This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/17/2010

Khám phá 8 kiểu người quản lý nổi bật



Trong một môi trường công việc đa dạng và phong phú, việc tiếp xúc đa dạng với nhiều kiểu người khiến chúng ta phải linh hoạt và thông minh. Làm thế nào để biết mình thuộc tuýp lãnh đạo nào? Đặc điểm điểm nào của mình thực sự nổi trội nhất? Mình có đánh giá đúng về lãnh đạo và quản lý của mình hay chưa? Những lời nhận xét về quản lý của mỗi người là khác nhau. Làm sao mình có thể lý giải đúng cho những lời nhận xét đó? Hãy tìm hiểu 8 kiểu quản lý phổ biến sau đây:

1. Kiểu người dẫn dắt

Những người dẫn dắt là những người tràn đầy sức mạnh, khó tính, quyết đoán và độc đoán, có xu hướng trở thành người theo chủ nghĩa cá nhân. Họ thiếu kiên nhẫn, luôn tiến lên phía trước và họ đấu tránh để đạt được mục đích của mình. Họ ngoan cố, và thường có vô vàn mối quan tâm. Khi giải quyết vấn đề họ là người lo-gic và gay gắt. Họ hay gặp khúc mắc với mọi người vì họ có thể bị coi là thẳng tính và kiêu kỳ. Họ thường vơ tất cả vào mình và thiếu sự cảm thông. Họ rất hay phê phán và tìm lỗi khi các tiêu chí và đòi hỏi của họ không được tôn trọng.

Họ không thích những công việc làm theo nếp cũ. Họ muốn được tự do kiểm tra, giám sát và nắm rõ mọi thứ. Họ muốn tự tìm ra câu trả lời cho chính mình. Họ muốn có quyền lực và quyền hạn “quan trọng”. Người dẫn dắt thích mình ở vai trò lãnh đạo hơn là nhân viên vô danh. Dưới áp lực, người dẫn dắt dễ trở nên độc đoán, hiếu chiến, lô-gic, cứng nhắc. Kiểu người này sẽ hoàn thiện hơn nếu kiên nhẫn hơn, lo lắng cho người khác nhiều hơn, nhún nhường hơn và chấp nhận rằng sự đánh giá của mình có thể bị nhầm.

2. Kiểu người phát động

Những người Phát động có khả năng tính đến kết quả cũng như yếu tố con người. Họ không thích những công việc tỉ mẩn nhưng có thể giải quyết được công việc đó để thực hiện một mục đích cụ thể. Theo họ, việc tiếp xúc và tôn trọng người khác là rất quan trọng. Họ là những người quyết định đúng đắn, biết cân nhắc những người khác khi ra những quyết định không hợp lòng người. Họ thích được nhiều người công nhận và được giao những công việc có thể phát huy khả năng của mình.




Tuy nhiên, họ thường quá lạc quan đối với những kết quả mà những người khác cũng có thể cung cấp. Họ tự khẳng định mình trong công ty và thuộc túyp người giao tiếp tốt. Họ có thể hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nhưng không phải là những nhà quản lý đương nhiên.

Một số người coi họ là những nhân vật năng động, giàu lòng nhiệt tình còn một số khác lại coi họ là những kẻ vô ý và thường là bốc đồng. Họ cần những hoạt động đa dạng và cơ hội làm việc trong một môi trường tình cảm. Họ thích một công việc đồi hỏi sự linh hoạt và tạo cho họ những dịp được đi đây đi đó. Những thách thức và cơ hội là những yếu tố quan trọng cho sự thành công của họ. Họ có thể trở nên mệt mỏi đối với những người khác mà theo những người này trực giác đôi khi làm họ trở nên khó hiểu. Dưới áp lực, người phát động trở nên thiếu kiên nhẫn, hung hăng, chóng chán. Sẽ tốt hơn nếu họ kiểm soát và định hướng tốt hơn, hiểu biết những thủ tục; làm giảm nhịp độ của mình xuống.

3. Kiểu người khởi xướng

Những Người Khởi xướng cởi mở và dễ gần. Họ tìm một môi trường xã hội thuận lợi, nơi mà họ có thể phát triển và trau rồi những sự tiếp xúc. Họ có một hệ thống những mối tiếp xúc mang lại cho họ một cơ sở tích cực cho công việc của mình. Trong cuộc sống xã hội, họ dễ dàng kết bạn, và hiếm khi họ đối kháng với người khác một cách có chủ ý. Là người khéo ăn khéo nói, họ giỏi thúc đẩy những ý nghĩ của mình và tạo ra sự hăng say ở người khác. Họ thường đánh giá không đúng khả năng của mình cũng như khả năng của người khác. Thông thường, và nếu như họ không bị chọc tức, họ là những người lạc quan, thậm chí đến mức không tưởng và chỉ nhìn thấy khía cạnh tốt của con người và hoàn cảnh. Họ thường chuyển sang những kết luận tán thành mà không có đầy đủ thông tin. Họ tỏ ra không chắc chắn dưới con mắt của những người khác. Sự giám sát dân chủ giúp họ phát triển tính khách quan của mình. Khó khăn lớn nhất mà họ có thể gặp phải là quản lý và hoạch định thời gian của mình. Họ sẽ phải nhớ sự cấp bách của công việc phải làm và hạn chế thời gian nói nếu cần.

Dưới áp lực, họ trở nên khinh suất, tan rã và không vững, quá tin ở bản thân và quá lạc quan. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ kiểm soát tốt hơn thời gian, những cảm xúc, mục tiêu của mình đồng thời giữ lời hứa tốt hơn.

4. Kiểu người khuyến khích

Những Người Khuyến khích là những người nồng nhiệt, cảm thông và dễ gần, họ làm hết khả năng của mình để có được những mối quan hệ tích cực với mọi người. Họ có hoài bão làm việc hợp tác với những người cùng làm khác để hoàn thành nhiệm vụ. Họ rất nhạy cảm với những người khác và làm việc theo nhóm tốt.

Tuy nhiên họ có thể chỉ trích một cách cá nhân và gặp khó khăn để có quyền với những người khác khi cần thiết. Họ cũng gặp khó khă khi ra những quyết định mà không phải hỏi ý kiến, Vì theo quan điểm của họ, con người quan trọng hơn hành động, “ Mục đích có thể không biện minh được cho phương tiện”. Thực chất, họ có xu hướng ổn định, điều đó có thể khiến họ tỏ ra chậm chạp. Họ luôn cổ vũ những người khác. Họ không thích stress, những tình huống diễn biến quá nhanh với nhiều biến đổi ngoài dự kiến. Họ thích những môi trường an toàn hơn, ở đó họ có thể tổ chức công việc theo nhịp độ riêng của mình. Họ luôn giữ được sự cân bằng trong hầu hết các tình huống xã hội. Mọi người thường đến hỏi ý kiến họ bởi vì họ biết lắng nghe và gợi ý những cách giải quyết. Họ được nhiều người chấp nhận một cách tích cực.

Dưới áp lực, họ trở nên nhu nhược, hiềm thù, lùi bước. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ biết thu phục nhân tâm hơn, quyết đoán hơn, lý trí hơn.

5. Kiểu người ủng hộ

Những Người ủng hộ là những người ổn định, nhã nhặn, dễ thương, cảm thông với người khác. Bằng thái độ đúng mực và tự chủ, họ tỏ ra có suy xét và kiên nhẫn. Họ luôn sẵn sàng nghe theo những người mà họ coi là bạn và sắn sàng giúp đỡ họ. Họ có thể thiết lập một mối quan hệ rất vững chắc với một nhóm nhỏ các đồng nghiệp trong môi trường công việc. Họ luôn cố gắng trong công việc gìn giữ gia đình và dự đoán tương lai. Họ sẽ trở nên hiệu quả nhất khi phải hoạch định công việc và chứng minh tính kiên trì trong khi thực hiện công việc. Họ luôn tìm kiếm sự đánh giá của người khác và thích nghi với những biến đổi rất chậm. Họ cần có sự chuẩn bị trước cho sự thay đổi các thủ tục để tiếp tục duy trì một hiệu suất không đổi.

Họ sẵn sàng đi xa thêm hàng cây số để giúp đỡ người mà họ coi là bạn. Họ sẽ cần đến sự giúp đỡ phải loại bỏ “cái cũ” để thay bằng “cái mới”. Có thể họ sẽ cần đến sự giúp đỡ để thu gọn công việc để giữ đúng hẹn.Họ có thể trở nên cứng đầu và khiêu khích nếu phải chịu áp lực, có thể khiến một số đồng nghiệp phải thất vọng.

Dưới áp lực, họ trở nên: Phục tùng quyền lực và người ngang hàng, bướng bỉnh, thờ ơ. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ tự tin, quyết đoán và đổi mới hơn.

6. Kiểu người cộng tác

Những Người cộng tác có xu hướng trở nên khách quan và phụ thuộc; họ có một hệ thống giá trị mạnh. Đó là những người thận trọng, ân cần và câu nệ lễ nghi, xử sự khôn khéo và chân thành, chính xác và có kỷ luật và có những hoài vọng và lý tưởng rất cao. Chừng nào mà họ chưa có đủ trong tay những sự việc và chi tiết thì họ ra quyết định rất khó khăn. Họ là những người hay suy nghĩ và phê phán nhưng sẽ tỏ ra im lặng và dè dặt giữa người lạ. Không phải lúc nào họ cũng nói ra những điều mình nghĩ, mình cảm thấy và muốn được coi là quan trọng trong một môi trường an toàn.




Họ khéo léo và có phương pháp, không ngại công việc nhiều nhưng đôi khi họ cần những chỉ dẫn cụ thể trước khi bắt tay vào việc. Họ không thích căng thẳngs hay sự lộn xộn và thích tập hợp quanh mình những người có điểm tương đồng với họ. Họ tìm kiếm các hệ thống và trật tự và họ cần hiểu tại sao mọi việc lại như thế. Họ ít thể hiện ra bên ngoài và cần được đảm bảo và ủng hộ. Họ không tin tưởng người khác ngay, và nói chung, không áp đặt quan điểm của mình cho người khác.

Họ hoàn thành tốt các công việc đã thành thói quen nhờ vào lòng kiên hẫn và tính chăm chỉ. Họ là người cứng nhắc và trung thành. Tuy nhiên, nếu họ có cảm giác bị người khác lợi dụng, thái độ của họ sẽ khác hẳn. Họ e sợ việc quá tâm đến người khác hơn bản thân cũng như những hành động không hợp lý.

Sẽ hiệu quả hơn, nếu họ có lòng tin hơn, nhiệt tình hơn, dễ chấp nhận những thay đổi và đổi mới hơn.

7. Kiểu người đánh giá

Những Người đánh giá là những người chính xác, thận trọng, kỷ luật, chăm chỉ và có ý thức trong những công việc đòi hỏi sự chú ý và chính xác. Họ rất có khả năng tiếp thu phê bình và coi trọng việc rút ra kết luận và hành động dựa trên những dữ liệu thực tế. Họ là những người suy nghĩ khách quan, có khả năng tổng hợp những thông tin trực giác với những sự kiện mà họ thu lượm được một cách hiệu quả nhất. Họ tránh nhầm lẫn bằng cách chuẩn bị thật tỉ mỉ.

Họ có xu hướng chọn những người giống mình, là những người hiệu quả nhất trong một môi trường thanh bình và trở nên ngập ngừng khi bày tỏ tình cảm của mình. Họ lo lắng vì câu trả lời “ đúng” và có thể tránh phải ra quyết định.Họ có thể ngại ngùng nhận ra sai lầm và họ sẵn sàng sa vào việc tìm kiếm những bằng chứng có thể chứng minh cho sai lầm của họ. Họ có xu hướng không tin những người lạ và lo lắng cho danh tiếng và công việc của mình. Họ có thể nắm bắt được tình hình rất nhanh và tỏ ra vừa tri giác vừa trực giác. Họ có thể bị coi là khó xúc động, lạnh lùng và vô cảm.

Dưới áp lực, họ trở nên lo lắng, cầu toàn, quá thận trọng. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ linh hoạt hơn, thấu hiểu mọi người hơn, nhiệt tình hơn.

8. Kiểu người tổ chức

Những Người tổ chức là những người sáng tạo và là những người suy nghĩ trừu tượng. Tuy nhiên, họ khổ vì vị trí thông minh không dự kiến được và xung đột với những quyết định dài hạn. Niềm khát khao cạnh tranh mà họ thể hiện bằng những kết quả cân bằng với nhu cầu hoàn thiện hạn chế họ. Họ suy nghĩ rất nhânh và phản ứng của họ được làm dịu bằng khát khao khám phá mọi giải pháp có thể. Họ rất vất vả khi phải giữ một thái độ tinh thần tích cực, điều đó có thể làm cho hiệu quả của họ không đều và việc ra quyết định của họ không ổn định. Họ cần có một ông chủ biết thông cảm và có thể trao đổi với họ.

Họ muốn tự do khai thác và quyền đánh giá lại những khám phá của mình vì họ thích giải quyết các vấn đề. Họ sẽ nổi cáu khi nhầm và tiếp tục “soi” một ý kiến rất lâu sau khi đã ra quyết định. Một số người có thể coi họ lạ lành lùng và dè dặt. Họ có thể trở nên độc đoán khi công việc vất vả của họ không được công nhận. Đôi khi họ trở nên thô lỗ và thói cho mình là trung tâm có thể bị một số người coi là tính cao ngạo. Họ có thể phản ứng một cách dễ dàng với một cú sốc ngẫu nhiên.

Dưới áp lực, họ trở nên cương quyết và đanh thép. Họ sợ sự lộn xộn và bất hợp lý. Sẽ hiệu quả hơn nếu họ độ lượng hơn và hiểu mã số làm việc của người khác hơn.

Ngoài 8 kiểu quản lý phổ biến đó, còn có những kiểu quản lý khác. Điều này phản ánh sự đa dạng tính cách và phương pháp làm việc của con người. Người thành công không phải là chỉ biết phát huy điểm mạnh của mình mà còn phải biết phát huy điểm mạnh của người khác. Ngoài ra, khi nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tác, cấp trên, nhân viên, khách hàng…họ sẽ nhanh chóng tìm ra điểm chung và đi đến những thỏa thuận thành công.

quangcaopro - Theo Vnmedia

Tưng bừng cuộc thi “Hát cùng Coca-Cola”

Cơ hội cho các bạn trẻ đam mê âm nhạc và ca hát thể hiện mình và giành 04 giải đi Singapore cho 04 người


Sau giai đoạn một đầy thành công của cuộc thi “BRRRR-KOOL SUMMER”, Coca-Cola tiếp tục triển khai giai đoạn hai của cuộc thi này từ ngày 04/08/2009 đến ngày 31/08/2009 trên Zing Movie tại địa chỉ http://brrrr.movie.zing.vn nhằm duy trì sân chơi sôi động cho các bạn trẻ đam mê âm nhạc và yêu thích ca hát có độ tuổi từ 14 đến 24 trên toàn quốc.


“BRRRR-KOOL SUMMER” giai đoạn hai với chủ đề “Hát cùng Coca-Cola” được tổ chức với tinh thần khuyến khích sự sáng tạo thăng hoa cùng cảm hứng bất tận ở bạn trẻ. Ở giai đoạn hai này, người dự thi sẽ thể hiện lại ca khúc BRRRR hoặc viết lại lời hay phối lại ca khúc BRRRR. Ca khúc BRRRR là những giai điệu tươi vui của những người trẻ yêu đời và luôn giữ tâm trạng hào hứng, sảng khoái.





Giải thưởng của giai đoạn hai rất hấp dẫn bao gồm: giải tuần do thành viên bình chọn và giải chung cuộc do Ban Tổ Chức bình chọn. Có đến 40 giải tuần, mỗi giải là một máy nghe nhạc Ipod sành điệu; 04 giải chung cuộc, mỗi giải là 01 chuyến du lịch Singapore dành cho 01 người. Ngoài ra, cuộc thi cũng dành đến 20 giải tuần cho người tham gia bình chọn, mỗi giải là một máy nghe nhạc Ipod.


Nếu như ở giai đoạn một là khuyến khích các bạn thể hiện cảm xúc một cách sảng khoái nhất thì ở giai đoạn hai này, cảm xúc tươi vui sẽ tiếp tục giúp các bạn khám phá tài năng âm nhạc của chính mình, đem lại những giai điệu đẹp cho tuổi trẻ. Đây là loạt các hoạt động tưng bừng của chiến dịch “Uống là BRRRR” đang được Coca-Cola triển khai trên toàn quốc. Với “Uống là BRRRR”, Coca-Cola mong muốn mang đến một cảm giác sảng khoái hoàn toàn mới lạ, độc đáo, không giống như bất kỳ một trải nghiệm nào khác cho người tiêu dùng.


Thông tin chi tiết và thể lệ chương trình tại website: http://brrrr.movie.zing.vn .


quangcaopro -

Khởi nghiệp từ quán cà phê

Công việc kinh doanh đầu tiên của nhiều bạn trẻ sau thời gian làm thuê, là tập tành thành chủ quán cà phê nho nhỏ. Không ít người trong số họ đã gặt hái thành công bất ngờ, thậm chí gây dựng được thương hiệu riêng.
Sinh năm 1981, học ngành hóa thực phẩm và đang tiếp tục hoàn thành chương trình MBA, Yên Mai Linh chọn một ngã rẽ gây sốc cho gia đình. Cô quyết định mở quán cà phê My Life với vốn ban đầu khoảng 400 triệu đồng. Bỏ ngoài tai lời nói khích của bố: "Con học cho lắm vào rồi đi bán cà phê à?", Linh lặng lẽ mở công ty riêng. Sẵn tiềm lực về tài chính, cô chủ 8x táo bạo phát triển My Life thành chuỗi cà phê tại các khu vực trung tâm TP HCM như: Đinh Tiên Hoàng, Nam Quốc Cang, Võ Văn Tần, đến nay đã có 4 quán lớn nhỏ.
Với gu nhạc nhẹ, thiết kế nội thất gỗ nền nhã, bày trí giản dị nhưng hiện đại; kết hợp giải khát với ngắm hoa, ăn uống, lại chọn những vị trí gần các cao ốc văn phòng; My Life nhanh chóng được giới công sở ưa chuộng. Khác với các quán khác chỉ hút khách vào buổi tối, quán của Linh lại đắt hàng vào ban ngày, đặc biệt là những giờ nghỉ trưa và xế chiều, thời điểm các nhân viên văn phòng tan tầm hoặc tạt vào bàn công việc.
Vất vả chạy đi chạy lại, Linh thừa nhận, kinh doanh còn nhiều thử thách phía trước. Tại My Life đường Võ Văn Tần, quận 3, cô chia sẻ với VnExpress.net: "Dù đã có một vài lời ngỏ nhượng quyền nhưng mình vẫn muốn xây dựng My Life thành một tên tuổi chuẩn mực rồi mới tính đến việc bán thương hiệu".

Không gian được bày trí giản dị nhưng hiện đại, sang trọng và đầy hoa của My Life. Ảnh: H.T.
Không có nhiều tiền để thực hiện dự án lớn, nhiều bạn trẻ thầm lặng xây những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp bằng cách hợp tác mở quán cà phê nhỏ. Hà Thanh Phúc sinh năm 1988, cùng một người bạn ky cóp hơn 400 triệu đồng mở quán Cooku’s nest (Tổ chim cúc cu) khi còn là sinh viên Đại học Ngoại thương TP HCM.
Quán nằm trên đoạn đường tĩnh lặng Tú Xương, quận 3, nhỏ xinh, ấm cúng, mang dáng dấp một ngôi nhà trên cao nguyên. Khách đến đây sẽ nhớ Đà Lạt vì mùi gỗ thoang thoảng vương trong không khí. Nhiều bạn trẻ ghé nơi này vì chuộng ánh sáng dìu dịu đủ để ấm cúng, nhạc nhè nhẹ đủ để thấy lòng bình yên, nến và hoa be bé đủ để ru lòng người tìm chút lãng mạn.
Vốn say mê loại hình giải khát kết hợp với band nhạc du mục của phương Tây, Phúc linh hoạt tổ chức các chương trình ca nhạc hàng đêm bắt đầu lúc 21 giờ tối. Ca sĩ và nhạc công không hẳn là người nổi tiếng, nhiều khi là giọng ca không tên tuổi nhưng hòa đồng, thân mật với khán giả. Có khi ca sĩ đến trễ, Phúc đứng ra làm người dẫn chương trình, trổ tài kể chuyện và đọc thơ, chia sẻ với khách.
Ít ai biết rằng, Phúc đã mất ăn mất ngủ 3 tháng ròng đi khắp Sài Gòn dò hỏi cò đất để tìm mặt bằng ưng ý, vác từng viên gạch phụ hồ xây nền, đi đến tận Tân Phú để tìm gỗ thô loại rẻ tiền nhất ốp vách, lặn lội đến các xưởng bán đồ thủy tinh để chọn ly tách thuộc hàng độc. Đó là chưa kể chuyện một cậu con trai đi chợ mua trái cây "chai mặt" ngã giá như con gái, thức khuya dậy sớm tìm mối lái để mua được giá hời.

Các nhạc công và ca sĩ trẻ tại Cooku’s nest cà phê vào buổi tối. Ảnh: H.T.
Chàng sinh viên tập tành kinh doanh kể, ngày khai trương quán không đủ bàn ghế, khách mời ngồi bệt xuống nền nhà nhưng bạn bè thông cảm không kêu ca. Thời gian đầu quán không có thợ pha chế thức uống, có hôm Phúc pha cà phê không nhỏ một giọt, khách kêu ra mắng té tát, đòi gặp quản lý để phàn nàn, nhưng khi biết bồi bàn cũng là chủ quán thì rộng lượng bỏ qua. "Quán là niềm vui và đam mê của mình từ thời cấp 3, nhưng rồi say mê đến đâu thì cũng phải đối mặt với việc kinh doanh nghiêm túc nên cứ rảnh giờ nào mình ghé quán giờ nấy mới yên lòng", Phúc nói.
Nhóm bạn trẻ Hương, Tường, An đều sinh năm 1983, quen nhau từ thời còn làm chung một công ty quảng cáo, quyết định hùn vốn mở quán cà phê. Cuối năm 2008, mọi người loay hoay vay mượn được 300 triệu đồng và hăm hở tìm mặt bằng rồi sửa sang, đề co và chăm chút cho cơ nghiệp bé nhỏ.
Đầu năm 2009, quán Yên khai trương trong lời phản bác, gièm pha của bạn bè với nhiều dự báo không tốt, thậm chí còn bị phê phán là tầm nhìn hạn hẹp, có nguy cơ thất bại. Bởi lẽ, mặt bằng quán bị bó hẹp trong 4 bức tường tù túng, nằm trong con hẻm sâu dẫn vào một khu tập thể trên đường Ngô Thời Nhiệm, quận 3. Một vị trí bị cho là xấu và chật hẹp, không đáng để tới lui huống chi là ngồi uống cà phê. Thế nhưng bằng sự sáng tạo, góc nhìn mới lạ pha lẫn chút liều lĩnh, nhóm bạn trẻ này đã chứng minh điều ngược lại.
Ghé vào và ngồi lại với Yên, khách sẽ bị thuyết phục bởi không gian yên ả, nhẹ nhàng như khói với gu nhạc không lời, đối lập với Sài Gòn náo nhiệt. Quán "ăn" khách ở lối bày trí cổ điển.

Quán cà phê Yên có lối bày trí cổ điển gợi cảm giác thanh bình cho khách. Ảnh: H.T - Đ.H.
Đó là cành đào khô trơ trụi treo cao ở góc sát trần nhà; một bức tranh vẽ mộc phỏng theo cuốn sách Hoàng tử bé; mảng tường gạch cũ; một cánh cửa xanh được vẽ trên nền sơn trắng gợi tò mò; vài chiếc kệ gỗ rẻ tiền có nhiều sách văn học; căn gác nhỏ với hai ô cửa sổ nhìn ra bãi đất trống xanh rì cỏ... Tất cả làm khách lạ thấy lòng mình lắng xuống như được trở về nhà nghỉ ngơi, tách khỏi những ồn ã bên ngoài và thư thả sống chậm lại để nhâm nhi một cốc kem, cà phê.
Quy định của Yên là nói chuyện nhỏ nhẹ, không hút thuốc, vài tối trong tuần có ca sĩ trẻ đến chia sẻ đam mê âm nhạc. Họ hát và đàn để gần nhau hơn chứ không kiểu cách như những ngôi sao thời thượng. Mọi thứ cứ thấm vào lòng khách một cách mộc mạc, tự nhiên, dần dần khiến nhiều người rỉ tai nhau tìm tới.
Trao đổi với VnExpress.net, Hương, quản lý quán cho biết: "Một năm kinh doanh đối mặt với rất nhiều thử thách ban đầu đã qua, tuy hiện nay cả bọn vẫn phải trả nợ vay nhưng mọi thứ đã dần ổn định".
Hương tâm sự, trước đây học xong rồi đi làm, mở quán cà phê cũng chỉ bắt nguồn từ sở thích, nên khi lao vào việc mới bỡ ngỡ, lạ lẫm đủ điều. Thế nhưng niềm vui với công việc kinh doanh đã dần dần được lấp đầy bởi những trải nghiệm thú vị từ sự tán thưởng và quay lại nhiều hơn của khách.
Các cô, cậu chủ thế hệ 8x dù chỉ tập tành kinh doanh từ những quán cà phê nhỏ nhưng đã gặp nhau ở chí lớn, đó là không ngần ngại theo đuổi đến tận cùng niềm đam mê của mình. Nói như Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Tâm Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, cơ hội kinh doanh cho giới trẻ hiện nay rất nhiều, điều quan trọng là các bạn có dám ước mơ và nung nấu ý chí, tìm cách thực hiện ước mơ đó hay không.
Vũ Lê
 quangcaopro - Theo Vnexpress

Lãnh đạo Yoga: Lợi thế của đổi mới từ góc nhìn bất lợi

Bạn có thấy nền tảng kiến tạo đang bắt đầu thay đổi? Những giá trị và mục đích xã hội đang xuất hiện trở lại trong các cuộc nói chuyện về chiến lược kinh doanh. Những vấn đề xã hội lớn đang là lĩnh vực sáng tạo tiếp theo, và các công ty tốt nhất đang tham gia vào cái mà tôi gọi là "sự lãnh đạo yoga" - lộn ngược tổ chức để nhìn kỹ vào mặt đất xem rễ cây, nơi những cơ hội mới đang bắt đầu mọc lên.
Những nơi kém phát triển nhất lại trở thành những nơi tốt nhất cho sự đổi mới kinh doanh. Đặc biệt là tại những thị trường mới nổi, cơ hội tăng trưởng ẩn trong những nhu cầu chưa được đáp ứng, tham gia trước tiên vào những thị trường này với những giải pháp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho lượng dân số rất đông nhưng chưa phát triển. Ngân hàng ICICI đã trở thành một người khổng lồ có đầy lợi nhuận và một hình mẫu học hỏi cho cả thế giới thông qua những đổi mới về công nghệ nhằm phục vụ những người có khuyết tật về thị giác (dịch vụ ATMs nói) và những nông dân ở các khu vực xa xôi (dịch vụ ngân hàng thông qua điện thoại).
Với những công ty tiên phong, mong muốn được giải quyết những nhu cầu chưa  được đáp ứng của xã hội với những công nghệ  mới nhất chứ không phải với sự từ thiện và những công nghệ cũ có vai trò trung tâm trong nhiệm vụ của họ và cũng giúp thúc đẩy sự sáng tạo. Apple bắt đầu vào 30 năm trước với một nhiệm vụ xã hội lớn hơn việc sản xuất đồ đông lạnh rất nhiều. Steve Jobs và Steve Wozniak muốn phát triển một lối tư duy, muốn máy tính có thể phổ biến rộng rãi. Thị trường lớn đầu tiên cho những chiếc máy tính của Apple là trường học.

Nhận thấy các nhu cầu xã hội có liên quan tới các ngành công nghệ thấp, công ty sản xuất xi măng CEMEX đã chú ý đến những nhu cầu xã hội và những điều kiện của địa phương để tạo ra những đổi mới như bê tông chống khuẩn đặc biệt quan trọng đối với các bệnh viện và trang trại, bê tông chống thấm rất hữu ích trong những khu vực dễ bị ngập lụt; hoặc những bánh xe cao su đã sử dụng trở thành bề mặt đường ở những nước tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực xây dựng đường xá.
Công ty điện tử  Nhật Bản Omron khuyến khích nhân viên tìm ra các cơ hội để phục vụ xã hội thông qua sự đổi mới về công nghệ. Kazuma Tateisi người sáng lập ra Omron đã coi việc tham gia vào và giải quyết các nhu cầu xã hội là năng lực chủ chốt của Omron. Các giám đốc ngày nay trích dẫn lời kêu gọi của ông: "Bán sản phẩm là không đủ. Tôi muốn những người bán hàng phải mang lại nhu cầu từ khách hàng - càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng tốt. Đó là một nửa còn lại của công việc của người bán hàng". Kazuma-san thấy rằng Omron càng đóng góp nhiều vào xã hội, các vấn đề mà xã hội mang lại cho Omron giải quyết càng nhiều.
Khi việc giải quyết những vấn đề về bất lợi là quan trọng hàng đầu thì năm lợi thế về sự đổi mới sau xuất hiện:
Nhiều ý kiến hơn: nhiều nghiên cứu hơn sẽ đem lại  nhiều ý tưởng hơn cho những vấn đề to lớn hơn. Mọi người mở rộng tìm kiếm sẽ nhận thấy có nhiều cơ hội hơn và tạo ra nhiều ý tưởng hơn nếu họ được khuyến khích suy nghĩ về thế giới chứ không phải chỉ về nhiệm vụ của họ. Nếu họ quan sát xã hội kĩ càng hơn, không phải chỉ về quan điểm thị trường mà là tổng thể con người với những nhu cầu cần được quan tâm, họ sẽ thấy rằng luôn có cơ hội để phát triển. "Tốt hơn" luôn là một mục tiêu vận động. Có nhiều ý tưởng sáng tạo hơn sẽ đem lại nhiều lựa chọn và phát triển hơn.
Định hướng giải pháp lớn hơn: động lực để phục vụ khách hàng và người sử dụng. Khi mọi người cảm thấy ý tưởng của họ góp phần vào việc phục vụ xã hội, bỏ qua những nhu cầu về doanh thu và lợi nhuận, thì họ sẽ có thêm động lực để tập trung vào những giải pháp mới chứ không chỉ thúc đẩy hơn nữa những gì họ đã biết. Họ quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề bởi vì nó liên kết với các giá trị của họ và họ sẵn sàng làm việc cho đến khi giải quyết được vấn đề chứ không phải cho đến khi họ cho ra đời được một sản phẩm. Họ muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn trong việc xác định xem liệu giải pháp đó có hiệu quả với họ không. Điều này đem lại đam mê và nhiệt tình cho những ý tưởng sáng tạo phục vụ trực tiếp cho người sử dụng.
Đổi mới mở: sẵn sàng nhờ đến những nguồn lực bên ngoài, làm việc với đối tác và chia sẻ ý tưởng. Đổi mới mở - việc chia sẻ ý tưởng giữa các đối tác và sẵn sàng nhờ đến công nghệ của người khác - ít tự phụ vào năng lực của mình hơn và điều quan trọng là thực hiện được công việc.
Ít mang tính chính trị hơn, ít tranh cãi hơn và hợp tác nhiều hơn. Các giá trị và nguyên tắc tạo cơ sở cho các cuộc tranh luận nội bộ thân mật tạo ra sự hợp tác. Điều này khiến cho các nhà đổi mới có thể thành lập một đội làm việc phù hợp một cách nhanh chóng bởi vì mọi người trong tổ chức cùng chia sẻ một mục tiêu chung cho dù vị trí của họ có khác nhau đi nữa. Viện dẫn những giá trị chung cũng có thể làm giảm đi sự đối địch và chỉ trích; những lợi ích chung khiến cho mọi người cảm thấy nói "có" với sự đổi mới dễ dàng hơn. Các dự án nhằm đảm bảo các nguyên tắc giúp mọi người vượt ra khỏi giới hạn chính trị. Đưa ra những lợi ích cho cộng đồng trước hết sẽ giúp đem lại lợi ích sau này cho chính công ty.
Thực hiện nhanh hơn: chu trình liên lạc - ý kiến phản hồi ngắn hơn. Sự kết nối với các mục đích xã hội là động lực thúc đẩy sự đổi mới sẽ giúp rút ngắn chu trình tổ chức. Nhận thức tốt hơn về vai trò của mỗi người trong chuỗi hoạt động có thể giúp xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn. Các phòng nghiên cứu có thể tiếp cận với người sử dụng gần hơn và những người đã tiếp cận với xã hội rộng hơn thì tiến gần hơn đến với việc trở thành người phát triển những công nghệ mới.
Nhìn nhận thế giới từ góc độ cận cảnh thay vì cái nhìn từ phòng làm việc cách xa và tách bạch có thể tạo ra những người hỗ trợ sự sáng tạo đổi mới có sức ảnh hưởng lớn. Những người thực hành sự lãnh đạo Yoga có được sự linh hoạt, tốc độ và những ý tưởng mới từ việc vượt khỏi lối suy nghĩ mang tính tập quán.
- Bài viết của Rosabeth Moss Kanter trên Harvard Business Publishing -
quangcaopro - (theo TuanVietnam)

Làm lãnh đạo chẳng sướng chút nào


Vai trò nhiệm vụ luôn đặt lãnh đạo luôn ngồi trên “ghế nóng”, bất kỳ một cơn nóng lạnh nào của thị trường đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ảnh hưởng thu nhập của doanh nghiệp điều đó có nghĩa là ảnh hưởng đến chén cơm manh áo của người lao động.
Ai cũng nghĩ rằng "Làm lãnh sướng chết còn than thở gì nữa", điều này chỉ đúng với những ai chưa từng biết và không biết lãnh đạo là làm gì và nghĩ gì, còn đối với những lãnh đạo chân chính luôn trăn trở và ước vọng công ty hay doanh nghiệp mình đang lãnh đạo ngày một phát triển hơn, cuộc sống của nhân viên và người lao động ngày một tốt hơn, hạnh phúc hơn, có điều kiện để đóng góp nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Theo tôi làm lãnh đạo không hề dễ dàng chút nào, vai trò nhiệm vụ luôn đặt lãnh đạo luôn ngồi trên “ghế nóng”, bất kỳ một cơn nóng lạnh nào của thị trường đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, ảnh hưởng thu nhập của doanh nghiệp điều đó có nghĩa là ảnh hưởng đến chén cơm manh áo của người lao động.

Trong bài viết này tôi chỉ nói lên suy nghĩ của mình xung quanh vai trò lãnh đạo trong một tổ chức, trong một công ty, vậy người lãnh phải là người như thế nào và cần có những phẩm chất gì?

1 - Phải là người có chuyên môn

Lãnh đạo một tổ chức một doanh nghiệp phải có trình độ chuyên môn về lãnh vực mình phụ trách, đặc biệt lãnh đạo cấp phòng lại càng phải có chuyên môn cao, chúng ta không thể chỉ đạo một vấn đề mà chúng ta không nắm vững về nó, chỉ đạo chung chung để gây mất lòng tin đối với cấp dưới, nếu chúng ta không có chuyên về lãnh vực đó thì cần phải có một chuyên gia tư vấn cho chúng ta, tuy nhiên khi phải ra quyết định vấn đề liên quan đến chuyên môn đó rất khó cho người lãnh đạo.

Người lãnh đạo có nhiều dạng quyền lực khác nhau. Một số dạng quyền lực như quyền lực dựa trên vị trí được bổ nhiệm, quyền khen thưởng, trừng phạt và quyền kiểm soát thông tin. Tuy những dạng quyền lực này ít nhiều tỏ ra hữu hiệu nhưng chúng lại khiến cấp dưới cảm thấy không thoải mái và khiến người lãnh đạo trở nên độc đoán và khó gần trong mắt họ.

Quyền lực từ năng lực chuyên môn rất quan trọng đối với một người lãnh đạo. Khi chúng ta làm lãnh đạo, các thành viên trong phòng, trong công ty của chúng ta sẽ luôn cần chúng ta định hướng và dẫn dắt. Họ cần có niềm tin là chúng ta có khả năng định hướng chính xác, chỉ đạo hợp lý và điều phối hiệu quả hoạt động của nhóm để mang lại một kết quả tốt.

Tóm lại, nếu nhân viên tin tưởng vào năng lực chuyên môn của chúng ta, chúng ta sẽ dễ dàng động viên họ làm việc với hiệu quả cao nhất.

2 - Phải có tâm

Tâm ở đây là tấm lòng của người lãnh đạo đối doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp, tâm phải trong sáng, rỏ ràng, làm việc chí công vô tư, không yêu ghét tuỳ tiện, biết yêu thương và chia sẽ với cấp dưới, giúp cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, hướng họ vào mục đích chung của doanh nghiệp,công ty, tất cả vì lợi ích tập thể, của số đông người lao động, luôn tâm niệm một điều làm việc vì màu cờ sắc áo của doanh nghiệp, hướng đến lợi ích của toàn cục, làm được như vậy thì “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

3 - Phải là người 'đứng mũi - chịu sào'

Doanh nghiệp không phải lúc nào cũng khoẻ mạnh, có lúc cũng trái gió trở trời, những khó khăn sẽ xuất hiện, đó là lúc vai trò thuyền trưởng cực kỳ quan trọng, cấp dưới sẽ nhìn vào cách ứng xử và đối phó với khó khăn của lãnh đạo, chúng ta dám đương đầu và dám chịu trách nhiệm là điều cực kỳ quan trọng, lòng tin sẽ được thiết lập và có giá trị hơn ngàn lời nói suông, hô khẩu hiệu, cấp dưới nhìn vào cách mà lãnh đạo ứng phó với khó khăn với tinh thần đầy trách nhiệm và giải toả được khó khăn một cách tự tin và khéo léo sẽ để lại ấn tương sâu sắc trong lòng nhân viên, tạo được lòng tin tuyệt đối vào lãnh đạo. Có thể lãnh đạo không phải lúc nào cũng có thể giải quyết tốt đẹp những khó khăn gặp phải, nhưng cái cách mà lãnh đạo đem ra hành xử và đương đầu khi gặp khó khăn đó mới là điều quan trọng, chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho cấp dưới, luôn thể hiện là “người đứng mũi chịu sào”.

4 - Phải luôn công bằng khi đánh giá khen thưởng cấp dưới

Thông thường cấp dưới luôn luôn mong muốn lãnh đạo công tâm và công bằng trong việc đánh giá sự đóng góp của mình, việc đánh giá đúng đắn sự đóng góp của cấp đưới và có khen thưởng kịp thời ngày càng được nhà lãnh đạo quan tâm, nhất là trong các doanh nghiệp cổ phần, công ty nước ngoài và khối tư nhân, vì việc đánh giá công bằng sẽ tạo nên động lực làm việc, tăng cường đoàn kết và giử được người tài, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển và tất nhiên lợi nhuận sẽ tăng, còn ngược lại nếu xem việc đánh giá, khen thưởng cán bộ là việc làm cho có hoặc khen thưởng không đúng người, đúng việc, chỉ khen thưởng cho ai biết “vâng lời” thì sẽ có tác dụng ngược lại, sẽ gây ra sự bất bình ngấm ngầm, người giỏi lẳng lặng bỏ đi, người không bỏ đi thì có thái độ bằng mặt không bằng lòng, gây ra nhiều hậu quả xấu, các chỉ đạo điều hành của cấp trên sẽ bị ách tắc và thực hiện nữa vời, vì họ nghĩ làm nhiều, làm giỏi chưa chắc đã được khen thưởng, vì lãnh đạo đã vô tình khen thưởng không đúng đối tượng làm cho cấp dưới mất lòng tin.

Khổng Tử nói: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Đã công bằng thì không nghèo, đã hoà mục thì không thiếu, lòng dân đã yên thì không sợ nghiêng đổ".

5 - Phải trung thực và biết giữ lời hứa



Không những trung thực với cấp trên mà còn phải trung thực với cấp dưới, phải giữ tâm trong sạch, lời nói đi đôi với việc làm, không được hứa suông, điều quan trọng là phải biết giử lời hứa, không nên đem quyền lực ra để đưa đẩy với cấp dưới và làm thước đo cho lòng trung thành của cấp dưới, trung thực với cấp trên thể hiện ở chỗ hết lòng vì công việc được giao, thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên một cách tuân thủ nhất, tuyệt đối nhất và vì lợi ích chung, không vì lợi ích cục bộ, là nhà lãnh đạo sự trung thực còn thể hiện ở chổ nói và làm, không hô khẩu hiệu một đường mà làm một nẽo, kêu gọi cấp dưới tiết kiệm trong khi lãnh đạo lại chi xài phung phí, kêu gọi nhân viên đi làm đúng giờ bản thân lãnh đạo lại đi trể về sớm, hô hào phải công bằng mà bản thân lãnh đạo lại không công bằng trong cách hành xử hàng ngày. “Tính trung thực là một trong những giá trị cốt lõi của Nhà lãnh đạo” .

6 - Phải có lòng tin và sự tôn trọng đối với cấp dưới



Cấp dưới là người giúp cho lãnh đạo thực các ý tưởng, các chính sách, chủ trương của lãnh đạo, là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và bán sản phẩm đó đến tay khách hàng, nếu cấp dưới không được tôn trọng và tin tưởng sẽ làm cho guồng máy hoạt động của doanh nghiệp bị hỏng hóc và người thiệt hại đầu tiên là người lãnh đạo doanh nghiệp đó, thông thường mọi người lao động dù là bảo vệ hay tạp vụ đều muốn được tôn trọng, mọi sự xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác đều không nên làm, là lãnh đạo đây là điều cần phải tránh nhất, một hành động một lời nói thiếu tôn trọng và thiếu lòng tin đối với cấp dưới sẽ là một tai hoạ cho doanh nghiệp, lòng dân ly tán, bằng mặt không bằng lòng, tất nhiên khi không được tôn trọng và không được tin tưởng thì ngược lại nhà lãnh đạo cũng mất đi sự tôn trọng của nhân viên cấp dưới.
quangcaopro - (theo VnExpress)