This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/13/2010

GDrive Đã Xuất Hiện

Sau một thời gian dài ngóng đợi cùng nhiều lời đồn đại khác nhau về dịch vụ lưu trữ trực tuyến mà mọi người hay gọi là GDrive, thì đến sáng nay một số blog chuyên đưa tin về Google khẳng định dịch vụ GDrive đã được ra mắt nhưng nó không phải là 1 dịch vụ riêng lẻ mà chỉ là 1 bản cập nhật cho Google Docs mà thôi.
"Thay vì người dùng phải gửi email có đính kèm tập tin vào chính tài khoản của họ để tận dụng làm không gian lưu trữ với nhiều hạn chế về kích thước mỗi tập tin, định dạng tập tin.... thì nay các bạn có thể lưu trữ ngay trên Google Docs một hay nhiều tập tin bất kỳ với kích thước lên tới 250MB mà không phải chuyển đổi về các định dạng tài liệu mà Docs đã hỗ trợ trước đây ( tài liệu, bảng tính và bản thuyến trình ). Bạn sẽ được cung cấp không gian lưu trữ miễn phí lên tới 1GB và nếu bạn cần thêm thì có thể mua thêm với giá $0.25/GB/năm." - theo Google Docs blog.
Cũng theo thông tin đó thì GDrive sẽ sớm cho phép người dùng sử dụng trong một vài ngày tới, đây có thể coi là 1 bước nhảy vọt của văn phòng trực tuyến của Google.








Cũng theo Google thì họ sẽ hỗ trợ mở thêm nhiều định dạng tập tin phổ biến và người dùng có thể xem một số định dạng tài liệu bằng chính Google Docs.
Google Docs có tiềm năng để trở thành một dịch vụ tuyệt vời cho việc lưu trữ trực tuyến, nhưng nó sẽ không thành công nếu nó chỉ bao gồm 1 GB dung lượng miễn phí. SkyDrive của Microsoft cung cấp 25 GB dung lượng miễn phí, trong khi ADrive cung cấp 50 GB dung lượng miễn phí. Thậm chí ngay cả Gmail, 1 dịch vụ được tạo ra với mục đích không chuyên về lưu trữ cũng cung cấp cho người dùng 1 không gian lưu trữ lớn hơn Google Docs rất nhiều.

Google OS

Tám bước cho Blog tiếp thị thành công


Làm thế nào mà dù chỉ mới bắt đầu từ vạch xuất phát nhưng bạn đã tạo rađược một blog tiếp thị thuộc hàng đỉnh trong vòng dưới một năm? Nếu tôi có bất kì một công thức dễ sử dụng nào thì tôi đã sản xuất ra một đoạn phim quảng cáo chứ không ngồi viết bài viết này. Tuy nhiên, tôi vẫn có thể chia sẻmột vài mẹo vặt từ kinh nghiệm của chính tôi để giúp các bạn cóđược thành công với blog tiếp thị của mình.

1. Đọc

Trước khi vạch ra một kế hoach cho blog của bạn, hãy nghiên cứu thật kỹ. Bạn nên tìm và đọc về những blogger tiếp thị nổi tiếng (xem mục Mack Collier’s Top 25). Tuy nhiên, đừng bỏ qua những y kiến mới, họ có thể có những y tưởng hay ho và một viễn cảnh tươi sáng. Quan trọng là phải biết lắng nghe trước khi nhảy vào trò chuyện  và đó là tất cả những gì cần khi tạo blog. Thường thì những quyết định tới lui xuất hiện trong những “comment” là phần giá trị nhất trong một bài blog được đăng.

2. Bình luận (Comment)

Tôi đã không làm gì ngoại trừ đọc blog và đánh dấu chúng trong vòng một tháng trước khi tôi chuyển qua giai đoạn hai là tham gia cuộc trò chuyện bằng cách comment cho blog mình vừa đọc. Hãy viết cái gì đó liên quan tới câu chuyện hơn là comment những câu chung chung. Tại sao chủ đề đó lại quan trọng đối với bạn? Làm thế nào mà bạn có thể sử dụngđược những thông tin đó? Và bây giờ khi bạn để lại comment, đó chính là nơi mà phép thuật của tiếp thị bắt đầu. Hầu hết các blog đều có ba ô cho phần thông tin cá nhân giúp nhận dạng người comment.

Đầu tiên là tên của bạn. Trừ phi bạn đã được biết đến rộng rãi qua nickname hay bút danh, còn không hãy sử dụng tên thật của mình. Mảng thông tin thứ hai cần có là địa chỉ email của bạn. Phần này sẽ bị ẩn đối với người đọc khác nhưng lại cho tác giả biết bạn là một người đàng hoàng chứ không phải là một kẻ chuyên đi spam. Ô thứ ba cần điền vào là địa chỉ trang web hay địa chỉ blog của bạn (nếu có). Khi bạnđiền một địa chỉ trang web vào ô trống này, nó sẽ tự động hình thành một đường linkẩn dẫn đến trang của bạn. Và khi người đọc di chuột vào tên bạn, tên blog của bạn sẽ hiện ra.

Vì bạn đã vô tình tạo ra một con đường để người đọc tìm thấy bạn nên phải cẩn thận với những phép xã giao chưa tốt khi sử dụng ô comment trong blog của một người khác để quảng bá bản thân. Đừng ăn cắp comment, hãy tự suy nghĩ comment của riêng mình, và đừng xài quá một đường link ẩn.

3. Viết

Khi bạn mới bắt đầu viết blog, phải mất một lúc để bạn tìm cho mình một phong cách. Lời khuyên tốt nhất mà tôi có thể cho bạn là đừng cố gắng trở thành Mack Collier hay Drew MacLellan hayJohn Moore  hoặc ai khác.

Tham khảo từ những người dẫn đầu là tốt nhưng hãy dành thời gian để đề ra những y kiến của riêng bạn rồi trình bày theo cách của bạn. Đồng thời cũng đừng viết một bài luận dài dòng văn tự để rút ra kết luận cuối cùng vì nó sẽ kết thúc luôn cuộc nói chuyện của bạn. Hãy học cách xin comment trong blog của bạn và diễn đạt chúng theo cách mà có thể đem lại sự hưởng ứng.

4. Hưởng ứng

Khi người xem comment trên blog của bạn, hãy đáp lại họ một cách thích hợp ngay trong ô comment. Đó là một sợi dây liên kết bền vững giữa việc kiểm soát cuộc nói chuyện và giữ cho chúng luôn tồn tại. Vì vậy hãy tích lũy comment rồi hẵng trả lời lại luôn một lần. Nên nhớ những người comment có thể sẽ ghé lại blog của bạn để xem trả lời của bạn mặc dù điều này sẽ dễ dàng hơn nhiều với công cụ mới cho phép tạo RSS hay email feed cho cánhân những người comment.

Toby Bloomberg đã dạy tôi một bài học về cách đáp lại những người comment mới: Cô ấy gửi cho tôi một email ngắn gọn để cảm ơn vì tôi đã comment và giới thiệu côấy. Thật là một ngạc nhiên thú vị khi một blogger hoàn toàn mới nhận được email cá nhân từ một Diva! Và vậy là cuộc trò chuyện của chúng tôi vẫn còn tiếp tục cho tới bây giờ.

5. Trò chuyện

Một cái blog không phải chỉ là nơi để bạn gặp gỡ với người đọc và những người dẫnđầu. Hãy nói chuyện ở một diễn đàn khác những công cụ blog tí hon như Twitter hay Facebook chẳng hạn. Hơn 900 người theo tôi trên Twitter, nơi mang lại nhiều cơ hội cho những cuộc nói chuyện thú vị và hữu ích. Khi tôi gửi một tin nhắn kèm theo đường link dẫn tới một bài blog, tôi luôn thấy con số truy cập tăng lên. Tuy nhiên tôi không xem Twitter như một kênh tiếp thị. Những ai chỉ gửi link mà không bao giờ quan tâm tới người khác sẽ không nhận ra được giá trị của Twitter.

6. Kết nối

Hãy tìm kiếm những cách mở rộng cuộc nói chuyện thành những cuộc gặp gỡ trực tiếp với các blogger khác. Vì dụ như tham gia hội họp hay mời một blogger đi uống café. Những kết nối này sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn và giúp bạn trở nên nổi tiếng hơn trong giới tiếp thị trên blog. Khi bạn ghé qua blog có một mối quan hệ cá nhân, biết đâu bạn sẽ gặp lại một người bạn cũ.
 
7. Lặp lại
 
Đừng ngừng lại ở đỉnh vinh quang. Viết blog là một quá trình lâu dài và bạn cần nhận thức được nó và chuẩn bị cho nó. Lịch viết hay lịch biên tập có thể là một công cụhữu ích giúp bạn liên tục cho ra đời những bài viết mới theo đúng trình tự thời gian. Hãy lập bảng thời gian biểu mỗi ngày để đọc và comment cho những blog khác nữa.

8. Màn thưởng

Chuẩn bị cầu may đi thôi. Bạn không bao giờ biết được những mối quan hệ bạn cóđược trên mạng sẽ đi tới đâu đâu. Chẳng hạn như một lời comment thân mật từ một người bạn trực tuyến Cathleen Rittereiser đã cho tôi cảm hứng bắt đầu một dự án lập quỹ cho những bệnh nhân ung  thư vú gọi là Quỹ Frozen Pea, gây được sự chú y của tác giả Craig Colgan người đã lấy tôi làm hình ảnh cho câu chuyện được xuất bản ởWashington Post và điều đó đã mang lại…. Mà thôi tôi sẽ để cho các bạn tự tìm hiểu.


  quangcaopro - ( Tác giả Vietnambranding )


Phân tích newsletter


CASE STUDY / PHÂN TÍCH MỘT NEWSLETTER HAY CỦA NAVIGOS

Photobucket
Có một câu danh ngôn là
“Cuộc đời không lưu lại những gì bạn suy nghĩ mà chỉ lưu lại những gì bạn thành công”.
Có thật vậy hay không?
Marketer có thể mất hàng giờ để viết và hoàn chỉnh một email, song nỗ lực ấy chỉ được người khác đánh gia trong vài giây ngắn ngủi. Và liệu bức thư của bạn có đủ thuyết phục một phần trong số những người nhận – dành thời gian cho một bức thư “quảng cáo” để đọc và cảm nhận những gì bạn muốn truyền tải không?
Hãy tự hỏi chính bản thân mình – trong hàng ngàn newsletter bạn nhận được mỗi ngày, những đặc điểm nào của email ấy khiến bạn dừng lại và mở ra xem? Sẽ có rất nhiều câu trả lời – song TYM xin chia sẻ với các bạn một lá thư đã “chinh phục” một thành viên TYM. Lá thư này đến từ Navigos Group – một tập đoàn “săn đầu người” [head-hunter] đến từ Singapore. Mời các bạn cùng TYM tìm hiểu hành trình “chinh phục trái tim”.
Trước tiên, bạn hãy click trái vào hình dưới để xem và dành 2 phút để đọc nội dung của newsletter:

Photobucket
Bài viết sẽ phân tích những cái hay của email qua 2 yếu tố: Thiết kế và Nội dung

1. Thiết kế:

Mỗi newsletter là một điểm tiếp xúc của khách hàng với thương hiệu, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt với hàng chục mail đối thủ khác trong inbox,  vì vậy nếu được thiết kế với bố cục, màu sắc, font chữ khác nhau (tuỳ tâm trạng của designer ;) ) thì sẽ lãng phí đi rất nhiều cơ hội khách hàng nhớ đến nhận diện thương hiệu của mình (Tham khảo thêm “Download 11 Brand guidelines).
Designer của Navigos đã tuân thủ rất chặt chẽ Brand guideline khi thiết kế. Vào trang chủ của Navigos và bạn sẽ thấy rất rõ điều đó qua:
A/ Màu sắc
Dùng đúng 2 màu chủ đạo xanh và cam của website:
Photobucket
B/ Layout (Bố cục)
Tổ chim và câu trích dẫn bên cạnh cũng được đặt rất khớp như bố cục của website:
Photobucket
C/ Font – Dùng cùng font chữ  như website
D/ Việc đưa thanh điều hướng (Navigation) vào mail giúp tăng sự tương tác của người đọc. Sau khi xem xong họ có thể click vào những nút (button) đó để vào website:


Photobucket




E/ Logo: Vị trí và kích thước của Logo không thay đổi so với ở website



Tóm lại, layout được thiết kế với màu sắc nhẹ nhàng nhưng không quá đơn điệu và đặc biệt tạo sự liên tưởng khá tốt đến bộ nhận diện thương hiệu của Navigos, chỉ cần nhìn qua bạn đã có thể nhận ra “anh ấy” :) .
TYM đã xem nhiều bài viết về newsletter nhưng rất ít thấy đề cập đến tầm quan trọng của thiết kế, cho designer của Navigos 9/10 điểm 8) .

2. Nội dung:

A/ Tiêu đề (Title)
“Keep persevering in your career goal!” – “Hãy kiên trì với mục tiêu sự nghiệp của bạn”. Một tựa đề đơn giản – song rất sâu sắc, nhất là đối với khách hàng mục tiêu (target audience) của Navigos Group, vốn là các nhân sự cấp cao và đã có nhiều kinh nghiệm.
Photobucket
Đơn giản, chân thành nhưng không hời hợt như kiểu “giật tít” rất thường gặp của các email hiện nay – TYM tin Navigos Group đã đầu tư một cách khá nghiêm túc vào từng email và rất tự tin với định vị khách hàng của mình để truyền tải thông điệp này:
B/ Hình và câu trích dẫn
Mở đầu email là một banner với hình ảnh giản dị và rất gợi – một chú chim đang xây tổ.
Photobucket
Dòng chữ đầu tiên đập vào mắt là câu nói của Walter Elliott: “Perseverance is not a long race; it is many short races one after another.” Một hình thức gợi mở chủ đề mà Navigos sắp đề cập một cách khá lịch lãm. Từ khóa “perseverance” – sự kiên trì, một lần nữa được xuất hiện. Chính điều này đã dẫn bạn đi tiếp một cách tò mò.
C/ Say Hi!
Sự thân thiện đến với hình ảnh một thành viên cấp cao trong Navigos, nụ cười tươi và ánh mắt tự tin:
Photobucket
Không phải là một email chung chung gửi đến bạn trong cả ngàn người, và cũng không hề là từ một công ty gửi đến một cách rất lạnh lùng mà là ‘Hello Hân” (Hân TYM). Đến đây TYM bỗng nhớ đến câu “Không âm thanh êm ái nào như tên của người được gọi” (Đắc Nhân Tâm – Dale Carnegie).
Bạn có thể sẽ tròn mắt “Wow! Regional Director gửi mail cho mình và còn xưng tên rất thân mật!” và thở phào – không phải xì pam (Spam)! Mối liên kết giữa người gửi thư và người nhận đã được thiết lập.
(Nếu là TYM, có lẽ chữ “Han” sẽ được bỏ thêm dấu thành “Hân” để thêm gần gũi :-[) )
=> Tiêu đề thú vị (A), hình ảnh đầy cảm hứng (B) kèm một tiếng gọi tên (C), Navigos rất biết “The art of saying “Hello”".
D/ Nội dung chính (Main content)
Lưu ý: Bạn nên dành ra 2 phút để đọc hết nội dung (tiếng Anh nhưng rất đơn giản và súc tích), “lắng” một chút rồi hãy đọc tiếp nhé!
TYM chia làm 7 phần nhỏ:
Photobucket
1. Say Hi (Đã phân tích ở trên)

2. Mở bài (Dẫn dắt vào câu chuyện):
“Nếu bạn thắc mắc câu nói này hàm ý gì, vậy hãy đọc câu chuyện của chúng tôi nhé! Một cộng sự của chúng tôi cũng có thắc mắc giống như bạn và đây là câu chuyện cụ thể nhất mà chúng tôi tìm ra để giải thích cho cô ấy. Giờ đây chúng tôi cũng muốn chia sẻ cho bạn nữa!”
Phải chăng bạn có thấy ý nghĩa hơn nếu một ai đó tình cờ phát hiện ra một điều gì hay và lập tức chia sẻ với bạn? Hơn thế nữa, chúng ta luôn thích những câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện mang tính nhân văn.
3. Kể câu chuyện về sự kiên trì phi thường của loài chim nhỏ bé
4. Liên hệ đến bản thân người đọc:
Rất hay ở câu chuyện này là sự liên quan đến Navigos – người làm nghề tuyển dụng – và người đọc – người muốn được tuyển dụng – về mặt ý nghĩa. Con đường khởi nghiệp của chúng ta – những sinh viên trẻ, mới ra trường cũng giống như hành trình xây tổ của chú chim. Vì vậy, “be persevere!”
5. Chia sẻ kinh nghiệm thực tế:
2 tips nhỏ nữa để bạn có thể tự tin hơn trong thời gian hồi hộp ngồi chờ tiếng chuông điện thoại. Có thể những tips này bạn đã biết nhưng vẫn sẽ cảm thấy hài lòng và một chút thích thú khi được chia sẻ.
6. Gởi lời chúc:
TYM đặc biệt thích câu “So be like the birds and be persevere – do the singing too, it will keep you smiling.”
7. Kí tên kèm chức vụ
Lần đầu tiên sau khi đọc xong cả một email, TYM mới nhận ra đây là newsletter bởi sự gần gũi, nhẹ nhàng và một cảm hứng tích cực lan nhè nhẹ trong tim.
E/ Take action:
Chờ gì nữa! Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng tinh thần của câu chuyện thông qua danh sách công việc tiềm năng chúng tôi cung cấp dưới đây:
Photobucket
Tổng thể bức thư là sự gắn kết hoàn hảo về nội dung với hình thức kể chuyện thân mật cùng thiết kế không màu mè nhưng hiệu quả. Tất cả cùng giúp hướng người đọc theo đúng mục tiêu của tác giả. Nói cách khác, người gửi hiểu rất rõ những độc giả của mình và biết chính xác điều mình mong muốn và cách đạt được mục tiêu đó.  Sau khi đọc xong, bạn có “đồng cảm” với TYM không?
———————————–

Vậy làm thế nào để email của bạn nổi bật và hiệu quả hơn so với hàng tấn email đang bay vèo vèo ngoài kia?
5 câu hỏi sau sẽ giúp bạn:
1. Mục đích của lá thư là gì?
2. Đối tượng nhận thư là ai?
3. Lý do nào khiến họ sẵn sàng dành thời gian đọc thư của bạn?
4. Làm cách nào để người nhận dễ dàng cảm nhận được thông điệp nhất?
5. Họ có thể “take action” được sau khi đọc thư của bạn không? Bằng cách nào?
Kết:
Email hay thư giấy đều sinh ra để mang thông tin đến cho người nhận, vì vậy, tùy theo nội dung, loại hình mà bạn nên lựa chọn những điều hay đẹp nhất cho “tác phẩm” của mình. Đọc xong bài viết dài này, bạn chỉ cần nằm lòng câu khẩu huyết sau của dân content writer (người viết nội dung) ở VN cũng như thế giới là đủ:
“Content is KING”
Xin hãy nhớ giùm, khách hàng luôn trông chờ được nhận những lời chúc, sự chia sẻ kinh nghiệm hay những giải pháp cho điều mà họ đang trăn trở, cuối cùng mới là những lời chào hàng của bạn.
Lá thư của Navigos, theo cảm nhận của TYM đã làm được,
Còn của bạn?


CIO trong môi trường di động


Nhiều công ty đã cho phép một số nhân viên có thể làm việc tại bất cứ nơi nào họ muốn, miễn sao công việc hoàn thành đúng thời hạn và đạt hiệu quả cao nhất. Trong môi trường di động này, các giám đốc công nghệ thông tin (CIO) đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới.
itGatevn_SG_2010011314.jpgKhi công nghệ di động ngày càng phát triển, người ta ngày càng có thể làm việc linh hoạt ở mọi nơi. Khái niệm “môi trường làm việc di động” (mobile work) đã được định hình. Làm sao để tối ưu hóa hiệu quả công việc trong môi trường di động đó, đặc biệt đối với các CIO? Chris Clark, Giám đốc điều hành của Fiberlink, đã đúc kết và chia sẻ những điều nghiên cứu và kinh nghiệm của mình trong bài viết “Môi trường làm việc di động là một hình thái mới”, đăng trên tạp chí CIO.

“Hình thái mới” là gì?

Mỗi nhân sự đều phải làm việc theo những chuẩn mực nhất định và không có bất cứ sự loại trừ nào. Đó chính là hình thái mới của môi trường làm việc di động.

Phần đông các kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) vẫn tuân thủ quy tắc giải quyết công việc tại văn phòng, nơi mà họ phân quyền, quản lý và hầu như bắt buộc tất cả nhân viên của công ty đều phải làm việc trên mạng nội bộ (LAN) và những người làm việc ở những nơi khác được xem là những thành phần bên ngoài. Hình thức này thực sự đã lỗi thời.

Theo kết quả nghiên cứu, các trưởng phòng CNTT cho biết có từ 30% đến 50% nhân viên trong hầu hết các công ty làm việc bên ngoài văn phòng ít nhất một lần trong tuần. Đó là các nhân viên thuộc các bộ phận quản lý cấp cao, kinh doanh, tư vấn và các kỹ sư CNTT thường hay làm việc ở nhà vào các buổi tối và ngày cuối tuần. Quan điểm cũ cho rằng bộ phận CNTT cần phải quản lý các thiết bị văn phòng và các nhân viên sử dụng chúng đều phải rời khỏi văn phòng trong khoảng thời gian từ 17 giờ đến 21 giờ. Giờ đây, một hình thức quản lý CNTT linh hoạt hơn đang là một yêu cầu thực tiễn mà các CIO phải tham khảo và thực hiện.

Trên thực tế, các công ty nên quản lý công việc của nhân viên bằng việc giao chỉ tiêu nhất định. Thứ nhất, điều này giúp bảo đảm cũng như giúp nhân viên hoàn thành công việc có hiệu quả và đúng tiến độ. Thứ hai, giảm thiểu những công việc bàn giấy chán ngấy luôn gây áp lực cho nhân viên để họ tập trung nhiều hơn cho những công việc đòi hỏi tính sáng tạo và chính xác. Vì thế, các công ty nên thiết kế quy trình quản lý phù hợp đối với những nhân viên không làm việc tại văn phòng, cũng như tạo ra những công cụ hỗ trợ phù hợp để áp dụng đối với toàn thể nhân sự của công ty.

Thách thức nào đối với CIO?

Rất dễ nhận ra rằng các CIO không dễ quản lý nhân viên khi họ không thấy tận mắt nhân viên của mình đang làm việc. Cho nên, việc quản lý nhân viên làm việc di động sao cho có hiệu quả là một trong những vấn đề gây đau đầu cho các CIO, đặc biệt là việc quản lý tài sản công và các dữ liệu của công ty. Có nên cấm nhân viên làm việc tại nhà hay ở đâu đó? Ngày nay, khi vấn đề nhân viên thích làm việc linh hoạt đã trở thành một xu hướng, các CIO cần phải cân nhắc kỹ càng để không phải ngăn một số nhân viên làm việc di động nữa.

Tuy nhiên, khi càng có nhiều nhân viên làm việc như thế, công ty sẽ có thể gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và chi phí có thể gia tăng. Sẽ rất khó để quản lý chi phí và hỗ trợ nhau trong công việc cũng như bảo đảm an ninh. Vì vậy, các CIO nên tập trung vào các vấn đề cốt lõi sau, nếu như công ty chấp nhận cho nhân viên làm việc tại nhà hay ở bất kỳ nơi nào đó.

    * An ninh. Khi nhân viên không làm việc tại văn phòng công ty, một số biểu mẫu họ mang theo để làm việc có thể bị mất mát vì việc kết nối các thiết bị cầm tay, lúc đó, không còn nằm trong quyền quản trị hệ thống của bộ phận CNTT nữa. Họ cũng có thể không kết nối vào hệ thống, mặc dù họ đang kết nối qua cổng Internet của công ty. Khi một thiết bị di động kết nối vào Internet của công ty qua VPN, CIO cũng không tài nào phát hiện được điểm đầu cuối. Điều này rất nguy hiểm cho hệ thống mạng của công ty, khi virus và các phần mềm nguy hại tấn công có thể làm tê liệt phần mềm “bảo mật” của công ty bất cứ lúc nào. Do vậy, các kỹ sư CNTT cần phải thường xuyên quản lý các phần mềm “bảo mật” như tường lửa, diệt virus, mã hóa dữ liệu, thiết lập hệ thống camera “bảo mật” nhằm gia tăng mức độ quét và lọc các cuộc xâm nhập trái phép từ các thiết bị đầu cuối.

    * Đồng nhất. Để tương thích với các quy định của Chính phủ và nội bộ ngành, các kỹ sư CNTT phải chịu nhiều áp lực trước yêu cầu phải có những tiêu chuẩn kỹ thuật cao và xuyên suốt. Một vài tiêu chuẩn phải bảo đảm được tính an toàn đặc biệt như tường lửa, chống virus và đồng bộ hóa dữ liệu; trong khi những yêu cầu này rất khó để thiết lập trên các hệ thống di động. Hơn nữa, khi các kiểm toán viên yêu cầu có những chứng từ liên quan đến việc thực hiện chế độ bảo mật, việc tập hợp thông tin từ các thiết bị di động luôn gây mất thời gian.

    * Chi phí. Khi công ty có nhân viên làm việc di động, chi phí thường gia tăng nhiều ở hai mảng gồm hỗ trợ nhân viên và quản lý hiện trạng.

Việc quản lý các máy tính xách tay, các thiết bị cầm tay và các máy tính khác tại những khu vực nào đó luôn là bài toán chi phí hóc búa cho các CIO, không chỉ trong việc gia tăng nhân sự phụ trách công việc này mà còn là vấn đề phân quyền thích hợp. Những nhân sự này phải làm việc hàng giờ để quản lý hệ thống, từ việc áp dụng chế độ bảo mật, nâng cấp phần mềm, xác định các tập tin chứa virus và các phần mềm phá hoại, cho đến theo dõi vấn đề, xử lý dữ liệu và nâng cấp hệ thống. Họ càng mất nhiều thời gian hơn với các thiết bị di động. Và như thế, công ty phải tăng lương bổng cũng như chi phí quản lý.

Chỉ có công nghệ thay thế thì chưa đủ. Trong nhiều trường hợp, việc chuẩn hóa các máy tính để bàn và các máy tính nội mạng có thể giúp định ra những thách thức mà hệ thống di động mang lại, đặc biệt đối với một vài ứng dụng đa dạng để xác định những kết nối vi phạm thường thấy. Tuy nhiên, nhiều nhân viên làm việc di động – có thể là nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn hay kỹ sư, nhân viên CNTT – thường không am tường các công nghệ này; có thể vì họ thường chỉ chuyển tải các văn bản, các hình ảnh hay các tập tin thiết kế hoặc vì họ làm việc trong những môi trường mà công nghệ này chưa được ứng dụng trước đó.

Chất lượng của mạng nội bộ (LAN). Những thách thức từ “hình thái mới” có thể được tổng hợp khi có nhu cầu tất yếu là phải tu chỉnh các đặc tính và chất lượng của mạng LAN trong môi trường làm việc có nhiều thiết bị di động, mạng không dây và Internet được hỗ trợ bởi điện toán đám mây. Nói cách khác, các nhân viên giờ đây hy vọng sử dụng được đầy đủ tính năng và mức độ an toàn cao từ mạng LAN, dù cho họ có đang ở trong quán cà phê hay đang ở nhà. Tuy nhiên, công ty sẽ không thiết lập cấu hình cho họ bởi chính họ không biết được điều gì sẽ xảy ra với các thiết bị di động của mình. Vì vậy, yêu cầu cần hiển thị đồng bộ đối với “hình thái mới” này sẽ là tất yếu.

Minh bạch trong môi trường di động

Tại sao phải có tính minh bạch? Đơn giản vì khi đặc tính này được gia tăng, các CIO sẽ không phải nặng đầu với các thách thức mà môi trường làm việc di động mang lại. Khi tính minh bạch được tăng lên, công ty chắc chắn sẽ có những quyết định tốt hơn trong việc quản lý kinh doanh của mình.

Đối với vấn đề bảo mật. Nếu bạn phát hiện được những cuộc xâm nhập nguy hiểm đối với hệ thống, bạn sẽ dễ dàng triệt tiêu chúng trong khi các ứng dụng như tường lửa, chống virus và đồng bộ hóa dữ liệu vẫn đang vận hành. Nói cách khác, bạn hoàn toàn có thể ngắt kết nối đối với thiết bị di động của nhân viên nào đang có nguy cơ phá hoại hệ thống.

Đối với chi phí. Nếu xác định được thiết bị của nhân viên nào ít sử dụng, bạn có thể cắt chi phí đó và bổ sung cho nhân viên khác. Việc thực hiện chỉ đơn giản là rút lại bản quyền phần mềm.

Đối với kết nối Internet. Nếu bạn thấy khi nào và bằng cách nào đó, nhân viên đang kết nối Internet, bạn có thể tư vấn cho họ cách kết nối an toàn và hiệu quả nhất.

Quyết định tốt hơn cho công ty. Hiện nay, hầu hết CIO vẫn đang loay hoay với việc cân đối tính hiệu quả và tính trách nhiệm khi quản lý CNTT cho công ty. Với chuẩn hiển thị ứng dụng vào các phần mềm và các ứng dụng trên các thiết bị đầu cuối, kể cả CIO và trưởng phòng CNTT đều có thể xác định nhân viên, hệ thống hay hoạt động nào có nguy hại đến hệ thống cũng như hiểu rõ hệ thống nào đang được bảo vệ tuyệt đối và an toàn.

Khi các trưởng phòng tự tin về những dữ liệu này, họ hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhất để nâng cao hiệu quả công việc và cắt giảm chi phí khi cảm thấy hệ thống đang an toàn. Họ cũng có thể quyết định về việc bảo mật thông tin cũng như hệ thống nào cần được vận hành trước.

Tại Việt Nam cũng đã có nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc linh hoạt tùy theo nhiệm vụ công việc của từng người. Xu hướng này ngày càng phổ biến, các CIO Việt Nam sẽ giải bài toán này ra sao? Câu trả lời vẫn còn đang mở.

quangcaopro - (theo nguoilanhdao.net/ CIO.com)

Tái xúc tiến thương hiệu


Tái xúc tiến thương hiệu đòi hỏi marketer phải nghĩ xa hơn việc làm lại hệ thống nhận diện thương hiệu, logo, bao bì hay đặt một cái tên mới cho sản phẩm.
itGatevn_SG_2010011313.jpgTrong vòng đời của một sản phẩm hay thương hiệu, sẽ có giai đoạn khi chúng cần phải được tái xúc tiến để nâng tầm lên một cấp độ cao hơn. Khái niệm này không chỉ áp dụng với thương hiệu đang hoạt động yếu kém mà với cả thương hiệu đang có chỗ đứng nay muốn củng cố và gia tăng vị thế của mình. Trong vòng đời của mình, thương hiệu sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển và cần phải tái cấu trúc hay tái định vị, với mục đích gia tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận.

Trước khi tìm hiểu thêm về phương pháp và cách thức xúc tiến một thương hiệu mới hay tái xúc tiến thương hiệu, chúng ta cần phải xác định mục tiêu khi tái xúc tiến là gì. Sau đây là những mục tiêu thường thấy khi tái xúc tiến thương hiệu

- Làm mới lại thương hiệu do thương hiệu đang bị xem là lỗi thời và không phù hợp

- Thương hiệu gặp phải thất bại do xây dựng tổ hợp tiếp thị ( marketing mix) không phù hợp

- Muốn gia tăng tốc độ phát triển và thị phần nhanh chóng

Trường hợp thương hiệu có thể được tái xúc tiến

Trường hợp 1. Giữ lại các yếu tố trong tổ hợp tiếp thị, định vị lại thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Chúng ta sẽ không thay đổi sản phẩm, chiến lược giá hay hệ thống phân phối. Việc cần làm là xây dựng chiến lược truyền thông tái định vị sản phẩm (bao gồm cả thay đổi bao bì, đóng gói) nhằm mục đích thay đổi giá trị cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu, sản phẩm. Phương pháp này được tiến hành khi người tiêu dùng đã chấp nhận sản phẩm, mức giá và địa điểm bán sản phẩm, nhưng vẫn không muốn sử dụng vì không thấy chúng đáp ứng nhu cầu hay sở thích của mình.

Trường hợp 2. Thay đổi chiến lược kênh phân phối

Khi kênh phân phối hoạt động kém hiệu quả do quá trình chọn lựa kênh chưa chính xác hay do biên độ lợi nhuận dành cho các nhà phân phối trung gian chưa được tính toán hợp lý hay có thể do chiến lược tiếp thị không mang lại hiệu quả. Việc này liên quan tới nỗ lực bán hàng, cách tổ chức bán hàng và cấu trúc kênh.

Trường hợp này xảy ra khi sản phẩm đã được chấp nhận, có mức độ nhận biết cao nhưng điểm bán không thuận tiện cho khách hàng. Điều này sẽ gây lãng phí ngân sách dành cho hoạt động tiếp thị.

Trong trường hợp này, xây dựng lại cấu trúc kênh phân phối là cần thiết

Trường hợp 3. Làm mới lại từng yếu tố trong tổ hợp tiếp thị bao gồm tên thương hiệu, sản phẩm, giá và hình ảnh mới.

Tái xúc tiến thương hiệu nên được triển khai một cách thận trọng. Nếu thương hiệu đang lớn mạnh do được định vị tốt, hệ thống kênh phân phối mạnh và giá cả được chấp nhận, trong trường hợp này tái xúc tiến thương hiệu là việc làm không cần thiết.

quangcaopro - (theo Marketingchienluoc) 

Forrester: Thời giảm chi công nghệ đã qua


Chi tiêu công nghệ thông tin sẽ bắt đầu tăng trở lại trong năm 2010 và thời kỳ tồi tệ nhất đã qua, theo báo cáo mới của công ty phân tích thị trường Forrester.
Công ty phân tích thị trường này dự báo chi tiêu CNTT ở Mỹ sẽ tăng khoảng 6,6% trong năm 2010 sau khi đã giảm tới 8,2% trong năm 2009. Trên bình diện toàn cầu, chi tiêu CNTT sẽ tăng 8,1% tính theo giá trị đồng USD và khoảng 5,6% tính theo giá trị các đồng tiền khác.


Forrester dự báo chi tiêu cho công nghệ sẽ tăng mạnh trong năm 2010.
Trong đó, Forrester dự báo chi tiêu mua sắm máy tính và phần mềm sẽ tăng 9,2 trong năm 2010, còn chi cho thiết bị truyền thông vẫn tương đối thấp, chỉ tăng 2,8% so với năm 2009.
Forrester cho biết dự báo này là dựa trên những dấu hiệu phục hồi kinh tế gần đây trên toàn cầu, gồm cả những báo cáo doanh thu tích cực từ các công ty công nghệ như Oracle. Mặc dù ngành công nghệ sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong năm nay nhưng mức tăng này chưa phải là sự phục hồi hoàn toàn, Forrester nhận định.
Thậm chí, công ty nghiên cứu này cũng không loại trừ khả năng suy thoái kinh tế sẽ trở lại sau một thời gian ngắn tăng trưởng. “Có khoảng 15% khả năng này xảy ra, và nếu vậy, chi tiêu CNTT sẽ giảm khoảng 3-4% trong năm 2010”, Forrester dự báo.
  quangcaopro -Theo Computerworld, ICTnews

SkyDrive Explorer 1.0 Beta

Dùng thử SkyDrive trên desktop SkyDrive là dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến đa năng của hãng Microsoft đã ra đời từ rất lâu và rất được mọi người tin dùng. Tuy nhiên, trong lịch sử thì SkyDrive chỉ được biết đến như một ứng dụng trên nền web. Giờ đây, với sự ra đời của tiện ích SkyDrive Explorer thì mọi SkyDrive đã trở thành một ứng dụng dành cho desktop kiêm ứng dụng trực tuyến.
SkyDrive được cung cấp hoàn toàn miễn phí tại đây, tương thích với Windows XP/Vista/7. Yêu cầu cài đặt sẵn Microsoft.NET 2.0 trở lên.

Sử dụng SkyDrive Explorer, kho lưu trữ của bạn có dung lượng không đổi vẫn là 25 GB. Hơn nữa, điều đặc biệt tạo nên sức mạnh cho SkyDrive Explorer đó chính là giao diện thân thiện, dễ dùng.
 
Sau khi cài đặt thành công ứng dụng SkyDrive thì trong thư mục My Computer sẽ có thêm biểu tượng SkyDrive Explorer. Đây chính là kho tàng thu nhỏ SkyDrive trên máy tính của bạn.

Ở lần đầu tiên truy cập vào ổ đĩa trực tuyến này thì bạn cần cung cấp 2 thông tin là địa chỉ hotmail của bạn và mật mã. Bạn cũng có thể tùy chọn ghi nhớ 2 thông tin này, gồm Remember me on this computer (nhớ tên truy cập của bạn trên máy tính) và Remember my password (ghi nhớ mật khẩu đã nhập) để những lần truy cập sau sẽ diễn ra hoàn toàn tự động khi bạn kích hoạt biểu tượng SkyDrive Explorer.

Khi đã khai báo thông tin và đăng nhập thành công thì bạn đã có thể thao tác trên tài khoản của mình như các thư mục khác trên Windows như copy (sao chép), dán (paste), đổi tên (rename), xóa (delete).
Để tạo thêm một thư mục mới trên ổ đĩa này thì bạn nhấn chuột phải ngoài vùng trắng, rồi chon New > Folder > nhập tên thư mục > nhấn Enter.
quangcaopro - (theo Xahoithongtin)

Bạn đã chuẩn bị sắm tết chưa?













Để đảm bảo luôn nhận được email từ iChoice, vui lòng thêm địa chỉ email: post@ichoice.com.vn vào danh bạ của bạn.