This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/29/2010

Giải mã ADN của những người sáng tạo (Phần 1, 2 & 3)

“Làm thế nào tôi tuyển dụng được những con người sáng tạo cho tổ chức của mình? Và làm thế nào bản thân tôi cũng trở nên sáng tạo hơn?”
Đó là câu hỏi mà ban giám đốc luôn trăn trở bởi họ hiểu rằng khả năng sáng tạo là một "chất xúc tác bí mật" cho thành công của doanh nghiệp. Nhưng không may là chúng ta hầu như không biết điều gì khiến người này có thể sáng tạo hơn người khác. Có thể vì lý do này mà chúng ta tỏ ra kính sợ những vị doanh nhân có tầm nhìn xa như Steve Jobs của Apple, Jeff Bezos của Amazon, Pierre Omidyar của eBay và A.G. của P&G. Làm thế nào những con người này lại nảy ra nhiều phát kiến vĩ đại như thế? Nếu có thể hiểu được cơ chế vận hành nội tại của các bộ não bậc thầy này, liệu chúng ta có học được cách sáng tạo không?
Trong quá trình tìm kiếm câu trả lời, chúng tôi đã mất 6 năm tiến hành nghiên cứu để giải mã nguồn gốc của những chiến lược kinh doanh đột phá ở các công ty có môi trường sáng tạo cao. Mục tiêu của chúng tôi là "phải dùng kính hiển vi để quan sát vị doanh nhân nào có nhiều phát kiến", nghiên cứu khi nào và làm thế nào họ nảy sinh được ý tưởng khởi lập doanh nghiệp của mình.
Chúng tôi đặc biệt muốn tìm hiểu cách họ khác biệt hóa bản thân so với những doanh nhân, giám đốc điều hành tên tuổi đương thời: một doanh nhân bình thường hoàn toàn có thể mua nhượng quyền từ McDonald's nhưng để xây nên một đế chế như Amazon thì người doanh nhân ấy phải có được và kết hợp được nhiều kỹ năng khác. Chúng tôi nghiên cứu thói quen của 25 doanh nhân sáng tạo và thực hiện khảo sát trên 3,000 giám đốc điều hành và 500 cá nhân, những người đều từng khởi lập một doanh nghiệp cách tân hay phát minh ra sản phẩm mới.
Chúng tôi ngạc nhiên khi biết được giới quản lý điều hành cao cấp tại hầu hết các công ty không thấy bản thân mình có trách nhiệm phải xây dựng những phát kiến mang tính chiến lược. Thay vì thế, họ cảm thấy mình chỉ có trách nhiệm trong việc hỗ trợ thúc đẩy quá trình sáng tạo. Tuy nhiên, ở thái cực hoàn toàn trái ngược, giới điều hành cao cấp của những công ty có khả năng cách tân cao nhất, chiếm khoảng 15% đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, thường không giao phó cho nhân viên các phần việc sáng tạo mà họ tự mình thực hiện.
Nhưng họ thực hiện bằng cách nào? Công trình nghiên cứu đã giúp chúng tôi giải mã được 5 "kỹ năng khám phá" làm nên một nhà quản lý cách tân, đó là: liên tưởng, đặt câu hỏi, quan sát, thử nghiệm và tạo dựng mối quan hệ. Chúng tôi phát hiện ra rằng những doanh nhân sáng tạo (phần nhiều là các CEO) dùng thời gian của mình vào các hoạt động "khám phá" nhiều hơn 50% so với các CEO không theo dõi quá trình sáng tạo của mình. Khi phối hợp cùng nhau, năm kỹ năng này tạo nên cái mà chúng tôi gọi là "ADN sáng tạo". Và tin đáng mừng là, nếu bạn bẩm sinh đã không có chúng, bạn hoàn toàn có thể trau dồi.
Điều khi làm nên sự khác biệt ở một người sáng tạo?
Những doanh nhân cách tân có một thứ gọi là trí tuệ sáng tạo, một yếu tố luôn thúc đẩy các hoạt động khám phá, tuy nhiên, loại trí tuệ này khác với những dạng trí tuệ khác mà chúng ta từng biết. Nó không chỉ là kỹ năng nhận thức của những người thuận não phải. Một người sáng tạo có khả năng phối hợp cả hai bán cầu não trong quá trình vận dụng năm kỹ năng khám phá nói trên để tạo ra ý tưởng mới.
Và trong quá trình giải mã làm thế nào những kỹ năng này phối hợp cùng nhau, chúng tôi đã chọn sử dụng hình ảnh ẩn dụ là ADN. Khả năng liên tưởng đóng vai trò như xương sống trong cấu trúc xoắn ốc kép của ADN; bốn kỹ năng còn lại (đặt câu hỏi, quan sát, thử nghiệm và tạo dựng mối quan hệ) xoắn quanh xương sống đó và giúp trau dồi những hiểu biết mới. Và cũng giống như việc cấu trúc ADN ở từng người là khác nhau, mỗi cá nhân mà chúng tôi nghiên cứu đều có cấu trúc ADN sáng tạo độc nhất cho riêng mình mà từ đó họ hình thành nên những phát kiến kinh doanh đột phá.
Tưởng tượng rằng bạn có một người anh em song sinh giống hệt mình, người này được phú cho bộ não và tài năng thiên bẩm hệt như bạn. Cả hai người đều có một tuần để nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Suốt tuần đó, bạn nhốt mình trong phòng để tìm kiếm ý tưởng. Trái lại, người anh em song sinh của bạn lại thực hiện được năm hoạt động đáng lưu ý sau: (1) nói chuyện với 10 người khác, dù họ là kỹ sư, nhạc sĩ, một người bố nội trợ hay một nhà thiết kế, về dự án kinh doanh của mình, (2) đến thăm 5 công ty mới thành lập và có tính sáng tạo cao để quan sát việc họ làm, (3) làm 5 mẫu sản phẩm mới "chưa hề có trên thị trường", (4) mang một mẫu nguyên bản cho 5 người xem và (5) liên tục hỏi "Nếu thử cách này thì sao?" và "Tại sao anh làm vậy?" ít nhất 10 lần trong suốt quá trình thực hiện những hoạt động giao thiệp, quan sát và thử nghiệm này. Theo bạn, ai là người có ý tưởng sáng tạo (và khả thi) hơn?
Nghiên cứu về các cặp sinh đôi cho thấy chúng thường tư duy rất khác nhau, điều này cũng dẫn đến một phát hiện khác là yếu tố di truyền chỉ đóng góp 1/3 khả năng sáng tạo của một người, 2/3 còn lại có được qua quá trình học hỏi - trước hết là hiểu được một kỹ năng nào đó, sau đó là luyện tập nó, rồi thử nghiệm và sau cùng là đạt đến mức độ tự tin vào khả năng sáng tạo ra những cái mới. Những doanh nhân cách tân trong nghiên cứu của chúng tôi đều đạt được và nâng cao kỹ năng sáng tạo của mình bằng cách này.
Sau đây là mô tả chi tiết từng kỹ năng.
Kỹ năng khám phá số 1: Liên tưởng
Liên tưởng, hay khả năng kết nối thành công những câu hỏi, vấn đề và các ý tưởng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và tưởng chừng như không hề liên quan nhau, có vai trò trung tâm trong cấu trúc ADN của một người sáng tạo. Doanh nhân Frans Johansson mô tả hiện tượng này với tên gọi "Hiệu ứng Medici" vốn bắt nguồn từ sự bùng nổ sáng tạo của gia đình Medici ở Florence khi từng thành viên trong gia đình đều thuộc các ngành nghề khác nhau như nhà điêu khắc, nhà khoa học, nhà thơ, nhà triết học, họa sĩ và kiến trúc sư. Khi các cá nhân này kết nối với nhau, ý tưởng mới sinh sôi nảy nở tại khu vực giao nhau giữa các lĩnh vực mà họ chuyên sâu, nhờ đó hình thành thời kỳ Phục Hưng, một trong những kỷ nguyên sáng tạo nhất trong lịch sử.
Trước khi tìm hiểu cơ chế hoạt động của quá trình liên tưởng, điều quan trọng cần phải nắm rõ là cách bộ não vận hành. Bộ não không chứa thông tin theo kiểu một quyển từ điển mà bạn có thể tìm thấy chữ "rạp hát" trong nhóm những chữ bắt đầu bằng ký tự "R". Thay vào đó, nó liên tưởng chữ "rạp hát" đến những trải nghiệm trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Các liên tưởng có thể hợp lý (như "khu nhà sang trọng phía Tây Luân Đôn") hay mơ hồ (như "căng thẳng"). Trải nghiệm và kiến thức của chúng ta càng đa dạng thì bộ não càng tạo được nhiều kết nối. Những thông tin tươi mới nhập vào bộ não sẽ hình thành nên các liên tưởng mới mà từ đó, nhiều cuốn tiểu thuyết nổi tiếng đã ra đời. Như Steve Jobs thường nói, "Sáng tạo là khả năng kết nối những thứ sẵn có".
Những công ty sáng tạo nhất thế giới làm giàu nhờ tư bản hóa những liên tưởng đa dạng của các vị sáng lập viên, giám đốc điều hành cũng như toàn thể nhân viên trong công ty. Lấy ví dụ, Pierre Omidyar ra mắt eBay vào năm 1996 sau khi kết nối được ba điểm tưởng chừng như không hề liên quan nhau của ông: (1) niềm đam mê xây dựng nên thị trường mới hiệu quả hơn sau khi bị đá ra khỏi thương vụ IPO của một công ty khá danh tiếng trên internet vào giữa thập niên 1990; (2) vị hôn thê của ông mong muốn có một nơi bày bán bộ pha chế Pez mà ít nơi sản xuất; và (3) các hình thức quảng cáo ở địa phương tỏ ra không hiệu quả.
Còn về phần Steve Jobs, ông có khả năng sản sinh ra hết ý tưởng này đến ý tưởng khác bởi ông dành trọn đời mình khám phá mọi điều mới mẻ và không liên quan nhau - nghệ thuật thư pháp, phương pháp thiền định tại một ngôi đền Ấn Độ hay những đường nét tinh tế của một chiếc Mercedes-Benz.
Liên tưởng cũng giống như một cơ bắp thần kinh mà có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn khi được vận dụng đồng thời với những kỹ năng khám phá khác. Khi những nhà cách tân hình thành được một thói quen ứng xử, họ sẽ nâng cao khả năng của mình trong việc sản sinh ra các ý tưởng mà có thể được tái kết hợp theo nhiều cách mới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, khi người ta càng nỗ lực nắm bắt, phân loại và lưu trữ kiến thức mới thì bộ não họ sẽ hình thành, lưu trữ và tái kết hợp các liên tưởng một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.

Kỹ năng khám phá số 2: Đặt câu hỏi
Những người sáng tạo luôn có nhiều câu hỏi thách thức hiểu biết truyền thống hay theo lời của Ratan Tata, Chủ tịch của Tata Group, "hãy chất vấn những gì tưởng chừng không thể chất vấn".
Meg Whitman, cựu CEO của eBay, đã và đang làm việc trực tiếp với nhiều doanh nhân sáng tạo như sáng lập viên của eBay, PayPal và Skype, chia sẻ: "Họ bị tống ra khỏi cái thế giới rối ren. Họ không thể chấp nhận được việc này. Vì thế, họ dành rất nhiều thời gian suy nghĩ giải pháp thay đổi thế giới. Và trong khi họ động não, họ thích hỏi: "Nếu chúng ta làm việc này, điều gì sẽ xảy ra?"
Hầu như vị doanh nhân cách tân nào mà chúng tôi phỏng vấn đều in sâu trong ký ức từng câu hỏi mà họ đã đặt ra khi có cảm hứng thành lập một doanh nghiệp mới. Như trường hợp của Michael Dell, ý tưởng thành lập Dell Computer của ông hình thành từ câu hỏi: vì sao giá một chiếc máy tính lại đắt đến năm lần tổng giá trị các linh kiện. Ông kể: "Tôi tháo rời từng linh kiện máy tính ra và tự hỏi sao người ta lại bán mớ linh kiện trị giá 600 USD với giá đến 3.000 USD". Và khi nghiền ngẫm tìm kiếm câu trả lời, ông đã nảy ra ý tưởng về một mô hình kinh doanh mang tính cách mạng của mình.
Để quá trình chất vấn đạt hiệu quả, các doanh nhân sáng tạo thường áp dụng phương pháp đặt câu hỏi sau:
Hỏi "Tại sao?" - "Tại sao... không?" và "Nếu... thì sao?"
Hầu như nhà quản lý nào cũng chỉ tập trung vào các quy trình hiện tại để nâng cao hiệu quả công việc ("Làm cách nào chúng ta tăng doanh số ở thị trường Đài Loan?". Với những doanh nhân sáng tạo thì khác, họ thường thách thức các giả định ("Nếu chúng ta giảm trọng lượng hay kích thước thiết bị đi một nửa thì giá trị mà nó mang đến cho người dùng thay đổi như thế nào?").
Chứng kiến sự vươn mình của Amazon và eBay trở thành hai công ty cung cấp dịch vụ qua mạng hàng đầu thế giới, Marc Benioff không ngừng tự hỏi: "Sao chúng ta lúc nào cũng phát triển và nâng cấp phần mềm theo cách này trong khi giờ đây chúng ta có thể làm việc này qua internet?". Và chính câu hỏi này là viên gạch đầu tiên khai sinh ra Salesforce.com, một trang web cung cấp phần mềm trực tuyến.
Tưởng tượng những thái cực đối lập
Trong quyển sách nhan đề The Opposable Mind của mình, Roger Martin viết rằng một người có tư duy sáng tạo thường có "khả năng xử lý hai ý tưởng hoàn toàn trái ngược nhau trong đầu". Ông giải thích: "Nếu không rơi vào trạng thái hoảng loạn hay bị chi phối phải theo một trong hai lựa chọn ban đầu, những người này có khả năng tổng hợp nên một ý tưởng siêu việt hơn bất kỳ điều gì bạn có thể tưởng tượng".
Các doanh nhân cách tân thường thích "đóng vai phản diện". Như Pierre Omidyar chia sẻ: "Phương pháp học hỏi của tôi là tỏ ra bất đồng với những gì được nghe, đề xuất tình huống hoàn toàn trái ngược và đưa người khác vào tình thế phải thực sự đấu tranh cho quan điểm của mình". Chất vấn bản thân và những người xung quanh để có thể hình dung một phương án thay thế hoàn toàn khác biệt là cách đạt được tri thức đích thực.
Hãy tạo ra sức ép
Hầu như ai trong chúng ta cũng đợi đến khi phải đối mặt với những khó khăn trong thế giới thực, như việc phân bổ nguồn lực hay hạn chế về công nghệ, thì mới chịu thúc đẩy quá trình tư duy của mình. Các câu hỏi vĩ đại, một mặt sẽ luôn gây áp lực lên quá trình tư duy của mỗi chúng ta, mặt khác, chúng đóng vai trò như chất xúc tác cho quá trình khai phá những hiểu biết phá-vỡ-lối-mòn. (Trên thực tế, "Sáng tạo và áp lực luôn như hình với bóng" là một trong chín nguyên tắc sáng tạo của Google.)
Để khởi xướng một cuộc thảo luận cách tân về cơ hội tăng trưởng, một giám đốc sáng tạo đưa ra câu hỏi sau: "Điều gì xảy ra khi luật pháp cấm đoán chúng ta bán hàng cho khách hàng hiện tại của mình? Chúng ta kiếm tiền bằng cách nào trong năm tới?" Câu hỏi này sau đó dẫn đến một nghiên cứu sâu sắc trên quy mô toàn công ty nhằm tìm kiếm và phục vụ khách hàng mới.
Một vị CEO cách tân khác thì có cách khích tướng các nhân viên quản lý của mình rà soát và tháo gỡ sức ép về phí tổn cố định như sau: "Anh sẽ làm gì nếu chưa sẵn sàng tuyển dụng người này, cài đặt thiết bị này, vận dụng quy trình này, mua lại doanh nghiệp này hay theo đuổi chiến lược này? Liệu anh có làm như cách anh đang làm không?"
Kỹ năng khám phá số 3: Quan sát
Các vị giám đốc thích tìm tòi khám phá thường nảy ra những ý tưởng kinh doanh bất thường trong khi đang nghiên cứu những hiện tượng thông thường, đặc biệt là hành vi của khách hàng tiềm năng. Khi quan sát người khác, họ hành động như một nhà nhân loại học và khoa học xã hội học.
Lấy ví dụ trường hợp của Scott Cook, một doanh nhân có trực cảm tuyệt vời, ông nảy ra ý tưởng xây dựng phần mềm tài chính Quicken sau khi có được hai quan sát quan trọng. Đầu tiên, ông thấy vợ mình mệt mỏi như thế nào khi phải theo dõi các khoản chi tiêu trong gia đình. Cook bày tỏ: "Ý tưởng kinh doanh mới thường xuất hiện khi chúng ta quan sát công việc và cuộc sống thường nhật của người khác. Bạn thấy điều gì đó và tự hỏi 'Vì sao họ làm vậy? Điều đó không hợp lý chút nào'".
Sau đó, ông có dịp tiếp xúc với dự án Apple Lisa. Ngay khi rời khỏi trụ sở của Apple, ông lập tức ghi chép lại những điểm đáng chú ý của Lisa. Từ hai quan sát của mình, ông bắt tay xây dựng một phần mềm tài chính có giao diện đồ họa thân thiện với người sử dụng. Như vậy, từ nhu cầu giải quyết khó khăn cho vợ, Cook hiện đang nắm giữ 50% thị trường phần mềm tài chính ngay trong năm đầu tiên công ty của công đi vào hoạt động.
Những nhà cách tân thường chủ động, kiên trì và cẩn thận quan sát từng chi tiết nhỏ liên quan đến hành vi của khách hàng, nhà cung ứng và các công ty khác nhằm nắm bắt những phương thức hành động mới. Ratan Tata lấy cảm hứng sản xuất những chiếc ôtô có giá thấp nhất thế giới từ hình ảnh một gia đình bốn người phải chen chúc chở nhau trên chiếc môtô hai bánh. Sau nhiều năm phát triển sản phẩm, Tập đoàn Tata bắt đầu tung ra mẫu ôtô Nano với giá chỉ 2.500 USD theo phương pháp sản xuất lắp ráp từng bộ phận, sự kiện có thể đe dọa cả hệ thống phân phối ôtô trên toàn Ấn Độ.
Các nhà quan sát cách tân luôn tìm mọi kỹ thuật để nhìn thế giới bằng một lăng kính khác. Điển hình là bài học của Akio Toyoda, ông thường xuyên và khuyến khích nhân viên thực hành triết lý genchi genbutsu - "đến tận nơi, quan sát cho bản thân", một hoạt động đã in sâu vào văn hóa của Toyota.

Khi nói đến thử nghiệm, chúng ta thường nghĩ ngay đến các nhà khoa học trong chiến áo blu trắng trong phòng thí nghiệm, hoặc là những nhà phát minh vĩ đại như Thomas Edison. Cũng giống như các nhà khoa học, những doanh nhân cách tân luôn chủ động thử nghiệm những ý tưởng mới, tạo các nguyên mẫu và chương trình thí điểm.  
Kỹ năng khám phá số 4: Thử nghiệm

Như Edison từng nói: "Tôi chưa từng thất bại. Tôi chỉ tìm thấy 10.000 cách làm việc không hiệu quả". Với họ, thế giới chính là phòng thí nghiệm. Nếu như những nhà quan sát dành đam mê mạnh mẽ của họ cho việc ngắm nhìn thế giới thì những nhà thử nghiệm luôn xây dựng các trải nghiệm tương tác và cố gắng gợi nên những luồng phản ứng trái chiều để xem những tri thức mới nào sẽ xuất hiện.

Những doanh nhân cách tân mà chúng tôi phỏng vấn đều chủ động mày mò một phương pháp thử nghiệm nào đó, có thể ở dạng khám phá tri thức (như Michael Lazaridis nghiệm ra thuyết tương đối khi còn học phổ thông), khám phá vật chất (Jeff Bezos từng mở tung chiếc cũi của mình khi mới chập chững biết đi còn Steve Jobs thì tháo rời từng bộ phận chiếc Walkman khi còn bé), hay khi ở vào môi trường mới (Howard Shultz nảy ra ý tưởng xây dựng Starbucks khi lang thang phố phường đất Ý tìm hiểu về cà phê).

Trong vai trò giám đốc điều hành của một doanh nghiệp sáng tạo, họ luôn dành cho thử nghiệm vị trí trung tâm trong mọi hoạt động của mình. Kho sách trực tuyến của Bezos không dậm chân ở thành công ban đầu mà nó nhanh chóng biến thành một cửa hàng bán lẻ trực tuyến với đủ loại sản phẩm từ đồ chơi đến TV và cả những vật dụng gia đình. Máy đọc sách điện tử Kindle từng được xem như một sản phẩm thử nghiệm nhưng giờ đây, nó biến Amazon từ một nhà bán lẻ trực tuyến thành nhà sản xuất thiết bị điện tử cách tân.

Bezos rất đề cao tầm quan trọng của thử nghiệm và sáng tạo và ông đã biến nó thành một nét văn hóa không thể thiếu của Amazon. Bezos chia sẻ: "Tôi khuyến khích tất cả nhân viên "đi vào ngõ tối" và mạnh dạn thử nghiệm. Nếu chúng tôi có thể tạo ra các quy trình tản quyền để việc thử nghiệm đạt hiệu quả cao mà không tốn quá nhiều chi phí thì chúng tôi sẽ có được rất nhiều phát kiến mới".

Scott Cook cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một văn hóa khuyến khích thử nghiệm trong doanh nghiệp. Ông nói: "Văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi cho phép thất bại xảy ra miễn là mọi người phải học được điều gì đó từ nó. Đó là điều tạo nên sự khác biệt của văn hóa doanh nghiệp cách tân".

 
Tôi khuyến khích tất cả nhân viên "đi vào ngõ tối" và mạnh dạn thử nghiệm. Ảnh: Corbis

Một trong những loại hình thử nghiệm hiệu quả nhất mà các nhà cách tân thường chọn là sống và làm việc ở nước ngoài. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một người càng sống và làm việc ở nhiều quốc gia thì họ càng sáng tạo trong việc vận dụng trải nghiệm sống phong phú của mình để xây dựng những sản phẩm, quy trình hay loại hình kinh doanh cách tân. Theo nghiên cứu của Gregeren, Mason A. Carpenter, và Gerard W. Sanders, nếu một giám đốc từng đảm trách một dự án mang tầm cỡ quốc tế trước khi leo lên vị trí CEO thì công ty của vị này sẽ có kết quả hoạt động tài chính hiệu quả hơn, trung bình cao hơn 7% so với mặt bằng chung của thị trường, so với những công ty có CEO chưa từng kinh qua trải nghiệm tương tự.

Lấy ví dụ về A.G. Lafley của P&G, ông theo học lịch sử tại Pháp khi còn là sinh viên và sau đó điều hành một cửa hàng bán lẻ tại Nhật phục vụ quân đội Mỹ. Ông trở lại Nhật sau đó để lãnh đạo các cơ sở của P&G ở châu Á trước khi trở thành CEO của tập đoàn này. Trải nghiệm từ quá trình sống và làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới giúp ông hoàn thành xuất sắc vai trò lãnh đạo một trong những tập đoàn sáng tạo nhất thế giới.

Kỹ năng khám phá số 5: Tạo dựng mối quan hệ

Dành thời gian, công sức để tìm kiếm và kiểm nghiệm ý tưởng thông qua những mạng lưới mà thành viên trong đó xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau chính là cách mà các doanh nhân cách tân thường vận dụng để tiếp thu những quan điểm khác biệt. Không giống như hầu hết giám đốc điều hành khác, những người vốn chỉ xem tạo dựng mối quan hệ là cơ hội để họ tiếp cận các nguồn lực, tiếp thị về bản thân hoặc công ty, hoặc để thăng tiến sự nghiệp, một doanh nhân sáng tạo không theo lối mòn ấy, họ gặp gỡ nhiều người với ý tưởng và quan điểm khác biệt để mở rộng phạm vi hiểu biết của mình.

Họ cũng thường tham dự các buổi hội thảo về tư duy như TED, Davos, và Lễ hội ý tưởng Aspen. Những buổi hội thảo như thế thu hút sự tham dự của đông đảo giới nghệ sĩ, doanh nhân, giáo sư đại học, chính trị gia, nhà phiêu lưu, nhà khoa học và nhà tư tưởng cấp tiến trên khắp thế giới, những người đến tham dự hội nghị/diễn đàn để trình bày ý tưởng, niềm đam mê cũng như dự án mới nhất của mình.

Michael Lazaridis, sáng lập viên của Research In Motion, tiết lộ rằng cảm hứng sáng tạo chiếc BlackBerry đầu tiên của ông xuất phát từ một hội nghị diễn ra vào năm 1987. Khi đó, một diễn giả đang mô tả hệ thống dữ liệu không dây thiết kế riêng cho Coke; nó cho phép các máy bán hàng tự động truyền tín hiệu thông báo khi nào chúng hết hàng và cần được nạp đầy. Lazaridis nhớ lại: "Đó là khoảnh khắc thức tỉnh tôi. Tôi nhớ thầy giáo trung học của mình từng dạy: 'Đừng quá tập trung vào những chiếc máy tính để bàn bởi người nào có khả năng kết hợp công nghệ không dây và những chiếc máy tính này sẽ tạo nên bước đột phá lớn'".

Một doanh nhân khác, David Neeleman, cũng góp nhặt ý tưởng cho JetBlue, như truyền hình vệ tinh, dịch vụ đặt chỗ tại nhà, nhờ tham dự các hội nghị và tiếp cận nhiều nguồn thông tin mới.

Nhà khoa học Kent Bowen, người thành lập tập đoàn công nghệ CPS (công ty chuyên sản xuất loại hỗn hợp ceramic tân tiến), luôn đề cao phương châm: "Kiến thức cần thiết để giải quyết những thử thách khắc nghiệt nhất của chúng ta thường xuất phát từ ngành hoặc lĩnh vực khoa học khác. Chúng ta cần mạnh dạn và sẵn sàng ứng dụng những khám phá, tiến bộ từ nơi khác". Và nhờ đó, các nhà khoa học tại CPS đã giải quyết vô số vấn đề hóc búa nhờ trao đổi với những chuyên gia ngoài ngành.

Một chuyên gia ở Polaroid với kiến thức chuyên sâu về công nghệ phủ màng có thể biết cách làm cho hỗn hợp ceramic chắc chắn hơn. Trong khi các chuyên gia về công nghệ đóng băng tinh trùng thì nắm vững kỹ thuật ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể băng trên tế bào trong quá trình đông cứng, đây lại là một kỹ thuật được CPS áp dụng vào quy trình sản xuất và đạt thành công ngoài sức tưởng tượng.

Luyện tập, luyện tập, luyện tập

Khi những nhà cách tân chủ động rèn luyện năm kỹ năng khám phá trên, họ sẽ dần cảm thấy sự khác biệt. Họ ngày càng tự tin vào năng lực sáng tạo của mình. Với A.G. Lafley chẳng hạn, sáng tạo là công việc chính của mọi nhà lãnh đạo bất kể họ ở vị trí nào trong sơ đồ tổ chức. Tuy nhiên, điều gì xảy ra nếu như bạn, cũng như hầu hết giám đốc điều hành khác, không thấy bản thân mình hay đội ngũ nhân viên của mình sáng tạo hơn?

Có thể tư duy sáng tạo là năng lực trời phú với nhiều người, tuy nhiên, người ta vẫn có thể phát triển và củng cố nó nhờ tập luyện. Nói thế không có nghĩa là chúng ta phải tập luyện liên tục cho đến như những hành vi trên phát ra một cách tự động mà quá trình luyện tập đòi hỏi bạn và cả nhóm cần có thời gian ngồi lại cùng nhau để chủ động xây dựng các ý tưởng sáng tạo.

Kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình tập luyện là chất vấn. Những câu hỏi kiểu "Tại sao?" và "Tại sao không?" có thể giúp tăng cường các kỹ năng khám phá khác. Hãy đặt vấn đề vào các điều kiện thuận lợi cũng như bất lợi để có thể nhìn nhận nó ở nhiều phương diện khác nhau. Cố gắng dành ra mỗi ngày từ 15 đến 30 phút viết ra 10 câu hỏi mới thách thức thực trạng ngành hoặc thực trạng công ty.

Michael Dell từng nói: "Nếu tôi cứ hỏi hoài một câu quen thuộc, mọi người hẳn sẽ đoán được. Thay vì thế, tôi thích hỏi những điều mà người khác không nghĩ rằng tôi sẽ hỏi. Điều này có vẻ hơi ác nghiệt nhưng niềm vui sẽ là tột cùng nếu có một phát kiến mới hình thành từ những câu hỏi kích thích ấy".

Để rèn giũa kỹ năng quan sát của mình, bạn hãy nghiên cứu trải nghiệm của một nhóm khách hàng nhất định về một sản phẩm hay dịch vụ trong môi trường tự nhiên của họ. Hãy dành cả ngày để quan sát cẩn thận "những công việc" mà khách hàng đang cố hoàn thành. Cố gắng đừng đánh giá những gì bạn thấy: hãy tỏ ra bình thản và trung lập khi quan sát.

Scott Cook khuyến khích những nhà quan sát của Intuit hỏi "Điều gì khác với mong đợi của anh/chị?" khi quan sát khách hàng. Còn Richard Branson thì đề cao việc xây dựng thói quen ghi chú ở bất kỳ nơi nào bạn đến. Hay nếu theo lời khuyên của Jeff Bezos thì: "Tôi chụp lại ảnh của tất cả những phát kiến thực sự tồi".

Để nâng cao năng lực thử nghiệm ở cả cấp độ cá nhân lẫn tổ chức, hãy tiếp cận công việc và cuộc sống một cách có ý thức và với lối tư duy "phải kiểm tra các giả thiết". Tham dự những buổi hội thảo hay các khóa học quản lý nằm ngoài chuyên môn của bạn, hãy mổ xẻ một sản phẩm hay quy trình mà bạn quan tâm, đọc những quyển sách có nội dung về các xu hướng đang lên trên thị trường. Khi du lịch, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu phong cách sống và hành vi ứng xử của người địa phương.

Phát triển những giả thuyết mới từ kiến thức bạn vừa lĩnh hội và kiểm nghiệm chúng trong quá trình phát triển sản phẩm hay quy trình mới. Tìm cách biến những thử nghiệm nhỏ và thường xuyên trở thành một nét văn hóa ăn sâu ở mọi cấp độ tổ chức. Công khai đề cao ý nghĩa của việc học từ thất bại, bài học vô giá đối với quá trình xây dựng một văn hóa doanh nghiệp cách tân.

Để cải thiện kỹ năng tạo dựng mối quan hệ, hãy tìm 5 người sáng tạo nhất mà bạn quen biết và nhờ họ chia sẻ cách họ kích thích lối tư duy sáng tạo. Bạn cũng có thể yêu cầu họ trở thành nhà cố vấn sáng tạo cho mình. Chúng tôi thì khuyến nghị bạn nên thường xuyên tổ chức những ăn trưa trao đổi ý tưởng có sự góp mặt của nhiều vị khách mới đến từ nhiều bộ phận, công ty, ngành và quốc gia khác nhau. Hãy chia sẻ những ý tưởng cách tân với nhau và nhờ họ nhận xét ý tưởng của bạn.

Sáng tạo trong kinh doanh không phải một yếu tố bẩm sinh mà là thành quả của nhiều nỗ lực chủ động. Khẩu hiệu của Apple - "Hãy nghĩ khác" - có khả năng truyền cảm hứng nhưng chưa phải hoàn hảo. Chúng tôi phát hiện thấy rằng những người có tư duy sáng tạo phải kiên trì hành động khác để suy nghĩ khác. Nhờ việc hiểu được, củng cố và phỏng theo ADN của những người sáng tạo, các công ty có thể tìm ra giải pháp hữu hiệu để thành công hơn trong việc nâng cao trí tuệ sáng tạo ở mỗi nhân viên.
- Bài viết của các tác giả Jeffrey H. Dyer, Hal B. Gregersen và Clayton M. Christensen trên Harvard Business Review -
AV (theo TuanVietnam)

Natalie Savage Carlson

Gia đình dưới chân cầu - Natalie Savage Carlson


Tên sách: Gia đình dưới chân cầu
Tác giả: Natalie Savage Carlson
Dịch giả: Trịnh Huy Ninh
Thể loại: Văn học thiếu nhi nước ngoài
Giải thưởng: Newbery Honor Book 1959
Xuất bản: Phương Năm Book & NXB Thời Đại
Thời gian: 11/2009
Số trang: 140
Kích thước: 12x21cm
Giá bìa: 25.000 VNĐ
Hình thức: Bìa mềm

Từ cuộc gặp gỡ dưới chân cầu giữa một lão già lang thang và những đứa trẻ mồ côi, đến đêm Giáng sinh không có thức ăn ê hề, không có những món quà lấp lánh, chỉ có tình yêu thương giữa những thành viên trong “gia đình” nhỏ ấy; cuốn sách - một lần nữa - khiến người đọc tin vào những phép nhiệm mầu đến từ trái tim.
Người đọc cũng sẽ tin: dù trong cảnh khốn cùng, khó ai có thể “cất kỹ trái tim” mình được khi đời sống còn đó biết bao điều đáng yêu, còn đó những đứa trẻ đang hồn nhiên lớn lên... Tác phẩm này của Natalie Savage Carlson, từng đoạt giải thưởng Newbery cho văn học thiếu nhi năm 1959. Bản tiếng Việt do Trịnh Huy Ninh dịch, Phương Nam và NXB Thời Đại ấn hành.
(Nguồn: tusach.tuoitre.com.vn)

Tặng các bạn ebook cuốn sách này. Đây là một cuốn khá ngắn và dễ thương, tình tiết nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa. Đọc sách thấy thương cho những người còn cơ nhỡ, đói nghèo.Đọc sách ta còn nhận ra tình yêu thương của những con người không cùng máu mủ, cùng giúp đỡ nhau, thậm chí hy sinh cho nhau để vượt qua gian khó. :x

Rất cảm ơn chị quyennguyen2012 đã tham gia thực hiện dự án này! :)

File Kèm Theo
File Type: rar Gai dinh duoi chan cau.rar (367.7 KB)

Aleksandr Pushkin

Truyện ngắn của Aleksandr Pushkin và vài truyện khác
by buzzwordy
Chào các bạn,

Muốn chia xẻ với các bạn vài truyện của Aleksandr Pushkin gồm có các truyện sau:


1. Truyện ngắn của Aleksandr Pushkin (thư viện quán) (LỜI NHÀ XUẤT BẢN PHÁT SÚNG BÃO TUYẾT ÔNG CHỦ HIỆU ĐÁM MA NGƯỜI COI TRẠM CÔ TIỂU THƯ NÔNG DÂN)

2. Truyện dài (viết ở dạng thơ) "Eugene Oneguine" (bản tiếng Anh) (Project Gutenberg)
3. Tuyển tập truyện ngắn Nga hay nhất - "Best Rusían Short Stories" (bản tiếng Anh) Aleksandr Pushkin và nhiều tác giả khác (Project Gutenberg)

Truyện (viết ở dạng thơ) này đã được chuyển thành phim có tựa đề là "Onegin" ( vô cùng hấp dẫn) các bạn có thể xem một vài đoạn tại đây:


http://www.youtube.com/watch?v=K5CLG...eature=related


search for Ralph Fiennes Onegin film clip


Nếu bạn nào có bản dịch tiếng Việt của truyện này, làm ơn cho mình biết với nhé.

Pushkin từng được ví với Goethe của nước Đức, Shakespeare của nước Anh, Dante của nước Ý... Đây là một bài viết về Puskin

Pushkin trong sự tiếp nhận của một nhà thơ Mỹ

Trần Thị Phương Phương

Pushkin, nhà thơ lớn của dân tộc Nga, đã từ lâu được độc giả thế giới biết đến và yêu mến. Mỗi dân tộc tiếp nhận nhà thơ với những tình cảm riêng của mình.

Pushkin đến với nước Mỹ từ thế kỷ trước. Một trong những bài giới thiệu đáng chú ý đầu tiên về Pushkin với bạn đọc Mỹ là bài báo của nhà thơ Mỹ John Greenleaf Whittier (1807-1892) đăng trên tờ The National Era ở Washington D.C. ngày 11 tháng 2 năm 1847. Pushkin từng được ví với Goethe của nước Đức, Shakespeare của nước Anh, Dante của nước Ý,... nhưng ở đây, trong bài báo của mình, Whittier đã nói về Pushkin như một nhà thơ mang trong mình dòng máu của người da đen.
Bài báo của Whittier viết nhân kỷ niệm 10 năm mất của Pushkin. Nỗi xúc động đau thương về cái chết của nhà thơ Nga vẫn còn mới nguyên trong lòng nhà thơ Mỹ , dường như Pushkin vừa ra đi ngày hôm qua, chứ không phải đã mười năm trước. “Ngày 29 tháng giêng 1837, trong một lâu đài quý tộc ở phía bắc thủ đô (tức Petersburg) bên bờ sông Neva, một con người vĩ đại đang hấp hối....Ánh sáng vĩ đại đang dần tắt đi. Alexander Pushkin - nhà thơ và nhà sử học, người được cả hoàng đế và nhân dân yêu mến - ngã xuống trong cuộc quyết đấu định mệnh hai ngày trước đó, đang nằm chờ được gọi sang thế giới bên kia. Và khi cuối cùng nhà thơ Zhukovsky chan hòa nước mắt thông báo cho đám đông đang lo lắng chờ đợi rằng bạn của ông không còn nữa, thì những người quý tộc và những người nông dân đều cúi đầu trong niềm thương tiếc. Trái tim giá lạnh của Phương Bắc xót đau vì một tổn thất lớn lao. Nhà thơ của nước Nga, người duy nhất của thời đại có thể choàng chiếc áo danh dự của Derzhavin và Karamzin, đã đi vào cõi chỉ còn toàn bóng tối”
Nhưng điều đặc biệt gây nên nỗi xúc động nơi Whittier, cũng như với những người Mỹ của những năm 40 thế kỷ trước còn là: Alexander Pushkin là ai? “Con người tài năng nhường đó, vinh quang nhường đó, được tiếc thương nhường đó có thể nào lại là một người da màu - một người da đen?” Đối với người Mỹ lúc bấy giờ thật là điều khó thể nào tin được.
Alexandr Sergeevich Pushkin (1799-1837) sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Nga. Mẹ nhà thơ là cháu của Ibrahim Hannibal, một người da đen đã được vua Pie Đại đế nhận làm con nuôi và hết lòng yêu mến. Hannibal làm đến chức tướng trong quan đội của Nga hoàng, được phong tước hiệu quý tộc và ban cho điền trang mang tên Mikhailovskoe, nơi Pushkin đã từng trải qua những tháng ngày bị lưu đày quản thúc, nơi đánh dấu nhiều công trình sáng tạo của nhà thơ. Niềm tự hào về nguồn gốc da đen của mình đã đưa Pushkin đến việc viết tác phẩm văn xuôi “Người da đen của Pie Đại đế”. Tuy tác phẩm chưa được hoàn thành, nhưng những gì đã viết ra cũng đã phác họa nên một hình tượng Hannibal hết sức hấp dẫn.
Tài năng vĩ đại và niềm tự hào về nguồn gốc da đen của Pushkin là một cổ vũ động viên lớn đối với Whittier, một nhà thơ đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nô lệ da đen ở nước Mỹ. “Tự do và chế độ chiếm hữu nô lệ không thể nào sống cùng nhau trong hòa thuận” đó là một sự thật mà Whittier đã từng tuyên bố trong một bài báo viết năm 1833 của mình.
Từ khi những người nô lệ da đen đầu tiên được đưa đến Jamestown, bang Virginia năm 1619, chế độ nô lệ dần mở rộng ra khắp nước Mỹ. Những người da đen đã là một nguồn lao động quan trọng cho nước Mỹ, nhất là cho các vùng nông nghiệp miền Nam chuyên trồng lúa gạo, bông vải và thuốc lá, nhưng số phận của họ trên đất Mỹ là số phận của những kẻ nô lệ bị áp bức bóc lột tàn bạo. Cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng nô lệ da đen đã diễn ra ngay từ buổi ban đầu, nhưng chỉ thực sự trở thành phong trào lớn từ đầu thế kỷ 19, và là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến 1861-1865 ở Mỹ. Whittier là một trong những nhân vật nổi tiếng trong cuộc đấu tranh đó từ những năm 30 của thế kỷ trước. Vốn là con của một chủ trang trại nghèo người gốc Scotland ở tiểu bang Massachusetts, từ thuở nhỏ Whittier đã biết đến cuộc sống lao động cực khổ của người làm nông và được dạy dỗ về lòng nhân ái từ những trang Thánh Kinh mà ông cùng cha mẹ đọc mỗi ngày. Hồn thơ ca ông vì thế luôn hướng về cuộc sống lao động của những con người bình dị, những bài thơ về vùng đất thôn quê ở New England quê hương ông đầy chất hồn nhiên nhưng cũng dạt dào tình cảm. Whittier với hồn thơ- hồn người như thế đã đến với những con người tuy khác màu da với ông, nhưng là những con người, biết lao động nhưng cũng cần tự do bình đẳng. Rất nhiều những vần thơ và những trang viết của Whittier là dành cho cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ, tiêu biều là tập “Voice of Freedom”(Tiếng nói tự do) (1846), những tác phẩm thơ như “Song of Slaves in the Desert”(Bài ca của những người nô lệ trên sa mạc)(1847), “Massachusetts to Virginia” (Massachusetts gửi Virginia)(1843)
Whittier tìm đến với Pushkin, và nguồn gốc của Pushkin là một minh chứng hùng hồn cho giá trị của người da đen, chứng minh cho chân lý của cuộc đấu tranh mà ông theo đuổi. “Chúng tôi nói đến con người nổi tiếng này với mục đích phơi bày sự điên rồ và phi lý của những định kiến chống lại người da màu trên đất nước này. Đó là một định kiến hoàn toàn không thích hợp với chủ nghĩa cộng hòa đã được khai sáng và giáo lý cơ đốc chân chính. Nó làm giảm giá trị của cả kẻ mang nó lẫn nạn nhân của nó. Đạp chân lên cổ người da đen, chúng ta chế giễu sự thua kém của họ; đuổi họ ra khỏi trường học, chúng ta phủ nhận khả năng cho tiến bộ trí tuệ của họ; từ chối sự chia sẻ của họ ở những nơi hội họp, nhà thờ, chúng ta trách mắng họ như những kẻ đồi bại không có khả năng vươn tới những phẩm giá đạo đức cao quý. Đó sự thực là gì nếu không phải là mưu kế để che dấu sự độc tài, là sự kiếm cớ cho sự áp bức bằng cách vu khống phỉ báng những đối tượng bất hạnh...”
Có lẽ trong buổi đầu làm quen, Whittier chưa biêt hết được giá trị của nhà thơ Nga. Ông còn nhầm khi viết “Pushkin được cả Nga hoàng và nhân dân yêu mến như nhau”. Ông cũng mới chỉ biết Pushkin là “nhà du hành thăm viếng tất cả mọi lãnh thổ lãng mạn của đế quốc mênh mông” (tức là thi ca). Whittier có lẽ cũng chưa biết đến cuộc đấu tranh của những người cùng thời đại với ông ở nước Nga, cuộc đấu tranh để giải phóng những con người khỏi nền quân chủ độc tài và chế độ chiếm hữu nông nô. Số phận những người nông nô Nga những thế kỷ trước nào có khác bao xa với số phận những người nô lệ da đen trên nước Mỹ. Pushkin là nhà thơ thiên tài, cũng đồng thời là nhà thơ của tự do, nhà thơ của những con người bình dị đang khát khao được giải phóng. Ông được nhân dân Nga yêu mến, nhưng lại là kẻ thù của Nga hoàng, bởi vậy ông không chỉ là “nhà du hành” mà còn từng là kẻ bị lưu đày. Thơ của Pushkin sở dĩ vang khắp đế quốc Nga cũng là bởi những âm thanh ca ngợi tự do, đòi giải phóng trong đó.
Whittier có thể chưa biết hết những điều này. Thậm chí có thể ông đọc chưa nhiều tác phẩm của Pushkin để hiểu về cuộc đời và sáng tác của nhà thơ Nga. Nhưng những tâm hồn đồng điệu của các nhà thơ đã tìm đến nhau, dễ dàng hòa nhập với nhau bằng những gì gần như của bản năng và huyết thống. Whittier đã hiểu Pushkin là người của chính ông, là người sẽ luôn cùng ông trong cuộc đấu tranh và trong sáng tạo thi ca. Và chúng ta cũng có thể thấy bóng dáng Pushkin, những câu thơ tự do của Pushkin thấp thoáng sau những lời của Whittier “Trong những cuồng điên và tội lỗi của người da màu, trong tình yêu và lòng căm thù, trong đức hạnh và sự yếu ớt của họ, chúng ta vẫn nhìn thấy bản chất chung của con người, và nhận thức ra chân lý trong lời của Chúa : “Từ một loại máu Chúa đã làm ra mọi thế hệ loài người”.

Cảm ơn đã đọc bài này

Cảm ơn các bạn đã bỏ công sức làm đánh máy và làm ebooks chia xẻ. Vô cùng cảm ơn.
Chúc một ngày thật vui.

File Kèm Theo

Tap Truyen Ngan cua A.Puskin.rar (108.8 KB)
Onegin.mobi.rar (165.1 KB)
Best Rusian Short Stories.mobi.rar (302.3 KB)


quangcaopro
-

Alexandre Dumas

Truyện Alexandre Dumas bằng tiếng Anh.
by buzzwordy
Ba cuốn truyện của Alexandre Dumas bằng tiếng Anh.
  1. Những vụ án nổi tiếng
  2. Hoa tulip đen
  3. Ba chàng lính ngự lâm

Cảm ơn


File Kèm Theo

The Black Tulip - Alexandre Dumas.rar (254.5 KB)
The Three Musketeers (Oxford World's Cla - Alexandre Dumas.rar (719.4 KB)


quangcaopro
-

Thần điêu hiệp lữ - Kim Dung


by qoop!!

Tên truyện: Thần điêu hiệp lữ
(hay Thần điêu đại hiệp, có khi còn gọi là Song kiếm hợp bích)
Tác giả: Kim Dung
Nguồn: vnthuquan.net

------------------

Ghi chú (cho những bạn chưa biết): các bạn tải hết 4 part, lưu trong cùng 1 thư mục rồi giải nén bất kỳ 1 trong 4 file là được. Xin lỗi vì sự bất tiện, có điiều tui đã thử các kiểu khả dĩ để hạ thấp kích thước file rồi mà nó vẫn vậy thôi. Mọi người thông cảm nhé.

File Kèm Theo

Than dieu hiep lu.part1.rar (800.0 KB)
Than dieu hiep lu.part2.rar (800.0 KB)
Than dieu hiep lu.part3.rar (800.0 KB)
Than dieu hiep lu.part4.rar (536.9 KB)


quangcaopro
-

Lịch sử ngành thời trang

by hoanga1
mình là dân kiến trúc nhưng mình mình cũng thích về thời trang.Mình gửi cho các bạn ebook lịch sử ngành thời trang.Nếu thích ghé thăm facebook của mình.

File Kèm Theo
lich su nganh thoi trang.rar (660.4 KB)

quangcaopro
-

Krishnamurti và Osho

Thư viện sách Krishnamurti và Osho
by vomenh

Jiddu Krishnamurti hay J. Krishnamurti , (12 tháng 5, 1895–17 tháng 2, 1986) là một tác gia và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề bao gồm (nhưng không giới hạn): mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.

J.Krishnamurti, cuộc sống và những lời dạy của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con người có ảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức nhân loại trong thời đại hiện nay. Là một hiền nhân, triết gia và tư tưởng gia, ông soi sáng cuộc sống của hàng triệu người khắp thế giới: những người trí thức và những người bình thường, cả người già lẫn người trẻ. Ông tạo ra ý nghĩa căn bản và mới mẻ cho tôn giáo bằng cách chỉ rõ một cách sống vượt khỏi tất cả những tôn giáo có tổ chức. Ông can đảm đối diện những vấn đề của xã hội hiện nay và phân tích bằng sự rõ ràng có khoa học những hoạt động của cái trí con người. Tuyên bố rằng sự quan tâm duy nhất của ông là “làm cho con người được tự do một cách tuyệt đối và không điều kiện”, ông tìm kiếm sự giải thoát con người khỏi tình trạng bị điều kiện sâu thẳm của tánh ích kỷ và đau khổ.


Từ đầu những năm 1920 đến năm 1986, Krishnamurti đi khắp thế giới cho đến cuối đời lúc 91 tuổi, tổ chức những buổi nói chuyện, những cuộc thảo luận, viết sách hay là ngồi yên lặng cùng những người đàn ông và phụ nữ đang tìm kiếm sự hiện diện đầy nhân ái và an ủi của ông. Những lời dạy của ông không dựa vào những hiểu biết thuộc sách vở và kinh điển nhưng dựa vào sự thấu triệt về tình trạng bị điều kiện của con người và quan điểm của ông về sự thiêng liêng. Ông không trình bày bất kỳ “triết thuyết” nào, trái lại nói về những sự việc liên hệ với tất cả chúng ta trong cuộc sống hàng ngày: những vấn đề khi đang sống trong xã hội hiện đại với sự phân hoá và bạo lực của nó, sự tìm kiếm của cá nhân để có an toàn và hạnh phúc, và sự đòi hỏi của con người để được tự do khỏi những gánh nặng tâm lý của tham lam, bạo lực, sợ hãi và đau khổ.



Osho (1931-1990) là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ hai mươi.


Tên thật của ông là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Rajneesh. Tháng 2 năm 1989, ông tự đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền.

Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng. Ông là một người gây nên rất nhiều tranh cãi trong số những ai quan tâm đến triết học phương Đông, trong giới những người tầm cầu tôn giáo và đạo sư. Có thể nói, ông là một trong những người gây phân hoá cùng cực nhất về mặt đạo lý, nhưng cũng là người có sức thu hút mạnh mẽ nhất trong các bài giảng về tôn giáo và triết học. Nhưng có lẽ điều này nằm trong ý đồ đích thực của một con người “nổi loạn” như ông.
Trước hết, trong những năm 60, Osho là giáo sư triết học tại đại học Jabalpur, Ấn Độ. Về bản thể luận, ông là người có một quan niệm Nhất thể (Monism) về vũ trụ. Đối với ông, Thượng đế nằm trong mọi vật, nằm trong mọi con người. Không hề có sự phân biệt nào giữa “Thượng đế” và “phi Thượng đế”. Toàn thể mọi con người, dù là người tồi tệ nhất, đều thiêng liêng cả. Mọi dạng xuất hiện của một thứ năng lượng mang tên là “Thượng đế” đối với ông đều đáng ngưỡng mộ và điều này sẽ thể hiện trong quan niệm hành trì mà ông muốn truyền bá.

Đối với đời người, Osho cho rằng giá trị cao cả nhất của cuộc đời là lòng yêu thương, sự vui cười và thiền định. Niềm ân thưởng vô giá nhất của cuộc đời là trải nghiệm được sự giác ngộ tâm linh (spiritual enlightenment). Sự giác ngộ đó được ông miêu tả là “nằm yên trong trạng thái bình thường của sự hiện hữu của tất cả mọi vật đang dựng xây vũ trụ”. Con người chúng ta lẽ ra ai cũng có thể trải nghiệm được trạng thái giác ngộ đó, nhưng sự thực là con người bị đánh lạc hướng do hoạt động tư duy cũng như do mong ước và dục vọng sinh ra bởi sự ràng buộc của xã hội. Vì thế, thay vì hưởng được niềm vui cao cả của sự hữu hiện, con người rơi vào một tình trạng của sợ hãi và ức chế. Ông quan niệm rằng, muốn trở lại trạng thái hồn nhiên và an lạc, con người phải tự mình giải thoát khỏi sợ hãi và ức chế.

Với nhận thức này, Osho hoàn toàn nằm trọn vẹn trong truyền thống của triết học Ấn Độ, nhất là trong Đại thừa Phật giáo. Nếu nhớ đến tư tưởng của Mã Minh trong Đại thừa khởi tín luận, hay Thiền ngữ “Tâm bình thường là đạo” của Nam Tuyền, hay các phép hành trì của Phật giáo Tây Tạng, hay tư tưởng của các vị đạo sư của thời hiện đại như Aurobindo hoặc Krishnamurti, ta dễ dàng thấy sự trùng hợp tuyệt đối về nhận thức luận giữa ông và các truyền thống đó. Chỉ có điều khác biệt là, Osho nói về các nhận thức này một cách hùng biện và mới mẻ. Nhất là với tính cách của một giáo sư triết học, trong các luận giải, ông phối hợp một cách tài tình những truyền thống của Phật giáo, Kỳ-na giáo (Jainism), Ấn Độ giáo, Lão giáo, Cơ-đốc giáo, Sufism (một truyền thống của Hồi giáo), và triết học cổ của Hy Lạp. Thế nhưng, cũng như mọi nhà đạo học khác, ông không quên chỉ rõ, không một nền triết học nào có thể diễn bày được chân lý, có thể thay thế được sự chứng thực cá nhân.
Do đó sự trải nghiệm, sự chứng thực của trạng thái giác ngộ là cốt tuỷ của mọi sự. Ông tự nhận mình đã đạt trạng thái này năm 21 tuổi. Phương pháp khả dĩ đưa đến giác ngộ là phép thiền định. Nhưng thiền định là gì và hành trì thiền định như thế nào? Theo Osho thiền định là một trạng thái “nằm ngoài tâm”. Thiền định không phải là sự tập trung. Thiền định không hề là một dạng của sự tư duy có tính tâm linh mà là một tình trạng vắng bặt tư duy. Mọi triết lý về thiền định có thể ví như to tiếng bàn luận về sự lặng yên, còn thiền định là bản thân sự lặng yên. Đó là một tình trạng có thể xảy ra bất chợt, một tình trạng mà ta có thể ở trong đó, chứ không phải là một sản phẩm do ta tạo ra. Quan niệm này về thiền của Osho không hề khác với các phát biểu xưa nay của các vị Thiền sư của miền Đông Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Nhưng cách hành trì thiền định do Osho đề ra thì khác hẳn.
Osho cho rằng con người hiện đại, nhất là người phương Tây rất khó áp dụng phép toạ thiền, tìm sự an tĩnh và ngưng bặt tư tưởng bằng cách ngồi yên. Vì thế ông đề xuất những phép thiền tích cực (Active Meditation) và cho rằng những phép hành trì của thiền tích cực sẽ đưa con người vào trạng thái thiền định một cách tự nhiên. Nội dung của các phép thiền tích cực này là cho phép con người rũ bỏ những gì ức chế mình bằng cách để cho chúng được thể hiện một cách tự nhiên. Trong các phép thiền tích cực do Osho đề ra, ta có thể kể phép thiền năng động (Dynamic Meditation), thiền Kundalini, Nadabrahma, Natajai, trong đó phép thiền năng động được chú ý nhiều nhất. Trong phép thiền năng động, thường thường thiền sinh bắt đầu với những hoạt động mạnh mẽ về thể chất, sau đó là sự lặng yên và cử hành tế lễ. Phép thiền này tin rằng, qua đó con người sẽ vượt thắng sự sợ hãi, giảm bỏ sự ức chế, phát sinh được một dạng của Không tính (state of emptiness) và đạt giác ngộ. Đối với Osho, muốn đối trị sự ức chế nào ta phải kích động nó lên, nếm trải, chứng nghiệm nó và cuối cùng trực nhận nó chỉ là “không” thì mới thực sự siêu việt được nó. Theo ông một con người giác ngộ sẽ là “phi quá khứ, phi tương lai, không ràng buộc, không tâm thức, vô ngã, vô bản chất”.
Đó là những nét cơ bản về quan niệm của Osho về phép hành thiền. Thật ra thì phương pháp chủ động kích thích dục vọng của con người lên để chứng nghiệm, quán chiếu và siêu việt chúng không phải là một điều gì mới lạ. Trong truyền thống Ấn Độ, người ta vẫn còn nhắc đến 84 vị Đại Thành tựu giả (Mahasiddha), các vị được xem là sống trong khoảng thế kỷ thứ 8 đến thứ 12 sau công nguyên [1] . Đó là các vị hành giả lòng còn chất chứa đầy các loại dục vọng khác nhau, nhưng nhờ biết cách quán chiếu chúng, biết chúng chẳng qua đều là những dạng của Không tính mà đạt được thành tựu. Đọc tiểu sử các vị đó, ta sẽ thấy đó toàn là những người mang đầy thói hư tật xấu, thậm chí có kẻ là người chuyên đánh bạc hay ăn trộm, nhất là có rất nhiều vị đam mê tình dục. Thế nhưng, nhờ một cách hành trì thiền định, trong đó họ quán tưởng “đối tượng đam mê” và “người đam mê” đều chỉ là những dạng của “Không”, họ đạt giác ngộ ngay trong đời này. Các vị đó là những người tiên phong của một truyền thống được mệnh danh là Kim cương thừa. Trong thời đại gần đây hơn, các vị tu sĩ trong truyền thống Kim cương thừa của Tây Tạng cũng là những người chủ trương “chuyển hoá” năng lực của dục vọng thành động lực của sự giác ngộ. Thậm chí trong nền phân tâm học hiện đại của phương Tây người ta cũng biết đến phép chữa bệnh Gestalt Therapy, trong đó bệnh nhân được khuyến khích hãy sống thực với nền tảng tâm lý của mình, hãy tận lực khóc cười hay la hét với những ức chế của mình với mục đích giải thoát ra khỏi sự đè nén của chúng.

Dĩ nhiên phương pháp của Osho có một tầm cỡ hoàn toàn khác so với phép chữa bệnh tâm lý nói trên, vì ở đây nó có tính chất tôn giáo cao độ. Còn so với các truyền thống xưa thì điều kỳ lạ là ông dám đem ra áp dụng cho quảng đại quần chúng. Ở đây ta dễ dàng đoán biết điều gì sẽ xảy ra. Đó là khi con người bình thường được khuyến khích chủ động cho những ức chế của mình được vận hành thì một năng lực thuộc về bản năng sẽ vùng dậy, đó là tình dục.

Osho vốn là một con người “nổi loạn”, luôn luôn chống lại qui tắc của xã hội. Không những ông không hề sợ bị xã hội lên án, xưa nay ông chuyên khiêu khích sự ổn định của một định chế có sẵn, kể cả một nền đạo lý chung của con người. Nhất quán với quan niệm thiền định tích cực của mình, khoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu thuyết giảng một số bài về tình dục, được ghi lại dưới nhan đề Từ tình dục đến ý thức siêu việt (From Sex to Superconsciouness), trong đó ông cho rằng “đối với phép Tantra thì mọi thứ đều thiêng liêng, không có gì không thiêng liêng” và mọi sự đè nén tình dục đều là sự tự huỷ vì người ta không thể chuyển hoá tình dục nếu không nếm trải nó “một cách đích thực và đầy ý thức”. Quả thực, trong phong trào của ông, môn đệ của ông thực hành lời dạy này một cách đầy hoan lạc. Liệu hành động của họ là “đích thực và đầy ý thức” như ông giảng giải, là một vấn đề khác. Thật ra phần nói về tình dục chỉ là phần nhỏ trong cuộc đời thuyết giảng của ông nhưng kể từ đó người ta gọi ông là “đạo sư tình dục” (sex-guru) và gọi chủ trương của ông là “tự do tình dục”.
Trên quan niệm đạo học phương Đông, tình dục là một dạng vận hành của năng lượng. Năng lượng hàm chứa trong con người biểu hiện dưới nhiều dạng của ái dục mà dạng ái dục quan trọng nhất là hữu ái (bhavatrsna), tức là sự khao khát được tồn tại. Trong sự khao khát đó thì tình dục là dạng ái dục cụ thể nhất, mang nặng tính vật chất nhất. Tình dục do đó là bản năng cơ bản nhất của mọi loài, nó không dính líu gì đến các giá trị do xã hội loài người đặt ra như thiện-ác, xấu-tốt, phải-trái. Sở dĩ tình dục hay bị lên án là vì mọi hoạt động xuất phát từ nó thường sinh ra những hậu quả phiền toái cho đời sống xã hội của con người. Cũng chính vì thế mà con người thường bị ức chế về tình dục, tuy luôn luôn nhớ nghĩ về nó nhưng cũng luôn luôn phải đè nén nó. Do đó tình dục là một trong những ức chế lớn nhất của con người, thật ra là ức chế chủ yếu của đời làm người. Nền tâm lý học phương Tây cũng đã có những phát hiện tương tự.
Vì vậy khi Osho chủ trương con đường giải thoát là phải đối diện, nếm trải mọi năng lực bị ức chế để có thể siêu việt và chuyển hoá chúng, thật ra ông không thể không nói đến tình dục, nếu ông thật sự nhất quán với chính mình. Và thực ra mỗi kẻ tầm đạo, một khi đã đi vào con đường tích cực và chuyển hoá, cũng phải tìm cho mình một phương thức riêng để chuyển hoá năng lực của tình dục. Đó là một con đường chứa nhiều hiểm nguy. Nhưng muốn “chuyển hoá” thì đó là con đường không thể tránh né, cũng như hoa sen không thể toả hương thơm nếu không bám chặt vào bùn đất để rút tỉa tinh hoa của năng lực nằm trong bóng tối. Và đó chính là con đường Kim cương thừa mà từ thế kỷ thứ 8, con người đã thực hành để đạt đến sự thành tựu.
Osho chỉ là người muốn thực hiện rộng rãi Kim cương thừa trong thế kỷ 20 tại phương Tây, nhưng có lẽ ông đã phạm một sai lầm. Đó là Kim cương thừa chỉ dành cho những bậc thượng căn, không phải cho quần chúng. Nếu Osho nghe những lời này, hẳn ông sẽ nói “tất cả là thượng căn” vì ông quan niệm ai cũng là Thượng đế cả, không có gì là không thiêng liêng.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên về câu trả lời của một người được mệnh danh là “nổi loạn” như ông, nhưng những gì ông hứng chịu trong cuối đời do chính đệ tử của ông gây ra cho thấy nhiều học trò của ông xem ra không hề “thiêng liêng” gì cả. Phần lớn môn đệ của ông tìm đến vì tò mò, không ít người phản bội ông, làm giàu trên lòng tin ngây thơ của người khác. Trong quá khứ người ta cũng chỉ biết vỏn vẹn có 84 vị Thành tựu giả trong số hàng triệu người tu học tại Ấn Độ thì tại sao ngày nay lại có thể khác. Hơn thế nữa, con người của thời đại này lại càng vô cùng khó khăn hơn nữa khi muốn chuyển hoá một năng lực gắn liền với thân vật chất để thăng hoa, tiến gần với cái thiêng liêng. Thời đại này là kỷ nguyên của chủ nghĩa duy vật, những người tưởng như muốn tìm đến cái thiêng liêng thực chất cũng là môn đệ của chủ nghĩa duy vật tâm linh (spiritual materialism) như Chogyam Trungpa đã nói. Thời nào cũng thế, con người chỉ thấy những gì họ muốn thấy, chỉ tìm những gì họ khao khát. Vì thế khi ông đã lỡ nổi danh là một “sex-guru”, ta có thể đoán biết thành phần và mục đích của những người hướng về ông. Quả thực sau khi ông mất, không có ai đủ sức trình bày một bài thuyết giảng cho xứng đáng là người đã từng theo học với ông.

Ông mất đi trong sự tan rã của phong trào theo học giáo phái Osho, nhưng có lẽ một con người như ông không có gì để tiếc nuối vì như ông nói, ông “chỉ là một đám mây”, đến chơi với trần thế trong một thời gian ngắn ngủi. Thế nhưng, hơn 15 năm sau ngày ông mất, người ta vẫn tìm đọc Osho vì trong sách báo của ông để lại, quả thực có một điều gì có giá trị nội tại, quả thật đây là những lời nói của một con người phi thường. Nhưng mặt khác, người ta cũng thấy phương pháp thiền định của ông không phải dành cho tất cả mọi người. Nếu xét Kim cương thừa và những vị tu sĩ cao cấp đã tu luyện theo phép này, người ta phát hiện lại một câu nói giản đơn của một người hẳn đã biết mức độ chọn lọc đối với người hành giả có thể theo học phép tu này. “Chỉ những ai đã xả bỏ tâm phân biệt, những ai mà đối với họ một đĩa thực phẩm sang trọng và một đĩa phân là như nhau, thì kẻ đó mới được theo học Kim cương thừa”. Đó là lời của Đạt-lai Lạt-ma thứ V (1617-1682). Các đệ tử của Osho không hề là những người như thế. Một số đến với ông vì tính cách nổi loạn như ông nhưng một cái khác thì họ không có, một số khác vì tò mò, vì thất bại, vì ưu phiền cá nhân. Dĩ nhiên, nếu thảng có ai trong số đó đã đạt giác ngộ như ông thì điều đó chúng ta không bao giờ biết.


Chỉ Osho mới biết mình thành công hay thất bại, nhưng ông lại không màng đến nó. Ông chỉ thấy phải nói phải làm những cái đáng nói đáng làm. Nếu đọc cuốn sách này, ta sẽ biết tính khí của ông và đoán có thể tất cả đều nằm trong chủ đích của ông. Có thể ông đã thấy rõ đời mình phải làm ầm ĩ lên như một người điên thì mọi người mới chịu chú ý nghe những gì mình nói, nếu không tất cả sẽ chìm trong quên lãng trong một thế giới quá nhiều thông tin. Và tác phẩm đang nằm trong tay bạn đọc có lẽ đang chứng minh điều đó.

 
quangcaopro - Thư viện sách Krishnamurti và Osho.
Link down:
Krishnamurti: http://www.mediafire.com/?1dn3fmlndtk
Osho: http://www.mediafire.com/?1dn3fmlndtk

Mackenzie's Mission

Mackenzie's Mission - bản tiếng Việt.
by portuguese
MACKENZIE’S MISSION
Tác giả: Linda Howard.
Chuyển ngữ và đánh máy: portuguese & xrainee.
Nguồn: www.thuvien-ebook.com
Thực hiện ebook : portuguese.
Ngày thực hiện: 27/1/2010.
Nơi thực hiện: TP HCM, Việt Nam.

Cuốn sách này được dịch thuần túy phi lợi nhuận vì niềm say mê văn học và mong muốn chia sẻ cùng những người cùng sở thích. Xin hãy ghi rõ nguồn cũng như tên người chuyển ngữ khi in ấn hoặc đem bản dịch đi các diễn đàn khác. Mọi chi tiết xin liên hệ qua email: baothu_1011@yahoo.com hoặc xrainee@gmail.com . Xin chân thành cám ơn các bạn bè trong TVE đã ủng hộ chúng tôi từ khi bắt đầu chuyển ngữ cuốn truyện này cũng như những bạn có dành sự quan tâm tới ebook.

Lời dẫn:


Anh là một đại tá tài năng, “cục cưng” trong Không quân Hoa Kỳ bất chấp tuổi đời chỉ mới vượt ngưỡng ba mươi. Những kỹ năng và phản xạ tuyệt vời cùng ý chí sắt đá đã khiến anh trở thành một phi công lái chiến đấu cơ xuất sắc nhất. Không quan tâm đến sự thăng tiến hay tiền tài, trong đôi mắt xanh sắc lạnh của anh chỉ có sự đam mê với việc bay lượn trên bầu trời, trong những chiếc chiến đấu cơ – những “bé cưng” của anh. Vậy cảm giác của anh sẽ ra sao khi phát hiện ra, có một thứ còn khiến cho anh bùng nổ, khiến cho anh thấy mình “đang sống” còn hơn cả khi anh đưa lên Mach 3? Liệu chinh phục quý cô Caroline Evans, Tiến sĩ vật lý học thiên tài nhưng lại chẳng có chút kinh nghiệm nào đối phó với đàn ông có dễ dàng giống với việc cầm cương thuần hóa một con ngựa cái non như anh đã tưởng tượng? Cuối cùng ai sẽ là người chinh phục và bị chinh phục?


Tiếp nối series Mackenzie, Linda Howard đã ưu ái giành cho nhân vật Joe – con trai của Wolf trong tập 1 một câu chuyện của riêng mình. Lấy bối cảnh chính là căn cứ quân sự Nellis tại bang Nevada, nằm giữa vùng sa mạc hoang vu hẻo lánh, chuyện tình của Joe Mackenzie và Caroline Evans hứa hẹn sẽ là câu chuyện nóng bỏng, đầy kịch tính nhưng vẫn khắc họa được những nét dữ dội trong chiều sâu tâm hồn của nhân vật đúng theo phong cách của Linda.


Xin gửi tới các bạn bản Tiếng Việt của “Mackenzie’s Mission” như một món quà nhỏ trước Tết Âm lịch Canh Dần 2010. Chân thành cám ơn những bạn đã theo dõi và ủng hộ nhóm dịch từ trước khi ebook ra mắt. Còn với những bạn mới làm quen với series này, mình hi vọng các bạn sẽ tìm thấy cho mình một câu chuyện cũng như một tác giả yêu thích mới.


"…….Cô mặc chiếc quần vải kaki mỏng và một chiếc áo phông trắng đơn
giản. Thế này cũng gần như mặc váy ngắn rồi…

Anh gõ cửa vào chính xác bảy giờ, và khi cô mở cửa, anh phá ra cười.


“Em đang nghĩ gì vậy?” anh hỏi, vẫn đang cười khùng khục. “Rằng một con sói to đùng xấu xa đang chuẩn bị nuốt chửng em?”


“Ý nghĩ đó cũng có xuất hiện trong đầu em.”


Anh quan sát trong khi cô kiểm tra lại các thiết bị trong căn hộ nhỏ, rồi khóa cửa và kiểm tra lại lần nữa. Thật sự cô là một phụ nữ cẩn thận. Anh đặt tay lên eo cô khi dẫn cô tới chiếc xe tải. “Em không có gì để phải lo lắng cả,” anh nói xoa dịu. “Anh không định ăn thịt em đâu.” Ba giây trôi qua trước khi anh lẩm bẩm, “Chưa.”……."


_ Trích đoạn chương V – Mackenzie’s Mission_


P/S:

Chị xrainee và mình dịch đoạn này xong đều nhất trí rằng anh Joe nhà ta đúng là con sói trong “ Cô bé quàng khăn đỏ”. Có điều sói già Joe nhà ta sau này không phải bị bác thợ săn mổ bụng mà bị chính cô bé khăn đỏ - Caroline “xử lý”.


File Kèm Theo

Mac02.rar (231.4 KB)
Mackenzie02_word.rar (174.4 KB)
Mackenzie02_pdf.zip (1.35 MB)

quangcaopro
-

Lời thề - Triết học

triết học
by mai01
Lời thề là cuốn sách hay , xin được chia sẻ cùng quí vị !

File Kèm Theo

Loi the Hippocrate.rar (259.9 KB)


quangcaopro
-