This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/16/2010

Quyết đoán Trong Kinh Doanh - Konosuke Matsushita






LỜI DỊCH GIẢ


Nói đến ông MATSUSHITA KONOSUKE (cố chủ tịch Công ty MATSUSHITA với các sản phẩm mang nhãn hiệu National, Panasonic) không một nhà kinh doanh Nhật nào không biết. Hỏi những ai tìm hiểu về kinh tế và công nghiệp Nhật Bản, có lẽ họ đều biết đến tên ông.
Bạn hãy tưởng tượng một cậu bé đêm đêm ngủ với mẹ, bỗng dưng vì hoàn cảnh gia đình phải nghỉ học, rời xa tổ ấm, và đi làm công ở trọ tại một tỉnh khác lúc chưa đầy 10 tuổi. Cậu bé ấy sau này đã vượt qua bao tủi buồn, sóng gió, và bằng nghị lực phi thường làm nên sự nghiệp lẫy lừng, một tay gây dựng nên Công ty mà sản phẩm của nó đã có mặt khắp năm châu. Ngoài ra con người ấy đã từng đi diễn thuyết ở các trường Đại học, các hôi nghị dành cho những nhà kinh doanh tổ chức trong nước Nhật và quốc tế, từng tranh luận với cả Thủ tướng về quốc sách vô tuyến truyền hình, và được thế giới coi là nhà kinh doanh tiêu biểu của Nhật Bản. Con người ấy đã chứng tỏ khả năng tự thân vận động, khả năng tư học của con người là vô cùng to lớn.
Cuộc đời ông có thể coi là rất phong phú về kiến thức, kinh nghiệm và trí tuệ. Ngoài ra theo tôi còn rất mẫu mực về mặc đạo đức trong kinh doanh.
Ông MATSUSHITA thường nói đến tầm quan trọng của cách nghĩ, cách nhìn, như là một nhà tư tưởng phương tây đã nói "Tư tưởng của bạn dệt thành vận mệnh của chính bạn", cách nghĩ, cách nhìn, cách làm một sự việc sẽ dẫn chúng ta đến thành công hay thất bại trong sự việc đó.
Qua kinh nghiệm phong phú của chính cuộc đời mình trong kinh doanh, ông MATSUSHITA đã viết về cách "Quyết đoán trong kinh doanh". Đây có lẽ là đề tài mà chưa có nhà kinh doanh lỗi lạc nào có thể viết ra thành một lý luận chặt chẽ lô-gic được. Bởi vì xã hội luôn thay đổi, muôn hình muôn vẻ và môi trường kinh doanh cũng thế. Tuy nhiên những người thực sự thành danh như ông đều là những người hiểu biết sâu sắc về xã hội, con người, và đã rút ra được nhiều tính qui luật trong cuộc sống mà chúng ta cần học hỏi tham khảo.
Mời bạn đọc những trang tiếp theo để xem ông MATSUSHITA nói về quyết đoán trong kinh doanh dưới dạng tự sự như thế nào, và tự suy ngẫm.
Quyển sách này có tựa đề tiếng Nhật " KETSUDAN NO KEIEI" (Quyết đoán trong kinh doanh) được xuất bản lần đầu dưới dạng sách khổ to vào năm 1979. Sau nhiều lần tái bản, lại được xuất bản dưới dạng sách khổ nhỏ lần đầu vào tháng 7 năm 1989 và tái bản lần thứ 3 vào tháng 12 năm 1990.
Nếu quyển sách này giúp bạn tìm được những gợi ý bổ ích, tự tin trong quyết đoán và thành công trong kinh doanh cũng như trong cuộc đời, thì đối với tôi đấy là phần thưởng tinh thần trong việc muốn đóng góp một phần rất nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước.
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn Nhà xuất bản đã nỗ lực tái bản quyển sách này để phục vụ độc giả.

TRẦN QUANG TUỆ.

Link download: http://www.4shared.com/file/198515179/8212ed7a/Quyet_doan_trong_kinh_doanh.html

Dictionary of Architecture and Building Construction



Dictionary of Architecture and Building Construction by Nikolas Davies and Erkki Jokiniemi

link download:
http://www.enterupload.com/lopdbczug...ction.rar.html

Antonio Carlos Jobim for Guitar



Ebook gồm 10 bản Bossa Nova soạn cho guitar của Antonio Carlos Jobim (1956 - 1994) bao gồm note, tab, hợp âm và lời. Những tình khúc nhẹ nhàng, buồn bã nhưng đầy mê đắm: "the Girl from Ipanema", "Quiet Nights of Quiet Stars", "Wave", "How Insensitive"...

link download:
http://www.enterupload.com/c3zo8vs0y...uitar.rar.html

quangcaopro -

Dia 0.97 : Phần mềm vẽ sơ đồ

Những ai thường xuyên làm các công việc có liên quan đến lập kế hoạch thì việc sử dụng một chương trình vẽ sơ đồ như kiểu Visio là chuyện hàng ngày. Dia là một sản phẩm cho phép bạn biểu diễn ý tưởng của mình thông qua các dạng hình học hoặc sơ đồ công ty, các mối quan hệ quyền lực cũng như các vi mạch điện tử.

Một trong những đặc điểm nổi bật của sản phẩm này là khả năng làm việc với các lớp layer. Các layer có thể cho phép bạn mở rộng sơ đồ theo dạng 3 chiều. Nhờ vậy bạn hoàn toàn có thể tạo từng layer tương ứng với từng tầng của cao ốc văn phòng qua đó có thể thiết kế được hệ thống dây cáp, đường ống hay thang máy. Một thủ thuật hay của chương trình là Best Fit cho phép giải quyết các vấn đề như sơ đồ quá lớn bằng cách giảm thiểu kích thước theo ý muốn.





Sử dụng: Miễn phí
Hạn định:
Cập nhật: 18:01 16/01/2010
Yêu cầu: Windows 2000/XP/Vista




quangcaopro - Theo TTCN

Blender 2.49b              

Nếu theo bạn Maya PLE không đủ sức mạnh thì hãy thử sử dụng chương trình tạo hình động khác có tên là Blender 3D. Ứng dụng mã mở này hoàn toàn có thể đảm đương những đòi hỏi cao cấp như thể một chương trình thương mại.

Blender 3D đã được sử dụng để xây dựng các hình đại diện phức tạp và môi trường trong hệ thống tán gẫu 3 chiều như của IMVU.com. Nguyên nhân hết sức đơn giản bởi nó có tất cả các chức năng mà bạn cần để sản xuất các đồ hoạ 3D tương tác cũng như các trò chơi tương thích với nhiều nền tảng. Sản phẩm cho phép việc tạo ra các mô mình, kết xuất đồ họa và công việc hậu kỳ.




Sử dụng: Miễn phí
Hạn định:
Cập nhật: 17:51 16/01/2010
Yêu cầu: Windows 98/Me/2000/XP/Vista


quangcaopro - Theo TTCN

Cần “nhân cách tiêu dùng” hay đạo đức kinh doanh?

Các cụm từ “nhân cách thương hiệu”, “nhân cách tiêu dùng” được sử dụng nhiều trên các diễn đàn và phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian gần đây.
itGatevn_SG_2010011605.jpgĐây là các thuật ngữ rất mới, nếu không muốn nói là còn xa lạ và khó hiểu, đối với không chỉ người tiêu dùng, mà cả giới học thuật và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, quản trị, marketing… Xin chia sẻ một góc nhìn về những cụm từ “thời thượng” này.

Nhiều chuyên gia marketing cho rằng, bản thân thương hiệu không có nhân cách (tốt hay xấu) mà chỉ có tính cách đặc trưng tiêu biểu, tương tự như tính cách của một con người (ví dụ: cổ điển hay hiện đại, quý phái hay bình dân, chững chạc hay ngổ ngáo…). Tính cách của thương hiệu (brand personality) góp phần làm nên sự khác biệt, tạo ra sự nhận diện của thương hiệu.

Cũng theo các chuyên gia, đạo đức hay bất nhân là ở người chủ sở hữu thương hiệu, doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm dưới tên thương hiệu đó, chứ không phải ở bản thân thương hiệu. Khái niệm “nhân cách thương hiệu”, về bản chất, là biến thể của khái niệm “đạo đức kinh doanh” vốn đã khá quen thuộc. Điều đáng nói là trên thế giới, vấn đề “nhân cách thương hiệu” hầu như không thấy đặt ra, chủ yếu người ta nói về đạo đức kinh doanh (business ethics), hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (corporate social responsibility, thường được viết tắt là CSR).

Mặt khác, nếu đặt vấn đề “nhân cách” để đánh giá thương hiệu thì trong trường hợp một doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu, khi có vấn đề hủy hoại môi trường xuất phát từ một phân xưởng hay dây chuyền sản xuất liên quan đến một loại sản phẩm, chẳng lẽ chỉ mỗi một thương hiệu của sản phẩm đó bị xem là “thiếu nhân cách”? Trong khi đó, nếu đặt vấn đề đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thì cho dù chỉ một dây chuyền, một phân xưởng sản xuất, hay một nhãn hàng của doanh nghiệp có hành vi vi phạm, thì toàn bộ các mặt hàng, thương hiệu của doanh nghiệp đó đều phải liên đới chịu trách nhiệm trước xã hội.

Nếu “nhân cách thương hiệu” còn xa lạ và đang khơi mào cho nhiều cuộc tranh luận trong giới chuyên gia, học thuật, thì cụm từ “nhân cách tiêu dùng” còn gây nhiều tranh cãi hơn nữa. Có ý kiến cho rằng, đưa ra khái niệm “nhân cách tiêu dùng” để đánh giá nhân cách của người tiêu dùng hay hành vi tiêu dùng có thể gây phản cảm và phản tác dụng.

Người ta chỉ quen nghe “thói quen tiêu dùng”, “hành vi tiêu dùng”, hoặc “văn hóa tiêu dùng”. Người tiêu dùng mua hàng (thực hiện hành vi tiêu dùng) phần lớn là để mang về lợi ích cho mình, tức thỏa mãn một nhu cầu (lý tính và cảm tính) của mình, chứ không phải để thể hiện một “nhân cách” nào đó. Nếu người tiêu dùng (số đông gấp nhiều lần so với doanh nghiệp) biết rằng hành vi mua hàng của họ đang được “soi” để đánh giá về mặt “nhân cách”, liệu họ có còn hứng thú hay tự tin để mua? Và liệu có mấy ai tự đặt cho mình câu hỏi về nhân cách khi đi mua một món hàng, tức thực hiện hành vi tiêu dùng?

Dùng “nhân cách tiêu dùng” để đánh giá “nhân cách thương hiệu” thông qua một khái niệm “hàm lượng các giá trị ứng xử xã hội” lại càng là vấn đề khó thống nhất. Vì sao lại đánh đồng “hàm lượng các giá trị ứng xử xã hội” với “hàm lượng nhân cách tiêu dùng”? Giá trị ứng xử xã hội thường là các yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp, chứ không phải cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp có hàm lượng giá trị ứng xử xã hội cao là doanh nghiệp coi trọng đạo đức kinh doanh.

Như vậy “hàm lượng các giá trị ứng xử xã hội” phải được xem là “hàm lượng đạo đức kinh doanh” (của doanh nghiệp) mới đúng! Việc đánh đồng “hàm lượng các giá trị ứng xử xã hội” với “hàm lượng nhân cách tiêu dùng”, tương đương với việc đánh đồng “nhân cách tiêu dùng” với “các giá trị ứng xử xã hội” là một sự gượng ép, không phù hợp với xu thế cần gây áp lực lên doanh nghiệp (đòi hỏi doanh nghiệp phải có ứng xử xã hội phù hợp), chứ không gây áp lực lên người tiêu dùng.

Vấn đề đạo đức kinh doanh và nhân cách doanh nhân tuy không mới, nhưng không bao giờ là thừa khi nhắc lại. Tuy nhiên, nếu biến thể đạo đức kinh doanh hay nhân cách doanh nhân thành “nhân cách thương hiệu”, và lại đánh giá nó bằng “nhân cách tiêu dùng” là điều rất khiên cưỡng. Một khi chính người tiêu dùng (hay hành vi tiêu dùng) còn bị xét nét về “nhân cách” thì mấy ai còn động lực để đấu tranh chống lại những hoạt động/hành vi kinh doanh phi đạo đức, cũng như những doanh nhân thiếu nhân cách.

Thiết tưởng, không nhất thiết phải mất thời gian tìm kiếm, cổ súy những thuật ngữ rối rắm, khó hiểu, mà nên tập trung vào việc vận động người tiêu dùng sử dụng “quyền lực mềm” của mình gây áp lực để các doanh nghiệp và doanh nhân tôn trọng đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và hành xử có nhân cách

quangcaopro - (theo Doanh Nhân Sài Gòn)

My-Config.com FREE

My-Config.com là một dịch vụ trực tuyến được xem là tuyệt vời nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực phân tích, đánh giá và kiểm tra các phiên bản cập nhật mới nhất cho cả phần cứng lẫn phần mềm có trong máy tính của bạn. Dịch vụ có khả năng kiểm tra và tìm kiếm cho một hệ thống trang bị đến 10 PC cùng một lúc chỉ với vài cú nhấp chuột.



quangcaopro - Tải xuống máy!

4 yếu tố tạo nên sự thành công cho hoạt động marketing

Những yếu tố quan trọng đem đến thành công cho hoạt động marketing (MO) là gì, và làm thế nào các công ty hàng đầu có thể quản lý và kết hợp các yếu tố hữu ích này? Để hiểu rõ hơn, gần đây Marketing Operations Partners đã thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến của hơn 80 nhà lãnh đạo trong marketing.
itGatevn_SG_2010011601.jpgCác kết quả quan trọng thu được từ cuộc tham dò.

Những người tham gia trong cuộc khảo sát đưa ra 4 yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công cho MO:

Tính rõ ràng và kiên định trong tổ chức – các kinh nghiệm phải được chia sẻ, chiến lược marketing phải được xác định một cách rõ ràng và có cấu trúc mở, được truyền đạt một cách rõ ràng đến tất cả các thành viên, có tính thuyết phục, tất cả mọi người trong tổ chức phải nắm được mục tiêu của chiến lược.

Sự ủng hộ tích cực từ phía ban lãnh đạo, nhằm củng cố các giá trị của hoạt động marketing trong việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.

Một nền văn hóa rõ ràng trong tổ chức, có khả năng khơi dậy và thúc đẩy nhiệt huyết của nhân viên trong công việc.

Các quy trình và công nghệ là công cụ đem đến khả năng thúc đẩy và duy trình sự hoàn hảo trong hoạt động marketing.

Để có cái nhìn sâu rộng hơn về chức năng hiện tại của hoạt động marketing, một cuộc khảo sát đã được thực hiện và được đánh giá theo những tiêu chuẩn của Marketing Operations Partners đã có được sự phản hồi từ hơn 80 công ty hoạt động trong lãnh vực công nghệ, Phần lớn những người tham gia đều là CMOs,VPs của các giám đốc marketing và giám đốc marketing của các tập đoàn, những người đảm nhiệm trọng trách cao trong hoạt động marketing tại các công ty nằm trong  tốp 100, 500 và 1000 theo bình chọn của Fourtune.

MO là gì và tại sao nó lại quan trọng?

MO là một thuật ngữ, được định nghĩa theo những cách khác nhau trong mỗi tổ chức. Chúng ta định nghĩa MO như là một nguyên tắc sử sự, kỹ thuật, sự hướng dẫn và ngôn ngữ có tác dụng thúc đẩy các giá trị trong việc quản lý các hoạt động thuộc chức năng của marketing, biến hoạt động marketing trở thành trung tâm của mọi lợi ích và một hoạt động kinh doanh quan trọng. Mục đích của MO là thực hiện 2 nhiệm vụ sau đây một cách hiệu quả:

Hoàn thành các mục tiêu của tổ chức bằng việc củng cố các chiến lược và chiến thuật marketing với một cơ cấu tổ chức phù hợp tạo ra khả năng chống đỡ và thúc đẩy sự phát triển.

Nuôi dưỡng tính lành mạnh trong môi trường của tổ chức, một môi trường có tính hợp tác cao cả trong lẫn ngoài bộ phận marketing. Điều này, cho phép mọi người có thể đánh giá, giá trị của hoạt động marketing theo hướng lạc quan hơn và khuyến khích sự mạnh dạn trong công việc.

Câu hỏi là: Những yếu tố nào giúp MO thành công?

1. Xác định rõ ràng và tuân thủ chặt chẽ.

Để có được để có thể thực hiện các hoạt động marketing một cách tốt nhất, thì tính rõ ràng và kiên định trong hoạt động của tổ chức là cực kỳ quan trọng. Tất cả các nhân tố phải xoay quanh tầm nhìn và chiến lược chung, tạo ra khả năng thực hiện các hoạt động một cách nhất quán, xác định các hoạt động có liên quan và đem đến một hệ thống phản hồi từ khách hàng hiệu quả.

Với các công ty thực hiện hoạt động marketing tốt, luôn có một nền văn hóa ở cấp độ tập đoàn mà ở đó luôn có chỗ cho sự mạnh dạn. Trong ngắn hạn, sự thành công được lèo lái bởi những quy trình, giúp hòa nhập vào môi trường kinh doanh, một cấu trúc tổ chức được xây dựng phù hợp, hoạt động truyền thông rõ ràng và rộng khắp, và tiếp tục các luận điệu đầy kên định đến những người đứng đầu tổ chức.

2. Sự ủng hộ tích cực từ phía ban quản trị

Rõ ràng những người tham gia cuộc điều tra cảm thấy rằng, chức năng của hoạt động marketing có thể phát triển tốt nhất trong một môi trường, mà ở đó họ luôn có sự ủng hộ và hỗ trợ từ phía lãnh đạo. Trong viễn cảnh tốt nhất, hoạt động marketing cần phối hợp chặt chẽ với hoạt động bán hàng và  phải được đánh giá cao trong tổ chức về khả năng đóng góp, và đem lại lợi ích.

Theo điều kiện lý tưởng, một CMO hay bất kỳ một người phụ trách marketing cấp cao nào phải coi mình như một khách hàng nội bộ, để xem xét các chiến lược chính, cũng như hoạt động marketing. Khi thực hiện điều này cũng cần xem xét đến bản chất của những vấn đề mà ban lãnh đạo quan tâm.

Để thực hiện mọi hoạt động một cách tốt nhất, thì chìa khóa chính là sự ủng hộ liên tục từ CEO và các thành viên khác của ban quản trị. Hoạt động marketing cần được thừa nhận như một tài sản quý giá tại cấp độ công ty. Nó cần chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu của công ty với các bộ phận chức năng khác.

Với sự ủng hộ tích cực từ ban quản trị, chức năng của hoạt động marketing có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau cùng với các bộ phận chức năng khác như, xây dựng ý tưởng và phát triển sản phẩm mới, tham gia vào các dự án quan trọng ở tầm chiến lược….

3. Nuôi dưỡng môi trường văn hóa hỗ trợ

Cùng với việc xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp và sự ủng hộ tích cực từ phía lãnh đạo, những người tham gia cuộc khảo sát cũng tin rằng, một môi trường văn hóa có tính tương hỗ trong tổ chức sẽ đem đến thành công cho hoạt động marketing. Khả năng hỗ trợ lẫn nhau, trước tiên sẽ đem đến hiệu quả cho hoạt động marketing và sau đó sẽ mở rộng sang các hoạt động khác tạo ra khả năng phối hợp giữa nhiều nhóm chức năng khác nhau như Sale,Tài chính và IT.

Trong những tổ chức thực hiện tốt các hoạt động marketing, đội ngũ nhân viên marketing luôn được đánh giá cao và được hỗ trợ đầy đủ, và những đóng góp của họ được thừa nhận một cách rộng rãi. Một môi trường văn hóa có tính giải trình rõ ràng và có khả năng tạo ra động lực làm việc tạo lên nền tảng của một môi trường mang đậm tính tương hỗ. Hoạt động bán hàng và hoạt động marketing luôn được kết hợp chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau, điều này mang lại nhiều lợi ích hơn cho tổ chức.

4. Sự chọn lọc và kĩ thuật mang đến lợi ích cao

Khi các công ty thực hiện việc chọn lọc và áp dụng các kỹ thuật trong hoạt động marketing, họ nhận thấy rằng chi phí hoạt động sẽ được giảm thiểu và hiệu quả tăng cao hơn. Họ có thể xác định và loại bỏ các khoản đầu tư không cần thiết cho các kế hoạch nghèo nàn hoặc sự dư thừa nhân công. Họ có thể phá vỡ sự trì trệ trong hoạt động và nhận được các khoản tài trợ để thực hiện các hoạt động xúc tiến quan trọng có tính chiến lược. Những người tham gia cuộc khảo sát đưa ra những ý kiến riêng của họ.

- “Mọi thứ tiến triển tốt đẹp hơn vì chúng tôi có cùng quan điểm"

- “Chúng tôi xây dựng các chiến lược, kế hoạch hành động hàng năm. Các kế hoạch này được dự trù rất chi tiết tạo thành những khuôn mẫu có thể lặp lại”

- “Chúng tôi trở lên có tầm ảnh hưởng và hiệu quả hơn, và có một quy trình tốt để ngăn chặn những hoạt động không gia tăng giá trị”

- “Chúng tôi cạnh tranh lành mạnh và mạnh mẽ bằng phương pháp marketing kết hợp web, in ấn, và marketing trực diện”.

Với sự chọn lọc và áp dụng các kỹ thuật, giá trị của hoạt động marketing có thể được nhận diện và phát triển lâu dài.

Kết luận



Hoạt động marketing thành công đòi hỏi những mục tiêu rõ ràng, một cơ sở hạ tầng vững mạnh, một hệ thống đáng tin, sự ủng hộ từ phía ban quản trị, sự hợp tác và phối hợp giữa các bộ phận, chọn lọc quá trình và kĩ thuật.

Các nhân tố trên đang nằm trong vòng kiểm soát của các nhà quản trị cấp cao. Chúng có thể giúp một công ty tạo nên sức mạnh cho hoạt động marketing khi nó được kết hợp với sự hiểu biết sâu rộng về nguyên tắc căn bản của hoạt động marketing.

Kêu gọi hành động

Nếu công ty bạn đang đối mặt với bất cứ yếu tố nào đã được đề cập trong bài viết này hay nếu bạn đang nghĩ về việc tạo ra một hoạt động marketing, hay tăng tính hiệu quả cho những gì bạn có, bạn nên bắt đầu với công việc “đánh giá tình trạng hiện tại” vì điều này sẽ giúp cho bạn đánh giá được tình trạng của hoạt động marketing hiện tại của bạn.

Làm như vậy sẽ giúp bạn tập trung vào những thử thách, khó khăn mà bạn gặp phải, cũng như chúng là những cơ hội lớn trong việc mang lại các lợi ích thiết thực của những hoạt động đem lại thành công cho hoạt động marketing.

Gary M.Katz

quangcaopro - (theo Lantabrand/ Marketingprofs)