn chương Việt Nam thấy nổi lên ngay một tình cảnh bẽ bàng này: Dù các tác giả có nổi tiếng đến mấy chăng nữa, nhưng khi đọc, tra cứu danh tài của họ, thật ít ỏi làm sao! Chưa tìm đã xong! Chưa đọc đã hết. Ngay các tác giả nổi tiếng đương thời cũng chóng qua mau như những thời vụ, vài chục truyện ngắn, một cuốn sách lỡ cỡ giữa khoảng một truyện ngắn dài và một tiểu thuyết ngắn, dăm ba tập thơ mỏng mảnh... Đã thế trong nước, đa số nhà văn, nhà thơ dường như chỉ được phong tên ở giai đoạn đầu ngắn ngủi, sau đó các vị bận chuyển qua làm cán bộ thơ, thủ trưởng văn, hay gác cửa biên tập. Ngoài nước, thì đa số viết văn tài tử, chữ nghĩa chỉ là thứ bán chuyên nghiệp, lúc tiện thì viết. Danh dự chuyên môn của nhà văn rất cao, song danh dự đó cũng là một thách thức rất lớn. Chúng ta đứng trước một thách thức rằng: Chúng ta chưa giỏi, chưa giàu truyền thống, chưa giàu đỉnh cao, vậy mà chỉ viết văn 'nghề tay trái' thì bao giờ mới bằng nhân loại?
Vượt qua con người đời thường nhắm đến con người dấn thân cho nghệ thuật
Vì sao chúng ta mới chỉ viết văn bằng tay trái? Vì chúng ta còn mải lo kiếm sống bằng một nguyên do biện chính đầy mãnh liệt rằng cơm áo không đùa với khách thơ! Sự biện chính không chỉ nằm trong khuôn viên thơ. Điều đó có chính đáng không? Khi chúng ta còn quá bận tâm đến khuôn viên của chiếc dạ dày, thì làm sao còn sức để mở rộng biên giới của khuôn viên văn chương. Một lần, nghe một vài nhà văn của ta cứ ca thán về điều kiện vật chất eo hẹp của Việt Nam, các nhà văn, các nhà khoa học chưa được đáp ứng đầy đủ điều kiện để làm việc, nên chưa có được tác phẩm và công trình lớn, tôi có đáp lại họ rằng: "Nước Đức là nước có truyền thống trọng dụng các nhân tài khoa học, vậy mà quí vị thử xem họ đã bỏ đói Emmnuel Kant như thế nào? Và chính bản thân Kant, ông có bao giờ bị ám ảnh dù chỉ một lần về sự nghèo túng của mình, hay ông chỉ luôn thao thức về những đề tài suy tưởng?" Một lần khác, nghe dăm nhà thơ kêu nỗi lo phải chạy vạy nỗi khó khăn đời nên họ không toàn tâm cho thơ được, tôi có thưa với họ: "Chưa nói đến việc các anh sợ nghèo, chỉ nói đến nỗi cô đơn thôi, các anh đã không một lần dám chấp nhận việc gánh vác nó." Họ đều im lặng.
Nghèo đói, cô đơn là đức dấn thân đầu tiên của nghệ thuật. Đó là chưa kể đến các đức dấn thân lớn hơn cho công chính, tự do, và bác ái... Nếu chúng ta lẩn trốn những con đường dấn thân đó thì nghệ thuật đến với chúng ta bằng ngả nào?
Vượt qua con người bình thường nhắm đến con người đối thoại
Từ cổ đại đến nay, cốt lõi của mọi loại hình nghệ thuật là đối thoại. Đó cũng là yếu tố đầu tiên của mọi văn phẩm mà Aristotle đã chỉ ra là story. Plato nói: "Suy tư là đối thoại, khi một người suy tư, anh ta thủ các vai trên sân khấu trí tuệ của mình. Anh ta hỏi, anh ta trả lời câu hỏi của mình. Rồi anh ta tự đánh giá lấy." Cái yếu đầu tiên của nền văn học chúng ta là kịch tính - bởi vì tính đối thoại yếu! Các nhân vật lờ phờ nói chuyện với nhau, bởi thế không thể đánh lửa lên cho các cuộc xung đột tìm kiếm tâm lý, cảm xúc, sự thật, hay lý tưởng. Hơn cả thế, nền văn chương dậm chân quá lâu tại những kinh nghiệm và quan niệm bởi nó không có được không khí luôn luôn đối thoại để cọ sát trí tuệ. Nhìn qua Âu - Mỹ thấy nền văn học của họ phát triển nhanh nhờ bởi các sinh hoạt đối thoại trí tuệ luôn luôn diễn ra tại các salon văn học. Không đối thoại tức là từ chối trí tuệ, và từ chối sự thẩm giá tác phẩm cũng như không khí sinh hoạt cho nền văn. Một nhà thơ Việt Nam đã ví "các nhà thơ đi đâu cũng giống con ốc cõng theo nhà" vừa từ chối đối thoại, vừa lẩn trốn đối thoại. Là hiệp sĩ thì phải so kiếm mới thấy được tài ba, mong rằng nền văn học của chúng ta sẽ xây dựng được không khí đối thoại để giúp nhau đào luyện và nâng cao bản lĩnh cho bút mực.
Vượt qua những ông thầy
Người Việt có một niềm tự hào và cũng là một nỗi khổ, đó là hiện tượng Nguyễn Du "viết một lần cho tất cả" và "ca ngợi một lần cho xong". Các cây bút hậu thế lúc nào cũng vừa rụt đầu rụt cổ chiêm ngưỡng vừa luôn đem bức tượng đài Lục Bát đó ra làm bảo bối bảo hiểm cho danh dự của cả nền văn học mọi thời và mọi chỗ. Chưa hết, nhiều người còn tự hào về thơ Đường như thơ của dân tộc mình và coi nó như một đỉnh cao đã xây sẵn trong quá khứ chẳng cần xây gì thêm nữa cả.
"Đồ đệ ấy sẽ phản bội thầy, bởi chính đồ đệ ấy cũng có sứ mệnh phải làm thầy." (Nietzsche) Đã đến lúc, chúng ta không chỉ bò theo con đường của Nguyễn Du, mà phải tạo ra một Nguyễn Du khác, nhiều hơn nữa, hai, ba, hoặc vô vàn Nguyễn Du khác... càng nhiều càng tốt. Và đến lúc chúng ta hãy trả giá trị thơ Đường cho nền văn hoá Trung Quốc lưu kho bảo tàng. Chúng ta đừng tình nguyện làm thủ kho cho một nền thơ cách đây hơn cả ngàn năm mà chính người Trung Quốc đã và đang muốn vượt qua.
Để kết luận, tôi xin được nói rằng, sáng tạo cái mới, tức là không ngừng vượt qua tất cả từ địa vị, khả năng, đến những ông thầy của mình. Và hãy phiêu lưu về phía trước để gặt hái những giá trị mới, để làm nên những diện mạo mới, và xây lên những tên tuổi mới! Đừng trở thành kẻ giữ kho để thủ đắc một sự an toàn duy nhất "ta sẽ không chết đói giữa dòng trôi của cuộc đời". Xin hãy dời bỏ những kho tàng quá khứ! Xin hãy lao về phía trước! Hoặc ta là thành công của ta! Hoặc ta là thất bại của ta! Dù thế nào chăng nữa ta cũng đã hoá kiếp một đời sống ru rú thủ kho!

Chất hiện đại trẻ?





Đỗ Hoàng Linh
Tản văn "Quà đêm"



Là một phạm trù tập nhiễm khó lý giải nhưng dễ nhận biết. Bất luận cái gì cũng có thể ghép với từ này được. Ví như: nhịp sống, phong cách, hơi thở, thời trang, lối sống, vui chơi, giải sầu, tiêu khiển, thư giãn hay thậm chí cưới xin hay tang ma cũng có ảnh hưởng của chất hiện đại, đặc biệt nhanh nhạy với chất này là cánh trẻ. Do ảnh hưởng to lớn và sức lan truyền quá rộng, hẵng khoan khoan vội vàng, để từ tốn lần theo cội nguồn ngô khoai của nó như từ điển ngôn ngữ tiếng Việt giải thích: thuộc thời đại ngày nay; có tính chất tinh vi trong trang bị, máy móc được sử dụng. Nhưng thực tế cuộc sống thì kết luận: hầu như tất cả những gì ngoại nhập, mới lạ, đắt tiền, có sức hấp dẫn sở thích cá nhân và thu hút sự chú ý của xã hội đều có thể coi là hiện đại. Phải thừa nhận rằng tính hiện đại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay: đời sống được nâng tầm văn minh, tiện nghi đầy đủ hơn nhờ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nối mạng, vệ tinh, âm thanh vòm nổi, hình ba chiều, màu thật như mơ, mùi quyến rũ, vị tùy thích tận hưởng… thế nhưng, chợt có người chép miệng lắc đầu: lớp trẻ hiện nay sùng bái cá tính và sự khác người, ghét hiện tượng coi là cổ, dồn hết tâm trí để lên đời, vậy thế nào là quan điểm tư tưởng và biểu hiện của chất hiện đại?
Trước hết, ta tập hoan hỉ mê say bàn luận về thời trang hiện đại trẻ. Đã xa lâu rồi mô đen bò cả cây, nhồi nhét bó cứng cựa và mốt lụng thụng cũng không phù hợp nữa, bây giờ phải xài đồ liên hợp quốc, đa quốc gia phối hợp mới xịn: mua hoa Pie-Cácđanh, tóc nhuộm Hàn Quốc, kính mát Gucchi, dây chuyền J. K. G., nhẫn kim cương Newwatch, đồng hồ Thụy Sĩ, ví da Dunhill, giày Pháp, quần Mỹ thụng trên bó dưới, áo chẽn trong phai phui ngoài kiểu Yves, cà vạt lụa Versace, nước hoa Channel 5, di động khối E.U., xe máy Nhật, xe hơi Đức và bật lửa hoặc bộ cắt móng tay Hồng Kông… vậy là bức tranh toàn cảnh về thời trang cấp tiến tương đối hoàn thiện. Đã bao giờ bạn thử mang một trong những hiệu kể trên chưa, chắc sẽ tự tin và yêu đời hơn, huống chi cánh trẻ một khi trang bị đầy đủ như thế thì hào khí bừng bừng phải biết. Mà đã có đồ, vật dụng tân tiến sẽ dẫn đến phong cách hiện đại được thể hiện tập trung qua nmỗi động tác gắp đũa ăn: thật cảnh vẻ, ngửi hít kỹ càng, lựa toàn món giàu đạm ít béo, bỏ thừa khá nhiều trên bàn ăn, cao giọng phê phán thịt cá, ưa rau cháo tương cà; từng hớp uống: dùng đồ hộp để lạnh, tránh dùng đá đến mức tối đa, bia và rượu là chủ đạo, càng uống được nhiều càng tốt, dùng loại giá càng cao càng xịn, lỡ say xỉn đã có tắc-xi; phương pháp trả tiền cũng phải phóng khoáng bất cần: tiền lẻ coi như không thèm để ý lấy lại nhưng đánh giầy cả đôi chỉ hoạnh họe trả tiền một chiếc; dáng đi đứng thiên nhiên: khuỳnh khoàng, ghé mông ngồi bất kể chỗ nào dù cao thấp bẩn sạch vô tư, gọi điện thoại rõ oang oang, kéo dài giọng, đứng lâu chỗ đông người càng tốt, đặc biệt là ngôn ngữ khẩu khí thì miễn tranh luận – toàn những từ đêm mà bách khoa thư tiếng Việt chưa chắc giải thích trọn vẹn được; thế rồi ưa tốc độ tự do: phóng xe dàn hàng ba, đèo kẹp bốn rùng rùng trên đường phố không lo chi vì đã mua bảo hiểm Prudential cả trăm triệu rồi.

Công việc làm ăn của cánh trẻ chưa chắc đã được ổn định, học hành bập bõm, băm xé ngang dọc nhưng họ chung sống với bài bạc thâu đêm, rầm rập ùa vào vũ trường, ông ổng karaôkê, mệt thỉu píc níc, say mèm bia rượu rồi miệt mài bi-a, tennis, sân gôn cho oai. Khi bị phỏng vấn chộp, rất nhiều đại diện giới hiện đại giải thích na ná nhau dạng: Đời là mấy tí, cứ xả láng đi, sau chán rồi làm lại cuộc đời; hoặc lên giọng răn dạy: không tranh thủ ăn chơi nhảy múa, lỡ dính ung thư hay AIDS có phải tiếc đời không; hay khoát tay gạt phắt: việc ai nấy lo, đủ tiền ăn chơi được là tốt rồi… từ những ý tưởng trên nhiều người tặc lưỡi thử cái chết trắng hay nàng tiên nâu cho biết mùi đời, khi biết được cay đắng thì đời đâu còn nữa? Bị cuốn theo dòng chảy khẩn trương bộn bề sự kiện cập nhật của cuộc sống nên giới trẻ chắc không còn thời gian tạm dừng để nhận thức xem mình đang đi hướng tới ngưỡng nào trong thời hiện đại. Nói từ kỹ thuật là cuộc sống bây giờ như tốc độ đẩy phi thuyền con thoi lên vũ trụ, nhưng tiếng dân dã nôm na là tàu nhanh, hết mình V-A-C (vui ăn chơi). Đã xưa rồi câu ăn nhanh- đi chậm – hay cười, nay cần ăn ít, học chậm, hay uống mới ngầu, và sự thật rất nhiều thanh niên, sinh viên, học sinh ngồi khề khà nâng lên đặt xuống ở các quán bar, cũng gật đầu cụ non: đồng tiền đi t rước là đồng tiền khôn? Nghe mà nhói đau lòng. Có thể một phần những tấm gương đục mờ tham ô, thụt quỹ, bớt xén của công làm giàu cá nhân hoặc bài bạc xả láng, ăn chơi vung vãi tiền chùa gây ảnh hưởng không tốt chăng? Một số thanh niên mới lớn hoặc sinh viên mới ra trường, chưa tự kiếm sống nuôi bản thân được, ngày ngày năn nỉ xin tiền cha mẹ, vay mượn bạn bè, cũng đua đòi lao vào vòng xoáy chịu chơi: bỏ học, uống rượu, đề đóm, lúc thi dùng phao, phao xịt thì bơm tiền, mua đề, xin thầy. Đêm cao điểm ở các nhà hàng, vũ trường, quán cafê không thể đếm xuể những mái đầu còn xanh cố nhuộm vàng tô đỏ nhếch nhác loang lổ ra sức hú hét quay cuồng, dốc cạn ừng ực đầm đìa tới nửa đêm khiến nhiều người thắc mắc: sao họ khỏe thế? Dùng thuốc gì chăng? Tiền ở đâu ra mà xông xênh vậy? Xả láng thâu đêm bố mẹ không biết gì sao? Kiệt quệ vì chơi hết mình thế thì học thế nào? Chưa hết, dọc theo nhiều tuyến phố chính, những kẻ lên cơn tháo phanh, bỏ bô xe, rú máy lao với tốc độ cuồng điên bất cần đời, bỏ qua phép nước, coi thường mạng sống của mọi người và của chính mình, có sứt đầu mẻ trán gãy chân tay gây tai nạn cũng chấp nhận chơi phải chịu, còn lỡ bỏ mạng thì coi như tử vì đạo đua xe? Thật vô nghĩa! Kết quả của những cuộc V-A-C hiện đại đó như thế nào thì ai cũng rõ và quá đủ để các bậc phụ huynh suy nghĩ, đừng nên tặc lưỡi tự an ủi: thôi thì cá chuối đắm đuối vì con. Nếu hy sinh hết thảy để con cái nên người, có tương lai tốt đẹp hơn thì cha mẹ nào tiếc, nhưng hết lòng vì con cái để chúng đốt cháy tương lai bằng khói và rượu, thậm chí tự hủy hoại bản thân thì các bậc phụ huynh liệu có áy náy chăng?
Vấn đề cơ bản nhất để xét đoán và quy kết bản chất câu từ hiện đại không phải là phạm trù ngôn ngữ, mà chính là cách tư duy sai lạc, biến tấu lầm lẫn về cả ngữ nghĩa và hành động. Người Việt chúng ta vốn có truyền thống cần cù, thông minh, ý chí quật cường, giàu lòng bác ái, không bao giờ muốn phụ thuộc, luôn tự hào về truyền thống văn hóa riêng của mình. Thế mà một số chủ nhân tương lai của đất nước nỡ nổi cơn vui đến mức ghét chữ, học đòi chất hiện đị, trong khi các bậc phụ huynh lại xao lãng trách nhiệm và nghĩa vụ để mặt trái của tính hiện đại gặm nhấm dần nhân cách con em mình? Đành rằng chẳng có ai thật hoàn mỹ, chẳng có gì quá trọn vẹn nhưng đã đến lúc cần phải nghiêm túc cân nhắc phân minh cái lợi hại của trào lưu hiện đại, để chắt lọc tinh hoa, loại bỏ những tạp chất vẩn đục nhằm giữ gìn và trân trọng những gì thanh lịch, đáng yêu nhất của bản tính người Việt. Nên suy ngẫm câu nói của cổ nhân: Hay đến mức mọi người đua nhau khen là cái hay rất dở! Đẹp đến nỗi thiên hạ thi nhau bắt chước là cái đẹp rất xấu?

Nghệ thuật đàm phán giá với khách hàng




Có rất nhiều nguyên tắc trong việc bán hàng, nhưng có một nguyên tắc hầu như không bao giờ sai, đó là: nếu bạn hướng toàn bộ sự chú ý của mình vào giá bán của sản phẩm hay dịch vụ thì khách hàng của bạn cũng sẽ làm y như thế - tức là chỉ tập trung vào yếu tố giá cả.



Trừ khi bạn có thể làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì chỉ sản phẩm với mức giá thấp nhất mới có thể bán chạy.

Giá cả luôn là vấn đề quan tâm lớn nhất của khách hàng và đôi khi khách hàng có những phản ứng về giá mà không phải người bán hàng, hay thậm chí nhà sản xuất nào cũng có thể giải thích thoả đáng. Chìa khoá để tránh phản ứng là tạo điều kiện cho khách hàng biết họ sẽ nhận được gì từ khoản tiền mà họ bỏ ra.

Bart McConley, Giám đốc phụ trách bán hàng của Tập đoàn Warnock Automotive Mỹ, cho rằng: “Nếu ai đó không biết về phản ứng giá và đàm phán, đó là người đang điều hành một cửa hàng bán xe hơi thành công. Cách xử lý về phản ứng giá của anh ta là gì? Tất cả là vấn đề nhận thức”- anh nói. “Nhiều người bán xe hơi đã hạ giá ngay tại điểm bán xe, thậm chí trước khi khách hàng bước vào xe. Lúc đó, khách hàng sẽ bỏ qua điều gì để nghĩ về những giá trị mà họ nhận được?”

Quan điểm của McConley rất đúng. Dưới đây là 4 điều chúng tôi học được từ sự phản ứng của khách hàng về giá bán của sản phẩm:

1. Bán bằng giá trị thật của sản phẩm
Đừng bao giờ để mình rơi vào tình thế phải xin lỗi vì giá sản phẩm của bạn có điều gì đó chưa hợp lý. Hãy xác định đúng giá trị của sản phẩm và trung thành với nó. Bạn chỉ có thể làm được điều đó nếu có thông tin hỗ trợ cần thiết đối với giá của bạn. Bạn phải luôn có ít nhất 3 lý do chính làm cho sản phẩm của bạn trở thành duy nhất để phân biệt bạn với đối thủ và làm cho sản phẩm của bạn thêm giá trị. Mục đích của bạn là giúp khách hàng hiểu được giá trị thật của những gì mà bạn bán cho họ.

2. Cẩn thận với việc giảm giáBạn chớ nên tiếc những khách hàng không thấy được giá trị của bạn, thậm chí hãy tránh xa họ nếu có thể. Nếu bạn chỉ có một khách hàng tiềm năng, bạn sẽ muốn làm mọi việc để bán được hàng cho họ, dù có phải giảm giá bao nhiêu chăng nữa. Nhưng khi bạn đã có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, bạn sẽ thấy rằng nếu không bán được cho người này thì bán cho người khác. Còn nếu bạn liên tục hạ giá, khách hàng tiềm năng sẽ nhanh chóng nhận ra là bạn đang đánh giá thấp không chỉ sản phẩm của bạn mà còn cả chính công ty bạn nữa.

3. Biết khi nào cần thương lượng

upsan1.jpgVí dụ bạn đang chuẩn bị giới thiệu một sản phẩm mới, thì yếu tố giá thấp có thể giúp sản phẩm xâm nhập thị trường với cơ may thành công cao hơn, đồng thời giúp cho thành công của bạn bền vững hơn. Khi đó, nếu một khách hàng ngỏ ý muốn mua số lượng lớn, thì bạn cần đàm phán về giá sao cho công ty không bị thiệt thòi mà vẫn phải giữ được khách hàng. Tuy nhiên sự linh động về giá nên dựa vào mối quan hệ dài hạn và có lợi cho cả hai bên.

4. Tự tin


Có thể khách hàng của bạn sẽ hỏi: “Nếu tôi phải trả cho bạn nhiều hơn so với các hãng khác để mua sản phẩm của bạn, vậy thì tôi sẽ nhận được gì từ khoản chênh lệch này?”. Điều then chốt ở đây là bạn cần chỉ ra được giá trị vượt trội của sản phẩm, những ưu điểm mà đối thủ không có. Hãy thuyết phục sao cho khách hàng tin tưởng bạn, làm cho họ cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch hay cộng tác với bạn.

Sự quả quyết của bạn chính là công cụ quan trọng nhất mà bạn có để giải toả những thắc mắc hay phản ứng về giá, cũng như tại thời điểm cần đàm phán về giá. Nếu bạn có đủ tính quyết đoán để vượt qua nỗi lo sợ làm mất khách hàng, bạn có thể giúp công ty đương đầu với bất cứ phản ứng về giá nào. Bạn hãy tin chúng tôi, tính tự tin luôn dẫn tới thành công, đặc biệt ở những nơi giá cả được quan tâm.


 quangcaopro - (Theo Doanhnhan360)

ÂM NHẠC VÀ NHỮNG ĐIỀU CÁC CMO NÊN BIẾT (P2)

Ruth Simmons
Bây giờ chúng ta hãy đi vào trọng tâm vấn đề về âm nhạc
Các dự án của chúng ta thường được tiến hành bởi nhiều agency, ở những khu vực khác nhau, với những ý kiến không giống nhau về việc cần chọn ra loại nhạc gì và  họ cần chúng hoạt động như thế nào.
Điều này khiến cho vai trò của âm nhạc và khả năng đóng góp tiềm tàng của chúng đối với tài sản thương hiệu thường bị thỏa hiệp. Sự gắn kết chung nhất trong phần âm thanh của thương hiệu trở nên mập mờ lẫn lộn, và mặc dù chúng hiệu quả tại thời điểm ban đầu và chạm tới khách hàng mục tiêu, nhưng sau đó có thể bị rơi rớt trong việc kết nối với họ ở một cấp độ sâu sắc và ý nghĩa hơn.

Các thương hiệu đã đầu tư một khoản tài nguyên khổng lồ vào nghiên cứu thị trường, nhưng việc đầu tư hiện tại có bao gồm phần âm nhạc vẫn còn gây chú ý một cách hời hợt với phong cách sống hay là  những gì người tiêu dùng yêu thích hay ghi nhớ.
Để có được giá trị to lớn hơn, chúng ta nên thấu hiểu cách mà người tiêu dùng nghe và  cảm nhậc âm nhạc, điều gì ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc của họ, và tác động nào có trong âm nhạc sẽ kết dính vào với sản phẩm.
Trước mắt các thương hiệu am tường hơn về việc làm thế nào để khách hàng thật sự nghe thấy tiếng nói của mình, so với những gì thương hiệu đó muốn hay nghĩ rằng họ đã nói ra.
Việc xác minh rằng liệu tiếng nói của thương hiệu có cộng hưởng với khách hàng – những người có thể nhận ra thương hiệu từ những gì họ được nghe thấy – là công việc tốn nhiều thời gian. Nhưng có vẻ như mối quan hệ mang tính xây dựng này cũng không thường được xem như là một nhân tố trong tiến trình của chúng ta.
Nghiên cứu đã cho thấy, khi các đối tác quảng cáo quyết định thay đổi “âm thanh thương hiệu” một cách ngẫu hứng, điều này có thể gây nên một tác động bi kịch, khiến cho khách hàng hoang mang và bối rối.
Có nhiều trường hợp vô tình mà đối tác quảng cáo của đối thủ cũng đã đánh giá đúng giá trị bản chất của việc làm thương hiệu bằng âm thanh và biết cách vực dậy thế bài yếu của mình.
Để tránh trường hợp xảy ra nêu trên, các thương hiệu phải đưa ra những phương pháp tốt hơn trong việc đánh giá khả năng kết nối với khách hàng của mình và mức độ cộng hưởng trong phạm vi thị trường của đối thủ cạnh tranh.
Để quản lý và đo lường gái trị của âm nhạc, trước hết chúng ta phải có định nghĩa  về “âm thanh của thương hiệu” và nó đại diện cho điều gì.
Mọi người trong đội ra quyết định về phần âm nhạc nên hiểu chi tiết về những gì mà nó cần có ở trong mọi tình huống. Điều này yêu cầu phần âm thanh của chúng ta phải vượt xa những cách gọi thông thường như “Điều gì đó gây tác động thúc đẩy” hay tệ hơn là “Bất kì bài nhạc nào khiến chúng ta trông hay ho một cách nhanh chóng”
Ở những năm hiện tại, quyết định mua của người tiêu dùng thiên về giá trị cảm nhận hơn, so với công năng sử dụng. Điều này cho thấy, dù thế giới có phát triển về công nghệ kỹ thuật đến đâu chăng nữa, thì chúng ta vẫn khao khát về những giá trị về mặt cá nhân. Âm nhạc là một công cụ đầy sức mạnh mà có thể đem những chất lượng mang tính xúc cảm của các sản phẩm và dịch vụ đến với cuộc sống. Và với sự tham gia của hệ thống truyền thông đa phương tiện, âm nhạc có thể thích ứng tài tình để giúp các sản phẩm và dịch vụ vươn tay chạm tới người tiêu dùng với một số lượng hứa hẹn sẽ rất đông đảo.
Con đường phía trước: Xây dựng “Tài sản về âm nhạc”
Để đạt đến đẳng cấp của sự tinh tế, mà một thương hiệu kỳ vọng vào các mặt khác trong chương trình marketing của mình, thì việc thay đổi trong cách nhìn nhận từ khía cạnh âm nhạc hiện được chú ý đến như một chức năng cung cấp dịch vụ mềm cho nền tảng của chiến lược kinh doanh - là một yếu tố sống còn.
Một phần của cuộc hành trình này đơn giản là việc khám phá và học hỏi để trả lời cho 4W và 1H: What, where, when, how và why – để biết được phần âm nhạc đóng vai trò ra sao cho một thương hiệu cụ thể. “Âm thanh của thương hiệu tôi sẽ là gì” (What does my brand sound like?) là một câu hỏi chiến lược mà bất kỳ thương hiệu nào có dự định sử dụng âm nhạc vào mọi lĩnh vực trong marketing, nên hỏi và trả lời.
Và nếu một thương hiệu hiểu được vai trò và tác động của âm nhạc rồi, thì họ cần những hệ thống có thể so sánh chi phí phải trả với các chỉ số trên thị trường, khả năng tiết kiệm, tối ưu hóa tiến trình, và chi phí để thực hiện tốt nhất.
Họ cần phải hiểu làm cách nào để cung cấp và đầu tư tiền bạc vào việc tìm kiếm và đạt được những thuộc tính âm nhạc cần thiết, hơn là chỉ đứng ra trông coi tiến trình chung và thỉnh thoảng còn ngăn cản các yêu cầu của các bộ phận cung ứng.
Một chiến lược về âm nhạc nên thâu tóm tất cả các cách thức hứa hẹn về mặt cảm xúc hoặc có thể tiếp cận khách hàng một cách khôn khéo, đồng thời có khả năng thực hiện. Tất cả những điều này sẽ cần đến các chuẩn đo lường marketing mà có thể điều chỉnh sự nguyên vẹn của phần âm nhạc, cùng với sự tương đồng của các giá trị thương hiệu.
Bằng cách đó, mỗi khi thương hiệu sử dụng âm nhạc ở bất cứ lĩnh vực marketing nào, đều tạo ra được một tài sản về âm thanh. Các thương hiệu sẽ tạo ra những thuộc tính thú vị mang tính trí tuệ vượt xa việc đóng gói, hình thức chai lọ, logo,.. và việc sử dụng âm thanh còn hỗ trợ và làm nổi bật sự khác biệt của thương hiệu, cũng như giữ lại lòng trung thành của khách hàng.
Tiếp sau đó thì âm nhạc sẽ không còn bị xem như một sự đam mê đắt tiền nữa, mà nó sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch, việc sản xuất, và cả việc giúp đội ngũ marketing giải trình yêu cầu ngân sách của họ.
Những ai vận dụng và chịu trách nhiệm về phần âm nhạc nên chuẩn bị tinh thần để chào đón những cơ hội có được từ việc nắm giữ những khả năng, sức mạnh của nó và khả năng định giá việc thực hiện. Đó là con đường duy nhất giúp các thương hiệu đạt được giá trị âm nhạc cốt lõi.
Như Stephen King đã nói “Chúng ta không thể lên kế hoạch với những phỏng đoán và những lời nhận định, mà với những sự thật hiển nhiên nhất mà chúng ta có thể tìm hiểu được”.
Thời cơ đã đến để âm nhạc trở thành một yếu tố đóng vai trò thực sự trong tài sản của thương hiệu. Đừng lo lắng cam chịu kết quả kinh doanh của thương hiệu bạn bị chạm đáy, một khi yếu tố âm nhạc đã được đạt lên hàng đầu.
Xem phần 1 tại đây
quangcaopro - (Kim Anh – Sưu tầm và lược dịch từ Marketingprofs)

Âm nhạc và những điều mà các CMO nên biết (P1)


Ruth Simmons
Âm nhạc là một trong số những công cụ hữu ích tựa như cánh tay phải đắc lực của làng quảng cáo. Theo Hiệp hội Quảng cáo Quốc gia của Mỹ, trong năm 2006, top 100 công ty quảng cáo tại nước này đã tiêu tốn từ 150 triệu đến 2 tỷ Đô la dành cho phương tiện truyền thông có âm thanh, như quảng cáo truyền hình và Internet. Tại Anh, người ta ước lượng rằng trong năm 2008, chi tiêu trong việc thu âm tác quyền âm nhạc cho việc đồng bộ hóa đã đạt mức 60 triệu Bảng (tức 98,8 triệu Đô la Mỹ).

Tuy nhiên các thương hiệu vẫn còn đang tìm hiểu chuyện bằng cách nào mà một nhóm khách hàng mục tiêu riêng biệt với những giá trị đã bị san sẻ và những nguyện vọng riêng, lại hình thành nên lòng trung thành với một thương hiệu nào đó. Họ đương nhiên đã tìm thấy các cách thức tổ chức quản lý và đo lường để có những hệu ứng về màu sắc, bố cục câu chữ, ánh sáng, và các tác nhân kích thích giác quan bên ngoài khác. Vậy liệu âm thanh, nói một cách đơn giản, có phải là giới hạn tiếp theo chăng?
John Hegarty – người đàn ông đứng đằng sau những mẫu quảng cáo của Levi’s và bộ sản phẩm khử mùi Lynx, đã từng khẳng định rằng “Âm nhạc đóng góp 50% sức mạnh cho thành công của một mẫu quảng cáo”. Thế nhưng đến ngày nay, có rất ít chuẩn mực được áp dụng thường xuyên trong việc lên kế hoạch và cả những tiến trình sáng tạo, để đo lường giá trị của âm nhạc và âm thanh đối với việc tiếp thị thương hiệu.
Người tiêu dùng thì vẫn tiếp tục phải vật lộn để tiếp cận được với những bản nhạc đi kèm với hầu hết các quảng cáo trên TV mà họ phải chịu đựng mỗi ngày. Trung bình hàng năm có khoảng 30.000 quảng cáo thương mại sử dụng âm nhạc.
Tuy thế, như ở liên hoan quảng cáo Cannes Lion 2008, khán giả của các nhà sản xuất truyền hình quốc tế, các nhà sáng tạo, và các nhà tiếp thị thương hiệu đã khám phá ra rằng khi được thách thức, họ chỉ có thể tự động chỉ ra được một cách chính xác phần nhạc đúng của dăm ba sản phẩm mà thôi. Một cách tình cờ, một trong số những sản phẩm đó là mẫu quảng cáo được lên sóng vào năm 1971 của Coca Cola - “Tôi thích dạy thế giới hát” (“I’d like to teach the world to sing”)
Âm nhạc vừa là Nghệ thuật vừa là Khoa học
Thật khó mà tưởng tượng ra thời kỳ mà chúng ta không thể đặt giá trị vào một thứ gì đó mà thương hiệu mình đại diện, nhưng thực ra khoa học về thương hiệu thì chỉ mới hơn 40 năm tuổi một chút thôi.
Sau đó, những con người có ảnh hưởng vĩ đại như David A.Aaker – CEO của công ty tư vấn thương hiệu Prophet, và tiếp đến là Stephen King – nhà lãnh đạo  trước đây của J.Walter Thompson, đã đặt ra những nền móng cấu trúc và chuẩn mực mà từ đó giúp chúng ta hiểu rõ thế nào là Thương Hiệu.
Và vào lúc bấy giờ, ý tưởng về việc chúng ta đặt giá trị vào một tên gọi hay một hình ảnh cũng đáng nghi vấn, tựa như gợi ý hôm nay về việc chúng ta có thể đặt giá trị vào mặt âm thanh của một thương hiệu.

Giám đốc của Globalview Advisor tại Luân Đôn, công ty chuyên cung cấp dịch vụ cố vấn và định giá Tài chính – ông Sarpel Ustunel cho rằng “Khó mà định giá cho một thứ mà bạn không chạm tay vào chúng được”, nhưng đo lường những tài sản vô hình như thế này là chìa khóa của bất kỳ việc định giá tài sản thương hiệu nào.
Thực vậy, một cuộc khảo sát tiến hành bởi Pricewaterhouse năm 2005 đã phát hiện ra một chỉ số đáng kể - đó là tài sản vô hình chiếm hơn 60% giá trị của một công ty.
Vậy vì sao chúng ta vẫn còn nhẹ tay trong việc đặt ra bất kỳ chuẩn đo nào về âm nhạc hay hơn những câu hỏi thông thường như thích hay không thích, hoặc vẽ biểu đồ này nọ.. Một tục ngữ của y khoa nói rằng: Một người một người sợ sự đánh giá của người khác tức là sợ chính mình. Nhưng liệu các nhóm sáng tạo chắc chắn có bản lĩnh mạnh mẽ hơn thế?
Theo Adrian North và David Hargreaves đến từ Đại học Leicester, thì 24% khách hàng thích mua một sản phẩm có phần âm nhạc quảng cáo mà họ dễ hát theo, họ yêu thích và phù hợp với thương hiệu hơn, so với 8% từ phía khách hàng có ý kiến trái chiều. Nghiên cứu này được tiến hành năm 1990, tuy nhiên vẫn được nghành công nghiệp thương hiệu đánh giá cao. Ngày nay việc lựa chọn và đo lường giá trị của âm nhạc là một công việc mang tính thôi thúc và có ý nghĩa quyết định sau cùng.
Khả năng mà mỗi thương hiệu có được những “Gien di truyền” về âm nhạc (DNA-music genes) đặc trưng, qua đó phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu và phân biệt chúng với đối thủ - phải được tưởng thưởng xứng đáng về mặt khảo sát và nghiên cứu.
Những thương hiệu thông minh như Apple khám phá ra rằng, khi việc tiếp thị thương hiệu bằng âm thanh được thấu hiểu và phát triển, sẽ cung cấp một khía cạnh bổ sung mà chúng ta có thể ứng dụng xuyên suốt.
Khía cạnh cộng thêm này giúp khách hàng nhận diện ra một thương hiệu riêng biệt chỉ thông qua âm nhạc của họ. Điều này có ý nghĩa quyết định, và sau này nếu chúng ta sử dụng được sức mạnh đích thực của âm nhạc, chúng ta có thể phát triển hiệu quả hơn từ phương thức đơn giản hiện tại, đó là chọn một bài nhạc rồi sau đó mới cung cấp ý tưởng về hình ảnh hay quá trình thực hiện.
Xem phần 2 tại đây
quangcaopro - (Kim Anh – Sưu tầm và lược dịch từ Marketingprofs)

CHƯƠNG TRÌNH “NĂNG LƯỢNG CHO NĂM MỚI THẮNG LỢI”


– QUÁCH TUẤN KHANH -

Thời gian: 08.00 – 12.00 ngày 24/01/2010
ĐỪNG đặt mục tiêu cho năm 2010 nếu bạn không tham dự chương trình này

+ Bất kỳ một bộ máy nào muốn vận hành tốt đều cần được bảo trì định kỳ. Bản thân bạn cũng vậy. Sau một năm hoạt động, đây là lúc bạn cần nạp năng lượng và sinh khí để duy trì sự hưng phấn và nhiệt huyết trong suốt một năm sắp tới; để dù trước những khó khăn trong công việc và cuộc sống, bạn không nản lòng, nao núng hay lung lay, mà còn biết phát huy nội lực để đứng vững và bước tới.

+ Đến dự chương trình “Năng lượng cho năm mới thắng lợi”, bạn sẽ hoạt động liên tục để đón nhận được luồng năng lượng tích cực; bạn sẽ hát vang, la to đầy sung mãn, tự tin và mạnh mẽ; bạn sẽ nhận được sức mạnh cực lớn từ những người xung quanh; bạn nâng cao mức độ khát khao và quyết tâm hành động, bạn nhìn thấy được hướng đi, bạn tỏ tường trong từng hành động.
Hãy chào đón năm mới trong tinh thần và sức sống mới!



TIỂU SỬ DIỄN GIẢ
Diễn giả hàng đầu Quách Tuấn Khanh (MBA) – Chuyên gia Tạo động lực và Phát triển con người. Anh đã giúp đánh thức và truyền cảm hứng cho hơn 100.000 người bao gồm chủ doanh nghiệp, giám đốc, quản lý, người hành nghề chuyên nghiệp… phát huy hết tiềm năng để có thể đạt những thành quả xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.

Với sức thuyết phục mạnh mẽ, khả năng truyền lửa và tạo động lực, khả năng thấu cảm tâm lý của người tham dự, Diễn giả Quách Tuấn Khanh sẽ giúp mỗi người khám phá bản thân, đi sâu vào nội tâm khai thông sức mạnh, để đầy tràn mạnh mẽ và dồi dào năng lượng tích cực trong năm 2010.

* Cùng xem những đoạn phim làm vỡ tung lồng ngực của bạn với những khát khao mãnh liệt

* Cùng hát với ca sĩ những giai điệu thổi bùng trái tim và cháy sáng ước mơ trong ánh mắt

* Cùng nhảy múa và hoạt động để lan truyền năng lượng và đánh thức con người mạnh mẽ bên trong bạn có lúc đã bị ngủ quên

* Cùng vượt qua nỗi sợ bằng hoạt động độc đáo: Đi qua bãi miểng chai

ĐẾN VỚI CHƯƠNG TRÌNH, NGƯỜI THAM DỰ SẼ:
Nắm lấy vận mạng mình trong năm 2010
+ Rút ra những bài học và kinh nghiệm trong năm 2009
+ Nhìn ra những rào cản làm bạn thất bại: quá khứ, niềm tin, thái độ, thói quen, môi trường
+ Có quyền quyết định đời mình, chịu trách nhiệm với các suy nghĩ và hành động.
+ Thực hành khám phá bản thân: các giá trị, quan điểm sống, niềm tin, các vai trò trong cuộc sống
+ Áp dụng mô hình Vòng quay cuộc sống: xác định các ước nguyện cho năm 2010
+ 4 mục tiêu hàng đầu cho năm mới: tài chính, sự nghiệp, đời sống cá nhân, sức khỏe
Những niềm tin mới giúp đạt các mục tiêu
+ Mọi thứ phóng tỏa từ suy nghĩ
+ Các cảm xúc tích cực và cách chuyển trạng thái
+ Vì sao bạn không thể có những điều bạn muốn?
+ Giải cứu đời mình: thay đổi thói quen sinh cảm xúc tiêu cực
+ Vươn tầm cao mới
Các phương pháp, kỹ thuật, qui trình để đạt mục tiêu
Qui trình 4 bước để đạt mục tiêu:
+ Nhận biết mình muốn gì
+ Hình dung kết quả mình mong muốn với lòng tin
+ Hành động theo kế hoạch
+ Đón nhận điều mình muốn với lòng biết ơn
Vận dụng để đạt các mục tiêu trong đời sống:
+ Các nguồn lực và sự hỗ trợ cần có: con người, thời gian, kỹ năng thói quen, học tập, câu xác quyết
+ Tiết kiệm năng lượng để hành động, đừng phàn nàn, trì hoãn, hoài nghi, lo lắng, than vãn
+ Duy trì nhiệt huyết và hăng hái: nuôi dưỡng tích cực, khen ngợi, biết ơn, tự điều chỉnh, kiên định
+ Sức mạnh của sự tập trung
+ Tình yêu là động lực của mọi kết quả
+ Đừng lo lắng, hãy vui sống!



PHÒNG ĐÀO TẠO
01 Phạm Ngọc Thạch, Q1
ĐT: (84.8) 38225124
Email:dtncs@tphcm.gov.vn 


POWER UP GROUP
27 Bis Mai Thị lựu, P.Đakao, Q1
ĐT: (08) 39105828 /Fax: (08)38224942
Website: www.powerup.vn

quangcaopro -

Dám thất bại



So với những người thất bại, những người thành công thật sự đã thất bại nhiều lần hơn, chỉ đơn giản là vì họ đã cố gắng nhiều lần hơn...
Trần Hạo Nhiên dịch theo nguyên tác tiếng Anh “DARE TO FAIL” của Billi P. S. Lim.

Download tại đây

Sách Dám Thất Bại của Billi P.S Slim Giới thiệu về nội dung

Chúng ta thường nghe cũng như đọc nhiều về gương thành công, về những vĩ nhân. Chúng ta thường không thích nói về thất bại, như thể chúng ta đã được lập trình để tránh thất bại... Lẽ nào thất bại chẳng có chút giá trị nào sao?
Quyển sách này đề cập đến một mặt khác của thành công. Đó là một phương diện chúng ta cần thật sự học hỏi. Đối với những ai đã từng cố gắng và đã từng thất bại, quyển sách này đứng về phía bạn.
Dám thất bại, bạn sẽ thành công sau này...
So với những người thất bại, những người thành công thật sự đã thất bại nhiều lần hơn, chỉ đơn giản là vì họ đã cố gắng nhiều lần hơn!
Mục lục:
Chương 1: Thời thơ ấu
Chương 2: Những ngày ở trung học
Chương 3: Và công ty của chúng tôi được sáng lập
Chương 4: Trở lại làm công cho người khác
Chương 5:Thất bại
Chương 6: Giá trị của thất bại
Chương 7: Nỗi sợ hãi của thất bại
Chương 8: Thất bại trong các quan hệ tình cảm
Chương 9: Các hậu quả của sự thất bại trong xã hội chúng ta
Chương 10: Nỗi sợ hãi không kiếm được việc làm
Chương 11: Nỗi sợ mình quá già để thành công
Chương 12: Sợ không đạt kết quả
Chương 13: Các đau đớn, rắc rối, khó khăn và đau khổ
Chương 14: Làm gì để đối mặt với thất bại?
Chương 15: Khi tất cả đều thất bại
Chương 16: Bạn sẽ làm gì nếu bạn không thể thất bại?
Lời đề tặng người bị thất bại


Từ Chương 01 đến Chương 07

http://myfreefilehosting.com/f/5806d6485d_12.09MB

Từ Chương 08 đến Chương 13
http://myfreefilehosting.com/f/812de0d494_14.68MB

Từ Chương 14 đến Chương 16
http://myfreefilehosting.com/f/3326a0d945_12.29MB


quangcaopro
-

Hướng dẫn upload tài liệu Office 2010 tới Web Apps Technical Preview

Một trong những đặc điểm mới nổi bật nhất của Office 2010 là khả năng chia sẻ và chỉnh sửa tài liệu trực tuyến với dịch vụ Office Web Apps. Và ngày hôm nay xin hướng dẫn các bạn cách lưu trữ tài liệu của mình tới tài khoản SkyDrive để sử dụng chúng trong Office Web Apps.
Chú ý: để có thể upload tới Office Web Apps thì bạn cần cài đặt phiên bản Office 2010 Beta.

Upload tài liệu tới SkyDrive

Mở một tài liệu bạn muốn upload tới Web Apps trong Windows Live, sau đó nhấp lên thẻ File để mở Backstage View. Trong ví dụ ở bài viết này, TTCN tiến hành upload một tài liệu Word tới Windows Live SkyDrive.

Khi Backstage được mở, các bạn nhấp lên Share nằm ở cột bên trái, rồi chọn Save to SkyDrive.

Trong Save to SkyDrive, bạn cần nhấp nút Sign In để đăng nhập tài khoản trước khi muốn thực thi tiến trình upload.

Lúc này, bảng hộp thoại đăng nhập xuất hiện và bạn hãy nhập các thông tin liên quan tới tới khoản Windows LiveID của mình.

Đăng nhập thành công, một danh sách các thư mục tồn tại trong SkyDrive của bạn sẽ được hiển thị. Các bạn lựa chọn thư mục mà mình muốn lưu trữ tài liệu rồi nhấp lên nút "Save As". Ở đây, chúng tôi lưu tài liệu Word này trong thư mục "Testing Docs".

Nhập tiêu đề tài liệu, định dạng tập tin tài liệu muốn lưu và nhấp nút Save.

Lúc này, tiến trình upload sẽ bắt đầu và bạn sẽ nhìn thấy tin "Uploading to the server - Đang upload tới máy chủ" trên thanh tiến trình.

Truy nhập tài liệu trên SkyDrive

Để truy nhập tài liệu vừa upload trên, các bạn truy cập vào SkyDrive và điều hướng tới thư mục trước đó được dùng để lưu trữ tài liệu.

Nhấp chuột lên tài liệu vừa được upload.

Tiếp tục nhấp lên View để mở tài liệu này.

Và đây là kết quả hiển thị tài liệu mà bạn thấy trong một cửa sổ mới tự động mở của Firefox. Do Office Web Apps hiện vẫn là phiên bản Technical Preview nên không hỗ trợ bất kỳ tính năng chỉnh sửa tài liệu nào. Ở đây, chúng ta chỉ có thể hiển thị và tải xuông tập tài liệu mình muốn.

quangcaopro - (theo TTCN/ HowToGeek)

45 thủ thuật để trở thành “cao thủ” Gmail

Đối với đa số bạn đọc, Gmail là dịch vụ thư điện tử tốt nhất thế giới. Nhưng tôi dám chắc rằng bạn không nắm hết các thủ thuật sử dụng Gmail một cách hiệu quả. Loạt bài 4 phần với tiêu đề “45 thủ thuật để trở thành “cao thủ” Gmail” sẽ hướng dẫn bạn từ các thủ thuật cơ bản nhất cho đến các thao tác dành riêng cho những bậc thầy về Gmail.
Bài đầu tiên dành cho các bạn sơ nhập: đai trắng. Nếu bạn chỉ nhận vài e-mail mỗi ngày, và cảm thấy bối rối, thì đây là bài viết dành cho bạn.

1. Dùng ngôi sao (star) để đánh dấu đặc biệt

Hãy dùng các ngôi sao để đánh dấu rằng một số thư là quan trọng, hoặc là đánh dấu thư bạn cần phải trả lời.
Nếu muốn có nhiều tùy chọn hơn, bạn có thể dùng Superstars trong Gmail Labs.

2. Trả lời bằng cách chát

Trước khi trả lời thư, bạn hãy kiểm tra ở phía dưới xem người gửi có đang trực tuyến hay không. Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách nhấp vào “Reply by chat” để nói chuyện trực tiếp thay vì gửi thư qua lại.

3. Tổ chức e-mail với nhãn

Nhãn (label) kiêm luôn vai trò của thư mục (folder), ngoài ra bạn có thể gán nhiều nhãn khác nhau vào một e-mail. Gán các nhãn có màu sắc rực rỡ cho những e-mail quan trọng sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra chúng.

4. Dọn dẹp hộp thư đến bằng lệnh “Move to”

Bạn có thể dùng nút “Move to” để lấy một e-mail ra khỏi hộp thư đến, đồng thời gán nhãn. Thao tác này giống như chuyển thư vào một thư mục trong các dịch vụ e-mail khác.
Nếu bạn có nhiều nhãn, chỉ cần gõ vài kí tự đầu và chức năng auto-complete sẽ tìm cho bạn tên đầy đủ.

5. Tìm kiếm, thay vì sắp xếp

Thay vì sắp xếp thư theo ngày tháng hoặc theo người gửi, bạn chỉ cần nhập vài từ khóa trong ô tìm kiếm để tìm ra e-mail mong muốn. Chức năng này hoạt động giống như chức năng tìm kiếm của Google, thí dụ để tìm các e-mail có chữ “shopping”, chỉ cần gõ từ này trong ô tìm kiếm và nhấp Search Mail.

Bạn có thể tham khảo thêm 10 thủ thuật tìm kiếm trong Gmail.

6. Dùng Archive để dọn dẹp mà không cần xóa

Gmail cho bạn nhiều GB để lưu trữ, do đó bạn có thể giữ lại tất cả những gì bạn muốn.
Nếu xóa e-mail (chuyển vào thùng rác), thư của bạn sẽ bị xóa sau 30 ngày. Tuy nhiên, khi dùng chức năng Archive (lưu trữ), thư của bạn sẽ biến mất khỏi hộp thư đến, nhưng vẫn tồn tại mãi mãi. Bạn có thể tìm lại những thư này trong All Mail, hoặc dùng chức năng tìm kiếm, hoặc gán nhãn.

Tính năng lưu trữ này cũng giống như chuyển các thư cũ vào một phòng chứa khổng lồ, và không cần quan tâm đến việc dọn dẹp.

7. Chuyển thư và số địa chỉ của e-mail trước đây

Nếu bạn mới chuyển sang dùng Gmail, bạn có thể nhập (import) các thư cũng như sổ địa chỉ từ các dịch vụ trước đó, bao gồm Yahoo!, Hotmail và rất nhiều nhà cung cấp khác.
Hãy vào Gmail Settings, chọn thẻ “Accounts and Import” để bắt đầu. Ngoài ra, bạn còn có tùy chọn chuyển thư từ địa chỉ cũ sang địa chỉ Gmail trong 30 ngày tới, đủ để thử nghiệm Gmail song song với địa chỉ cũ.

8. Thêm hương vị với theme

Bạn có thể cá nhân hóa hộp thư đến với hơn 30 tùy chọn khác nhau. Hãy vào Settings, đến thẻ Themes và chọn một sắc thái (theme): các sắc thái tự nhiên, sắc thái thay đổi theo thời tiết và nhiều lựa chọn khác.

9. Cùng hợp lực chống thư rác

Người dùng Gmail đóng một vai trò quan trọng trong việc chặn thư rác. Khi bạn thông báo (report) một thư rác, hệ thống sẽ nhanh chóng tiếp thu và chặn các thư tương tự. Càng có nhiều thông báo, hệ thống sẽ càng thông minh hơn.
Để thông báo thư rác, bạn chỉ việc nhấp nút Report Spam.


Thủ thuật chống thư rác đã kết thúc phần 1: đai trắng. Các bạn có thể tải về cả 45 thủ thuật (bằng tiếng Anh) được trình bày gọn trong 2 trang A4 rất đẹp tại đây.


10. Nói chuyện mặt đối mặt

Bạn đã biết cách chát trong Gmail ở bài trước. Nhưng được nghe tiếng nói của đối phương thì thú vị hơn nhiều so với các câu chữ khô khan (dù đó là chữ “lol”). Bạn có thể sử dụng dịch vụ chát video (hoặc chỉ voice, nếu không có webcam) được Google giới thiệu cuối năm ngoái.


11. Dùng Tasks như một danh sách việc cần làm

Thêm mục mới vào danh sách các công việc của bạn bằng cách nhấn vào Tasks (công việc) dưới Contacts (danh bạ) ở bên trái màn hình, hoặc bạn có thể chuyển đổi e-mail thành nhiệm vụ bằng cách nhấp vào trình đơn More Actions và chọn “Add to Tasks”.


Bạn cũng có thể truy cập danh sách công việc của bạn từ ĐTDĐ tại địa chỉ www.gmail.com/tasks.

12. Dùng bộ lọc để kiểm soát thư đến

Thiết lập bộ lọc để tự động gán nhãn, lưu trữ, xóa, đánh dấu sao, hoặc chuyển tiếp một số loại thư đến nhất định.
Bạn có thể tạo một bộ lọc dựa trên một e-mail có sẵn bằng lệnh “Filter messages like this” ở phần “More actions”, sau đó chỉnh lại các thông số.

13. Đánh dấu e-mail quan trọng bằng nhãn màu

Bạn có thể thiết lập bộ lọc để các e-mail của người nào đó (hoặc về các chủ đề nhất định) tự động được gán các nhãn màu. Bằng cách đó, bạn có thể xem nhanh danh sách thư mới bằng cách nhìn vào các màu sắc.

14. Gửi email từ điện thoại 

Sử dụng Gmail for mobile để đọc và gửi e-mail ở mọi nơi, hoặc sử dụng dịch vụ IMAP miễn phí của Gmail để đồng bộ với ứng dụng e-mail của điện thoại. Chỉ cần vào www.gmail.com bằng điện thoại để bắt đầu.

15. Xem trước tập tin đính kèm 

Nếu mới dùng Gmail, bạn có thể không để ý đến tính năng này. Gmail cho phép bạn xem trước tập tin đính kèm mà không cần tải về máy và mở bằng một chương trình riêng biệt. Chỉ cần nhấp vào “View” hoặc “View as HTML” để xem trước trong một cửa sổ mới.

16. Tránh gửi hớ với Undo Send

Không ít lần bạn nhấp nút “Send” quá sớm? Hãy tự cho mình vài giây ân huệ bằng tính năng Undo Send trong Labs. Bạn sẽ có cơ hội sửa đổi e-email và gửi lại.

17. Thông báo trạng thái của bạn

Gmail cũng có thông báo trạng thái (status) như là Yahoo! Messenger hoặc Facebook. Hãy ghi thông tin gì đó trong ô Chat, có thể là một câu đùa, một liên kết hoặc đơn giản là ghi chú bạn không ngồi trước máy tính.

18. Không bao giờ quên đính kèm nữa

Bạn phát hiện ra mình quên gửi tập tin đính kèm ngay sau đi vừa nhấp nút “Send”, hoặc tệ hơn là hôm sau mới nhớ ra? Tính năng Forgotten Attachment Detector trong Labs có thể sẽ giúp ích cho bạn, nhất là khi bạn viết e-mail bằng tiếng Anh.

19. Trả lời tự động

Bạn đi nghỉ phép và không thể trả lời e-mail trong vòng 30 phút như thường ngày? Chức năng Vacation responder sẽ giúp bạn gửi một thông điệp cho người gửi khi bạn đang trong kì nghỉ.

Chức năng này có trong mục General ở phần Settings.

20. Một hình ảnh bằng nghìn lời nói

Nếu bạn không tìm ra từ ngữ để diễn tả tâm trạng, hãy dùng các biểu tượng cảm xúc (emoticon). Thư viện biểu tượng của Gmail khá phong phú và biểu cảm. Ngoài ra, bạn có thể bật chức năng Extra Emoji trong Labs để có thêm nhiều biểu tượng khác.

21. Lưu ghi chú trong bản nháp

Chức năng Nháp (draft) rất tuyệt vời để lưu các ghi chú mà bạn dùng đến thường xuyên. Chỉ cần soạn thư mới, gõ hoặc dán ghi chú vào và lưu lại (nút Save Now).

quangcaopro - (theo TTCN/ Gmail Tips)