This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

1/02/2010

Truyền đi tinh thần lạc quan

David Brooks, biên tập viên của Thời báo New York viết: “Chúng ta thực sự có nhận thức trong việc lựa chọn câu chuyện chúng ta sẽ sử dụng để tạo sức ảnh hưởng. Trách nhiệm cá nhân thể hiện trong việc lựa chọn và liên tục xem xét lại câu chuyện chúng ta nói về bản thân”.
Giải thích của Brooks về việc lựa chọn câu chuyện để nói có thể áp dụng với những nhà lãnh đạo tìm cách để vượt qua cuộc suy thoái. Những tin xấu không ngừng tăng có thể làm mọi người bi quan, nhưng người lãnh đạo còn có nhân viên, những người dưới quyền và phải truyền cảm hứng lạc quan cho họ.
Nếu không kể đến thực tiễn, người lãnh đạo phải truyền cảm hứng không chỉ đơn giản là hy vọng mà còn cả sự kiên nhẫn, bền bỉ. Kể những câu chuyện có thể có ích gì đó trong nỗ lực này. Dưới đây là một số gợi ý cho việc chọn câu chuyện để giảm bớt những nghịch cảnh và khó khăn.
Bắt đầu từ đầu. Tập trung vào những điều đang xảy ra. Hãy thẳng thắn về những thách thức mà công ty đang phải đối mặt không kể đến những yếu tố ngoại cảnh như nền kinh tế, đối thủ cạnh tranh cũng như ảnh hưởng toàn cầu. Hãy nói về những gì công ty đã làm đúng cũng như những gì công ty có thể làm tốt hơn.

Phát triển nhân viên. Một công ty là một tập thể những cá nhân. Hãy thảo luận xem bạn cần những kỹ năng cũng như lòng quyết tâm của nhân viên như thế nào để tồn tại được. Hãy nói rõ rằng bạn muốn có cách thức mới để thực hiện mọi việc. Hãy nêu rõ những điều tốt mà mọi người làm được trong những thời điểm khó khăn.
Giải quyết những mâu thuẫn. Thời thế tạo anh hùng. Hãy chắc chắn nói về những nguồn lực đang ảnh hưởng khả năng kinh doanh của bạn, tích cực hay tiêu cực, và ảnh hưởng của chúng đối với nhân viên của bạn, càng cụ thể càng tốt. Hãy nói đến những tình huống ảnh hưởng đến hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng cũng như khả năng phục vụ nhu cầu của khách hàng của bạn. Hãy cho nhân viên thấy rõ toàn cảnh mọi việc: nếu công việc có tiến triển tốt hãy nói cho họ biết.
Điều gì đang xảy ra. Khó khăn có thể đem lại những thay đổi tích cực. Đó có thể là một cơ hội để tối ưu hóa hoạt động cũng như đem lại các cơ hội phát triển mới cho nhân viên. Tương tự vậy, thời điểm khó khăn có thể có tác động xấu đến một số đối thủ cạnh tranh, và mở ra cánh cửa cho công ty bạn hướng tới một việc kinh doanh mới.
Không bao giờ giả định về sự kết thúc. Đúng vậy, chúng ta đều muốn có một kết thúc tốt đẹp cho câu chuyện của mình. Bạn có thể nói về những kết quả mong muốn trong một ma trận kinh doanh (tăng doanh thu và cải thiện lợi nhuận) cũng như ma trận nhân lực (tiếp tục tuyển dụng và đãi ngộ tốt hơn). Nhưng không bao cam kết về kết quả trừ khi bạn chắc chắn bạn có thể đạt được. Tốt hơn hết là nói ít và làm nhiều.
Tuy nhiên, kể ra những câu chuyện tích cực không phải là lý do biện hộ cho việc không đánh giá đúng khó khăn, thách thức. Bất cứ nhà quản lý nào tô vẽ ra một bức tranh màu hồng quá tươi sáng mà phớt lờ thực tiễn thị trường và ảnh hưởng của chúng tới doanh nghiệp, nhân viên và khách hàng không chỉ không tạo được sức ảnh hưởng và sự liên kết mà còn cho thấy rằng người đó không mấy đáng tin.
Mấu chốt của bất cứ câu chuyện nào trong những thời điểm này là phải chứa đựng những khả năng hiển nhiên là thời điểm khó khăn sẽ còn kéo dài trong tương lai là điều có thể nhìn thấy. Điều đó không phải là sự bi quan mà là thực tiễn.
Nhưng những câu chuyện mang lại sự lạc quan trong bối cảnh khó khăn không phải là những câu chuyện đơn giản và ngờ nghệch. Nếu bạn có thể kể một câu chuyện chứa đựng bối cảnh của cách mà mọi việc là và có thể là thì bạn đang đưa ra một lộ trình để có thể ảnh hưởng đến thế giới bằng việc truyền dẫn niềm hy vọng.
- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -
AV (theo TuanVietnam)

Top 5 sản phẩm tin học 2009



Hằng tuần tạp chí Lifehacker đều xem xét, lựa chọn những sản phẩm tốt nhất đối với công nghệ thông tin, dựa trên bầu chọn đó thì cuối năm Lifehacker sẽ đưa ra bảng xếp hạng cho từng hạng mục. Top 5 sản phẩm tin học 2009 tham khảo tại địa chỉ http://lifehacker.com/5437186/most-popular-hive-five-topics-of-2009.
Đó là danh mục rất phong phú từ netbook, công cụ tiêu diệt mã độc, trình duyệt được ưa chuộng đến công cụ phục hồi dữ liệu, chống phân mảnh cho đĩa cứng hoặc phần mềm đọc định dạng PDF…
T.X.Q

Khởi nghiệp và duy trì - Câu hỏi cho mọi doanh nhân

Có rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trong kinh doanh như: chiến lược rõ ràng, nguồn nhân lực dồi dào, khả năng tổ chức doanh nghiệp. Và kết quả là doanh nghiệp không phất lên được, mà chủ doanh nghiệp thậm chí vẫn không hiểu gì sao.

Từ ý tưởng...

Trong số hàng trăm nghìn doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm, có rất nhiều doanh nghiệp không bao giờ phất lên được. Còn nhiều doanh nghiệp khác, sau những thành công chớp nhoáng ban đầu cuối cùng chỉ có thể duy trì hoạt động một cách cầm chừng.

Tại sao lại xảy ra tình trạng đáng buồn như vậy? Doanh nhân – với thiên hướng thiên về hành động – thường bỏ qua những yếu tố cần thiết dẫn đến thành công trong kinh doanh.

Những yếu tố này bao gồm: một chiến lược rõ ràng, một nguồn nhân lực thực sự có năng lực, cộng với khả năng tổ chức doanh nghiệp sao cho vừa thúc đẩy hiệu quả hoạt động vừa không làm thui chột sáng kiến của nhân viên.

Ngoài ra, không bao giờ có hai doanh nghiệp cùng đi chung một con đường. Do đó các doanh nhân không thể trông đợi vào những công thức thành công sẵn có để đưa ra những lựa chọn liên quan đến doanh nghiệp của mình. Một quyết định đúng đắn với doanh nghiệp này có thể sẽ trở thành tai họa khi áp dụng vào doanh nghiệp khác.

Làm thế nào để vẽ nên con đường thành công cho doanh nghiệp của bạn? Tác giả Bhide gợi ý rằng bạn nên tự hỏi mình những câu hỏi sau:

Mục đích của tôi là gì?

Hãy xem xét những mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình: Bạn muốn đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh? Hay một cơ hội thử nghiệm công nghệ mới? Hay tích luỹ vốn? nhờ bán lại công ty khi đang ăn nên làm ra?

Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?

Chiến lược của bạn có hiệu quả không? Trong chiến lược ấy có chỉ rõ công ty bạn sẽ làm gì và sẽ không làm gì không? Liệu nó có tạo ra lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng đủ nhanh không?

Tôi có thể làm được điều đó không?


Bạn đã có năng lực phù hợp chưa? Đã có nguồn vốn đủ lớn chưa?

Khả năng ứng biến theo điều kiện thị trường là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến xa. Những doanh nhân thành đạt luôn hỏi mình những câu hỏi khó về mục tiêu của chính mình và xem xét liệu tiến độ công việc hiện tại của họ có thể giúp họ đạt được những mục tiêu đó không.

...Tới thực tế

Chúng ta hãy xem xét kĩ hơn ba câu hỏi của Bhide

Mục đích của tôi là gì?

Để xác định rõ mục tiêu bạn đặt ra cho công ty của mình, cần hiểu rõ những điểm sau:

Bản thân bạn muốn gì từ hoạt động kinh doanh của bạn: Một nơi nuôi dưỡng và vun đắp nhân tài? Hưởng thụ một lối sống năng động, nhiều thay đổi? Sự tồn tại vĩnh cửu của một thể chế kinh tế đại diện cho những giá trị của bạn? Hay bạn muốn kiếm lợi nhuận nhanh chóng, chỉ trong một sớm một chiều?

Loại hình kinh doanh, công ty bạn cần: Chẳng hạn, nếu muốn sau này sẽ bán lại công ty thì bạn phải xây dựng nên một doanh nghiệp phát triển bền vững, tức là doanh nghiệp có khả năng đổi mới chính mình qua các thế hệ thay đổi liên tục về công nghệ, về nhân viên và cả khách hàng. Và bạn sẽ phải cần một công ty đủ lớn có thể hỗ trợ đầu tư về hạ tầng cơ sở, để bạn được rảnh tay làm những việc khác.

Mức độ chấp nhận rủi ro của bạn: Ví dụ, quyết tâm xây dựng một doanh nghiệp phát triển bền vững tức là một vụ đánh cược đầy rủi ro trong dài hạn – đó là phải tin tưởng vào nhân viên thiếu kinh nghiệm, tự mình phải đảm bảo trang trải nợ nần và chấp nhận những thành công không xuất hiện ngay. Những mục tiêu bạn đặt ra liệu có xứng đáng đánh đổi bằng những rủi ro này không?

Làm thế nào để tôi đạt được những mục tiêu đó?


Những chiến lược thành công cần đặt ra:

Có một định hướng rõ ràng: Hoạch định các chính sách, khả năng tiếp cận về địa lý, năng lực và quy trình ra quyết định của doanh nghiệp một cách rõ ràng để cả nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng đều hiểu

Tạo ra được nguồn lợi nhuận đủ lớn và tốc độ tăng trưởng phù hợp: Phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn sẽ đem lại kết quả kinh doanh như mong muốn. Chẳng hạn, chỉ sau khi đánh giá được kĩ lưỡng hiệu quả chiến lược thông qua các đơn đặt hàng qua thư điện tử (vốn tạo ra ít lợi nhuận vì vấp phải cạnh tranh gay gắt) và các cửa hàng bán lẻ thì chế độ làm việc tại nhà dành cho nhân viên nữ trong thời kì nghỉ sinh con (Mothers Work) mới có thể đưa vào áp dụng trong công ty.

Phục vụ cho công ty về lâu về dài: Trước hết, dự doán mức bão hòa thị trường trong tương lai, dự đoán môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và những thay đổi đột phá về công nghệ, sau đó phải đảm bảo rằng chiến lược của bạn bao quát được hết những biến động này.

Đạt được tốc độ tăng trưởng phù hợp: Hãy đề ra mục tiêu đạt được một tốc độ tăng trưởng sao cho vừa thu hút được khách hàng và nguồn vốn đầu tư lại vừa không gây ra quá nhiều căng thẳng cho bạn và cho nhân viên.

Liệu tôi có đạt được những mục tiêu đó không?

Một chiến lược tuyệt vời cũng sẽ trở nên vô ích nếu bạn không thể biến nó thành hiện thực. Để làm được điều này, bạn sẽ phải có:

Nguồn lực phù hợp: Hãy bổ sung vào đội ngũ nhân viên của công ty những người lao động có kĩ năng, có tri thức và những giá trị cần thiết để thực hiện chiến lược của bạn, tạo thành một đội ngũ nhân viên thu hút được cả khách hàng lẫn nguồn vốn đầu tư.

Cơ sở hạ tầng phù hợp: Thiết lập một hệ thống tổ chức cần thiết để thực hiện chiến lược của bạn.

Ví dụ, giả sử bạn muốn thành lập một doanh nghiệp phát triển mạnh về mạng lưới theo địa lý, tăng trưởng thật nhanh để cuối cùng bán cổ phiếu ra công chúng. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều để phát triển các cơ chế phân quyền, chuyên biệt hóa vai trò công việc, dự đoán và kiểm soát nguồn lực từ các quỹ đầu tư và duy trì kết quả hoạt động tài chính.

Sự linh hoạt trong vai trò: Để phát triển doanh nghiệp, vai trò của bạn cần phải chuyển từ chỗ tự mình làm những “công việc thực tế” sang việc “dạy người khác làm”, nhằm tạo ra kết quả hoạt động như mong muốn và quản lý môi trường làm việc.
Tóm tắt ý tưởng chủ đạo từ bài viết HBR đăng bởi Amar Bhide
Theo Harvard'S TVN

Định vị thương hiệu - đâu chỉ cần sự khác biệt

Định vị thương hiệu - đâu chỉ cần sự khác biệt Thời gian gần đây, khi tham gia các buổi hội thảo về marketing, cử tọa thường nghe các báo cáo viên nhấn mạnh rất nhiều về điểm khác biệt (Point of Difference) trong các chiến lược định vị thương hiệu cũng như tung sản phẩm mới.
Không thể phủ nhận là điểm khác biệt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của một thương hiệu. Đặc biệt, đối với những sản phẩm hay thương hiệu “sinh sau, đẻ muộn” thì lại cần có sự khác biệt so với các sản phẩm hay thương hiệu cạnh tranh khác đang có mặt trên thị trường.

Sự khác biệt: Điều kiện cần nhưng chưa đủ

Sự khác biệt là lợi thế để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và đó cũng là yếu tố để thuyết phục họ chuyển đổi từ sản phẩm đang dùng sang sản phẩm mới. Bí quyết thành công của một sản phẩm mới là tìm ra những ý tưởng chứa đựng sự khác biệt rõ ràng, có sức thuyết phục. Những miếng nhỏ có hình thù những tép cam trong chai nước cam là một ví dụ điển hình về điểm khác biệt, trước đây chưa hề có trên thị trường. 

Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là đủ. Sự khác biệt, một khi đã được sở hữu nó cần phải được thông tin hiệu quả đến người tiêu dùng. Ngay cả những sự khác biệt dễ nhìn thấy như những tép cam, hoặc dễ cảm nhận bằng các giác quan như mùi, vị, màu sắc, hình dáng… cũng phải được nhấn mạnh, làm cho dễ thấy, dễ biết và được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần thì mới “thấm” vào trong tâm trí người tiêu dùng.

Đối với những sự khác biệt khó hoặc không thể cảm nhận được bằng các giác quan thông thường (ví dụ như dược tính, độ dinh dưỡng, lợi ích đặc biệt nào đó…) lại càng phải được thông tin một cách công phu và tỉ mỉ hơn.

Khi đó, một chiến lược truyền thông hiệu quả, không thể không nhấn mạnh lợi thế của sự khác biệt này. Một loại trà xanh đóng chai vừa được tung ra thị trường cách đây không lâu đã tuyên truyền một cách bền bỉ lợi thế khác biệt của mình là lợi ích của tinh chất trà xanh có tác dụng chống lão hóa, giữ gìn tuổi xuân… 

Có sự khác biệt rồi, làm sao cho người tiêu dùng tin lại là điều không đơn giản. Thuật ngữ marketing hay dùng “RTB - Reason To Believe” để chỉ lý do nào khiến người tiêu dùng có thể tin được là sản phẩm có sự khác biệt rõ ràng (chứ không phải là “bình mới, rượu cũ”). Sự khác biệt phải được chứng minh bằng những bằng chứng cụ thể, xác thực. “Lý do để tin” phải thực sự thuyết phục được người tiêu dùng không chỉ bằng một chiến dịch truyền thông rầm rộ, hoặc kéo dài theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” mà chính là chất lượng của sản phẩm. 

Một điều nữa xin được chia sẻ là hiện có nhiều người đang “đổ xô” đi tìm sự khác biệt và nhấn mạnh về nó như là một cứu cánh để tránh thất bại. Tuy nhiên, marketing cũng có những logic căn bản của nó. Sự khác biệt là điều thú vị, nhưng cũng có lúc nó lại là điều kỳ cục, không giống ai.

Nếu quá chú trọng vào điều khác biệt mà quên đi điểm tương đồng (Points Of Parity - POP), một sản phẩm mới có thể chỉ dừng lại ở việc thử trí tò mò của một số ít người tiêu dùng mà thôi. Còn đa số người tiêu dùng khác sẽ nhìn sản phẩm mới này với sự hồ nghi: “Nó là cái gì vậy, sao không giống ai hết vậy?”.

Vì sao cần có điểm tương đồng?

Chai nước cam có sự khác biệt là những tép cam bên trong, nhưng nó vẫn là một loại nước giải khát chứ không phải là một chai thuốc bổ. Nếu những tép cam này được tuyên truyền như là một loại thuốc bổ thì liệu có mấy ai mua để dùng thử? Như vậy, điểm tương đồng ở đây là tác dụng giải khát, thỏa mãn cơn khát, giống như những loại thức uống tương tự. 

Sự kết hợp giữa điểm tương đồng và điểm khác biệt sẽ làm nổi bật ưu thế của sản phẩm mới, thương hiệu mới. Trong lịch sử marketing, nhiều công ty đã tung ra các sản phẩm mới không chỉ với điểm khác biệt mà còn có các điểm tương đồng được tính toán rất kỹ. Các điểm tương đồng này có vai trò cân bằng, triệt tiêu hoặc phủ nhận điểm khác biệt của sản phẩm cạnh tranh. 

Ví dụ, trong những năm 80 của thế kỷ trước, thị trường Mỹ có hai dòng ô tô  với hai lợi thế khác biệt rõ rệt - một loại thiên về đặc tính sang trọng, một loại thiên về hiệu năng sử dụng. Xe sang trọng thì  hiệu năng sử dụng không cao; ngược lại, xe có hiệu năng cao thì lại không sang trọng.
Nắm được điều này, hãng ô tô BMW của Đức đã đưa vào thị trường Mỹ một dòng xe có cả hai yếu tố này, vừa sang trọng, vừa có hiệu năng sử dụng rất cao. Đối với dòng xe sang trọng tại Mỹ, thì hiệu năng sử dụng của chiếc BMW mới vào là điểm khác biệt, còn sự sang trọng của nó lại là điểm tương đồng. Đối với dòng xe hiệu năng, thì sự sang trọng của chiếc BMW là điểm khác biệt, trong khi hiệu năng sử dụng của nó lại là điểm tương đồng.

Hay một ví dụ khác, khi hãng bia Miller tung ra loại bia Miller Lite có điểm tương đồng với các loại bia khác là “it tastes great” (hương vị tuyệt vời), nhưng nó có điểm khác biệt là “one-third less calories” (năng lượng ít hơn một phần ba). 

Các giám đốc tiếp thị khôn ngoan sẽ sử dụng các điểm tương đồng để triệt tiêu, phủ nhận các điểm khác biệt của đối thủ. Cái mà anh có, tôi cũng có thì không còn gì khác biệt nữa. Ngoài ra, họ còn tận dụng các điểm khác biệt của mình để làm lợi thế cạnh tranh. 

Như vậy, vấn đề không chỉ dừng lại ở điểm khác biệt mà còn phải biết khai thác những điểm tương đồng - vốn rất dễ tìm để triệt tiêu thế mạnh của đối thủ. Sự kết hợp hài hòa và khôn ngoan giữa hai điểm này sẽ đem lại thành công cho các chiến dịch tiếp thị.     

Theo TBKTSG

Chiến lược tiếp thị và chiến lược thương hiệu

Chiến lược tiếp thị và chiến lược thương hiệu Hai thuật ngữ này thường hay được dùng lẫn lộn và được hiểu gần như tương đương nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng đã nói đến tiếp thị, ắt phải nói đến thương hiệu, và chiến lược tiếp thị nào cũng bao trùm chiến lược thương hiệu; ngược lại đã nói đến thương hiệu, ắt phải nói đến tiếp thị, và chiến lược thương hiệu nào cũng cần có những hoạt động tiếp thị. Có đúng như vậy?
Chiến lược tiếp thị (marketing strategy) là chiến lược được sử dụng để làm thế nào đưa hàng “bán ra thị trường” một cách tốt nhất. Xuất phát từ nguồn gốc của từ “market” nghĩa là “chợ” hay “thị trường”, chữ  “marketing” trong trường hợp này có nghĩa là “làm thị trường” - bao gồm việc tạo ra hoặc thâm nhập, duy trì và phát triển thị trường (của sản phẩm/thương hiệu) - đồng nghĩa với việc làm thế nào để hàng của mình được “bán ra thị trường” một cách tốt nhất.
Chiến lược tiếp thị là con đường, là cách thức để “đưa” hàng ra thị trường và tiêu thụ một cách tốt nhất.
Từ mục đích này, chiến lược tiếp thị thường được các công ty hoặc là tự xây dựng, hoặc thông qua các công ty tư vấn tiếp thị để xây dựng, dựa trên cơ sở của những mục tiêu ngắn hạn, thường là một năm, có khi ba hoặc năm năm. Mục tiêu của một chiến lược tiếp thị thường nhắm vào doanh số, tỷ suất lợi nhuận gộp, thị phần, độ phủ hàng hóa…
Tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm hay dịch vụ, chiến lược tiếp thị thường được triển khai thông qua các chiến lược 4P (Product, Price, Place, Promotion) hoặc có thể nhiều “P” hơn (People, Process, Physical evidence…)
Chiến lược tiếp thị và chiến lược thương hiệuHoạch định chiến lược tiếp thị là một dạng hoạch định “theo chiều rộng”, “đánh” vào từng giai đoạn phát triển của thương hiệu (có thể cùng lúc nhiều thương hiệu) để mở rộng - như mở rộng kênh bán hàng, điểm bán hàng (place), thay đổi, cải tiến chất lượng, bao bì sản phẩm (product), điều chỉnh chính sách giá (price), thiết kế và triển khai các chương trình truyền thông (promotion).
Chiến lược tiếp thị có trọng tâm là đem lại kết quả bán hàng tốt hơn, và tất nhiên cũng có tác dụng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh, nhưng việc thương hiệu mạnh lên, về bản chất là một “hệ quả”, hơn là một mục tiêu chính yếu.
Trong khi đó, chiến lược thương hiệu  (brand strategy) chỉ dành cho một thương hiệu duy nhất xuyên suốt từ ý tưởng, định vị, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn tên thương hiệu, logo, xây dựng hệ thống nhận dạng thương hiệu…, sau đó mới là quá trình xây dựng cho thương hiệu ngày càng mạnh hơn.
Chiến lược thương hiệu bao gồm nhiều giai đoạn, xuyên suốt theo “chiều dài lịch sử” của thương hiệu, từ lúc mới khai sinh cho đến lúc đã có tên tuổi - là một hoạch định “theo chiều sâu” lâu dài cho thương hiệu. Giai đoạn nào đã qua thì thôi, chưa qua thì tiếp tục xây dựng, phát triển. Tuy vậy, vẫn có lúc phải quay lại, xem xét lại giai đoạn đã qua (tái định vị, đổi logo, thay đổi nhận dạng thương hiệu…).
Khác với chiến lược tiếp thị - có trọng tâm là thúc đẩy bán hàng, chiến lược thương hiệu có trọng tâm là xây dựng thương hiệu mạnh (tất nhiên, cũng sẽ  ảnh hưởng đến kết quả bán hàng)… Một chiến lược thương hiệu xuyên suốt thường bao gồm những hoạt động liên quan đến việc xây dựng thương hiệu mạnh.
Đó là: ý tưởng sản phẩm và thương hiệu; định vị/tái định vị; phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu; hệ thống nhận dạng thương hiệu; độ nhận biết, độ nhận biết đầu tiên; tính cách thương hiệu; thuộc tính thương hiệu; hình ảnh thương hiệu; mức độ trung thành; chất lượng cảm nhận; thông điệp truyền thông…
Chiến lược thương hiệu không chú trọng đến doanh số, thị phần, độ phủ trong giai đoạn ngắn hạn, mà chú trọng nhiều đến các yếu tố trên về lâu dài.
Các công ty hàng đầu thế giới không chỉ chú trọng đến các chiến lược tiếp thị ngắn hạn theo chiều rộng để thúc đẩy bán hàng mà còn chú trọng đến chiến lược thương hiệu dài hạn theo chiều sâu để xây dựng thương hiệu mạnh, với mục tiêu là đem lại giá trị thương hiện - thường cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận ngắn hạn có được do kết quả bán hàng trước mắt.


Theo Vnbrand.net

Không có thương hiệu làm sao cạnh tranh?

Không có thương hiệu làm sao cạnh tranh? Một thực trạng đáng buồn là rất nhiều các mặt hàng nông sản của Việt Nam có chất lượng tốt, xuất khẩu nhiều nhưng luôn mất giá, thậm chí người tiêu dùng thế giới không hề biết họ đang thưởng thức các sản phẩm của Việt Nam.


Muốn mạnh phải có thương hiệu

Chè, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo… là những nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, thế nhưng, người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu luôn vấp phải những khó khăn không đáng có khi chưa xây dựng được thương hiệu.
Một con số đáng suy ngẫm được ông Lê Hoàng Minh, Phó chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đưa ra: Có đến 90% nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải mang thương hiệu nước ngoài.
Điều này đã dẫn tới một nghịch lý buồn, trong khi Ấn Độ là một cường quốc xuất khẩu hồ tiêu và Việt Nam là một trong những nước đứng đầu thế giới về hồ tiêu với trên 90% sản lượng được xuất khẩu thì Ấn Độ lại chính là quốc gia nhập khẩu sản phẩm này lớn nhất của Việt Nam.
Lý do thật đơn giản, khách hàng quốc tế đã quá quen và ưa chuộng thương hiệu hồ tiêu của Ấn Độ trong khi sản lượng 60.000-70.000 tấn/năm của họ không đủ đáp ứng. Và thế là, một lượng không nhỏ hồ tiêu xuất xứ từ Việt Nam “bị” mang thương hiệu Ấn Độ để ra thị trường thế giới.
Theo tính toán của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, chỉ tính riêng mặt hàng cà phê xuất khẩu, do một lượng không nhỏ thiếu thương hiệu, phải bán qua các trung gian nước ngoài dẫn đến thiệt hại kinh tế trên dưới 100 triệu USD.
Thống kê của Hội Nông dân Việt Nam cho thấy, qua điều tra 173 doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp mới có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tại nước ngoài.
Từ thực tế ấy, nhu cầu về xây dựng thương hiệu nông sản, đặc biệt là nhóm nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, ca cao, chè, lúa gạo… càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Chẳng thế mà mới đây, khi có trong tay tấm bằng chứng nhận thương hiệu Chè Việt, Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas) đã vui mừng hơn hẳn và bắt đầu chiến lược dài hơi nhằm bảo đảm cho thương hiệu đó để tiến mạnh vào công tác xuất khẩu.
Không thể chần chừ

Giới phân tích nhận định, trong giai đoạn hội nhập như vũ bão hiện nay, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là điều kiện tối quan trọng để đứng vững trên thị trường, không những trong nước mà còn là thị trường quốc tế.
Thế nhưng, không ít doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản lại “sợ” nhắc đến việc xây dựng thương hiệu. Có thể tạm lấy con số điều tra của Hội Nông dân Việt Nam làm minh chứng: Trong số 173 doanh nghiệp được hỏi thì có đến 19% thừa nhận mình lười xây dựng thương hiệu vì “ngại” nạn hàng giả, nhái thương hiệu; 11,8% cho rằng quá thiếu nhân lực để tiến hành xây dựng thương hiệu và không ít doanh nghiệp “lo” tốn kém khi làm việc này.
Giải thích về thực trạng trên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực yếu nên thật khó phân tán nhân lực và tài chính để xây dựng thương hiệu.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Công ty Luật Sở hữu Trí tuệ Lê Lê (Hà Nội) khẳng định, chi phí cho việc xây dựng, đăng lý nhãn hiệu tốn kém không đang bao nhiêu so với việc bị nhái nhãn hiệu, đó là chưa tính đến những khó khăn khi “lỡ” xảy ra kiện tụng về nhãn hiệu hàng hóa. Đơn cử, công ty này chủ trương xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản trung bình chỉ ở mức phí trên dưới 2 triệu đồng.
Khi làm nhãn hiệu Coffee G7 cho Công ty Cà phê Trung Nguyên tại 24 nước, mức phí phải bỏ ra cũng chỉ ở mức 4.500 USD.Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), hiện nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên thế giới ngày càng tăng do mức tăng trưởng kinh tế và dân số giai đoạn 2005-2010 cao. Đặc biệt, đây sẽ là cơ hội sống còn để ngành nông nghiệp và các sản phẩm nông sản Việt Nam phát triển, tăng cường xuất khẩu.
Trước xu thế hội nhập, nếu không có được thương hiệu, hơn nữa là thương hiệu mạnh thì việc cạnh tranh trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí còn có thể bị “đè bẹp” ngay trên sân nhà. Do đó, nhu cầu về xây dựng thương hiệu càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo TBKTVN

Quảng cáo ấn tượng

Mark Twain: "Những điều rất nhỏ sẽ trở nên rất có giá trị nếu chọn được hình thức quảng cáo đúng". Thiết kế sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong các chiến dịch quảng cáo sản phẩm. vnBrand giới thiệu các bạn những tuyệt tác quảng cáo qua ảnh của những công ty quảng cáo hàng đầu trên thế giới.
quang-cao-an-tuong-doc-dao
Mặc áo cho Bonsai
Sản phẩm:
Máy điều hòa Fujitsu
Công ty quảng cáo: Grey Singapore
quang-cao-an-tuong-doc-dao-2
Thoải mái mà xơi
Sản phẩm:
thuốc Talcid Bayer
Công ty quảng cáo: Alice BBDO, Istanbul
quang-cao-an-tuong-doc-dao-3
Dính chặt
Sản phẩm:
Keo dán Blits Stik
Công ty quảng cáo: DDB South Africa
quang-cao-an-tuong-doc-dao-4
Thiếu năng lượng ?
Sản phẩm:
Ginsana
Công ty quảng cáo: DDB, Lisbon, Portugal
quang-cao-an-tuong-doc-dao-5
Tính đa năng của bút Papermate
Sản phẩm:
bút Papermate
Công ty quảng cáo: María Fernanda Lares
quang-cao-an-tuong-doc-dao-6
Tiết kiệm 75% năng lượng, ánh sáng đã đủ dùng?
Sản phẩm:
bóng đèn GE EnergySmart
Công ty quảng cáo: BBDO New York
quang-cao-an-tuong-doc-dao-7
Gillette iPhone Application
Sản phẩm:
Gillette
Công ty quảng cáo: BBDO, New York, NY and Singapore / Proximity Singapore, New Zealand, Toronto,
Canada

quang-cao-an-tuong-doc-dao-8
Hitle vs Chaplin
Sản phẩm:
Hut Weber
Công ty quảng cáo: Serviceplan Hamburg / München, Germany
quang-cao-an-tuong-doc-dao-9
Không cần ống ngắm
Sản phẩm: Mắt kính Sears
Công ty quảng cáo: Lg2, Quebec, Canada
quang-cao-an-tuong-doc-dao-10
Đọc ngắn, đọc nhanh
Sản phẩm: Nhật báo Times
Công ty quảng cáo: Ogilvy Cape Town, South Africa
(Nguyễn Trường -
Tổng hợp từ Adsoftheworld)

5 câu hỏi bạn cần đặt ra cho đối tác phát triển website của bạn

thiet-ke-webXây dựng 1 trang web cũng như lắp ghép trò xếp hình vậy - đôi khi những miếng ghép nhìn có vẻ đơn giản nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn, tất cả chúng đều đang ở vị trí không mong muốn. 1 trang web cũng phức tạp như vậy, nhưng hãy nhớ rằng mỗi khi bạn chỉnh sửa hay nâng cấp nó, tấm hình của bạn lại hoàn toàn tan rã.
Làm cách nào mà bạn có thể tránh khỏi việc tuyển dụng 1 nhà thiết kế hoặc trang trí  xây dựng 1 trang web có vẻ mong manh như vậy? Sau đây là 1 số câu hỏi bạn có thể hỏi cùng những ý kiến phản hồi giúp bạn giải quyết vấn đề.

1. Những tiêu chuẩn nào cho trang web mà bạn cần hướng tới.

Đó là 1 câu hỏi lớn làm bối rối những người nào chưa có những tiêu chuẩn rõ ràng. Tiêu chuẩn của 1 trang web là gì? Đó là cách trang trí và tạo dụng hệ thống trang web cho phép trang web có thể lớn mạnh cả về công nghệ cũng như số người truy cập. Những ngôn ngữ và công nghệ thường sử dụng là:
  • CSS ( Casacading Style Sheets): 1 kỹ thuật cho phép đưa vào trang web : fonts, màu sắc, và không gian cho trang webs.
  • XHTML (Extensible Hypertext Markup Language) 1 dạng ngôn ngữ lập trình có chiều sâu như HTML, ngoài ra còn hỗ trợ cú pháp XML.
  • ECMA Scripts: Phiên bản tiêu chuẩn của JavaScript dùng cho phần lớn các trang web.
Bạn không cần phải biết nhiều về những ngôn ngữ lập trình; chỉ cần biết về những tiêu chuẩn cần phải được giải quyết.
Cách đơn giản để bạn liên kết các câu hỏi này chính là luôn nhớ rằng, những người sử dụng internet  không bao giờ dùng chung 1 hệ điều hành và công cụ lướt web. Thiết kế và phát triển những chuẩn mực riêng của trang web cho phép bạn thay đổi và vận hành chúng theo cách cần thiết trên các phương diện khác nhau.

2. Có phải họ thiết kế trang web để có thể được tìm thấy dễ dàng bởi các công cụ tìm kiếm trực tuyến?

Chắc chắn rằng ngày nay mọi người đều muốn rằng tất cả các trang web đều được hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Sử dụng những công cụ tìm kiếm quá phức tạp không phải là điều bạn mong đợi từ các nhà thiết kế và phát triển của mình; tuy nhiên, việc thiết kế và các đoạn mã như vậy sẽ có tác dụng 1 khi bạn thật sự có những hiểu biết đầy đủ về chúng. Khi bạn phỏng vấn nhà thiết kế, đó chính là câu hỏi để nhận biết rắng người bạn đang nói chuyện có phù hợp với hình tượng và  cách vận hảnh của các công cụ tìm kiếm .Sau đây là 1 vài công cụ có ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
  • CSS (Cascading Style Sheets):  Trang trí 1 trang web để đạt được hiệu quả cao nhất  trong tìm kiếm  có nghĩa là phải giảm thiểu số lượng các đoạn mã của nó và thay bằng các dòng text, tạo điều kiện thuận lợi cho các công cụ tìm kiếm.
  • Script files: Khi bạn sử dụng những công cụ năng động như thư viện hình ảnh hoặc sử dụng mouse-over menu, thì thông thường chúng được tạo dựng nhờ JavaScript. Để hướng tới hình tượng SEO thích hợp, những tập tin nên được thiết kế dưới dạng các “trang văn bản” thay vì những cú pháp trên trang web.
  • Web page content: Văn bản và nội dung của chúng nên được thể hiện trên các trang nhiều nhất có thể, nó còn có thể bao gồm cả mục lục trang web của bạn. Có những cách để những dòng văn bản được hiện ra trước tầm mắt mà không cần những nhà trang trí phải đưa chúng vào tranh ảnh. Hình ảnh hàm chứa những câu chữ thường không được đưa vào kết quả tìm kiếm.
Nếu việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là 1 chiến thuật bạn luôn muốn hướng tới, vậy hãy luôn chắc chắn rằng website của bạn được xây dựng dựa trên tiêu chí này.

3. Họ đã lên kế hoạch để thay đổi và lớn mạnh như thế nào?

1 trong những bài học đau đầu nhất cần phải học chính là làm sao khi xây dựng trang web trong ngày hôm nay mà nó vẫn có điều kiện để vào ngày mai. Bỗng dưng bạn được biết là cần phải bắt đầu mọi thứ từ đầu chính là điều mà tất cả các nhà kinh doanh đều sợ hãi. Vậy trước khi bắt đầu, hãy tự hỏi: “Công nghệ mà bạn đang sử dụng có cho phép sản phẩm này lớn mạnh hoặc thêm nhiều chức năng khác không?” Bạn có thể còn muốn nhiều hơn nữa và còn suy nghĩ cả về những công cụ sẽ cần phải thêm sau này. Bạn cũng có thể để nghị người trang trí và thiết kế web cung cấp những danh sách công cụ cần thiết mà họ có dành cho những trang web tương tự của bạn. Điều này cho phép bạn không những có thể tìm hiểu được những công nghệ của đối thủ, mở mang đầu óc chính bản thân bạn, mà còn xúc tiến những ý tưởng của bạn.

4. Làm cách nào để họ kiểm tra công việc của mình?

Như tôi đã để cập bên trên, không phải tất cả khách hàng đều dùng chung 1 loại công nghệ. Nhưng để chắc chắn  rằng mọi việc được tổ chức đúng đắn, nhà thiết kế web sẽ cần phải kiểm tra lại công trình của mình. Vấn đề này có vẻ tầm thường, nhưng bạn sẽ thật ngạc nhiên khi biết rằng có bao nhiêu công ty chuyên kiểm tra lại những công cụ lướt web. Tôi khuyên bạn nên hỏi 1 cách chắc chắn về công cụ lướt web và những phiên bản họ đã sử dụng trong tiến trình nghiên cứu. Nếu bạn đang phát triển 1 hệ thống mạng xã hội, 1 cộng đồng trực tuyến hoặc trang web giao dịch điện tử, việc test lại là vô cùng quan trọng đối với sự thành công của bạn. Những cổng giao dịch an toàn cần phải được kiểm tra ngoài thực nghiệm. Và phải bảo đảm rằng những gì bạn làm được những gì mình đã công bố và giải quyết được tất cả mọi tình huống sau khi trang web đi vào hoạt động.

5.Làm cách nào để họ giải quyết các yêu cầu trợ giúp.

Sau khi 1 trang web chính thức được vận hành, những sai sót kỹ thuật phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Câu hỏi bạn muốn trả lời trước khi đặt bút ký vào bản hợp đồng chính là làm cách nào để có thể giải quyết vấn đề hỗ trợ kỹ thuật và sửa lỗi cho trang web? Mỗi công ty đều có cách giải quyết của riêng mình, vì vậy hãy thật cẩn thận vào cách mà họ cam kết.
Xây dựng 1 trang web phụ thuộc vào mục đích bạn muốn, điều đó có vẻ rất giống như chơi trò chơi xếp hình. Chìa khó của thành công chính là tìm ra được đối tác thích hợp, những người hiểu được miếng ghép tiếp theo bạn cần cho công ty mình là gì.
Jennifer Shaheen, chuyên gia về tiếp thị điện tử và công nghệ, có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc với những doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa trong việc phát triển tranh web và tiếp thị điện tử. Bạn cần phải học nhiều hơn về bà bằng cách tham quan trang web, TechnologyTherapy.com
(Thanh Bình - vnBrand
Dịch từ Entrepreneur)

Những doanh nhân Việt thành công năm 2009

doanh-nhan-viet-2009Kết thúc năm 2009, Top 10 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với một năm trước.
Điều đặc biệt là cho dù 2009 là một năm đầy khó khăn nhưng tổng tài sản của những người có tên trong Top 10 vẫn tăng rất cao. Nói cách khác, đó là những người phát tài nhất trong năm qua, theo cách có thể đo đếm được.

Đổi ngôi

Trong vòng một năm qua, vị trí cao nhất trong bảng tổng sắp Những người giàu nhất trên TTCK luôn thuộc về ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG).
Thế nhưng, vào những ngày cuối năm 2009 này, vị trí số một đó đã thuộc về ông Đặng Thành Tâm - ông chủ của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn (SGI) - người đang nắm giữ rất nhiều cổ phiếu (CP) của hàng loạt công ty niêm yết trên TTCK. Ông Đoàn Nguyên Đức xuống vị trí thứ 2.
Ông Đặng Thành Tâm không phải là một gương mặt mới vì ông đã từng giữ ngôi quán quân trong bảng tổng sắp này hồi năm 2007.
Sự trở lại của ông Tâm không khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi ngày 17.12 vừa rồi, Công ty CP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), một công ty thành viên thuộc SGI đã chính thức niêm yết CP lên giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội. SQC có  vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng và là một trong số không nhiều công ty đang có giá trị vốn hóa thị trường lớn (14.000 tỉ đồng) trên sàn Hà Nội. Sự kiện này đã giúp ông Tâm tạo nên cuộc bứt phá, giành vị trí đầu tiên trên bảng tổng sắp.
Hiện ông Tâm đang nắm giữ 11,6 triệu CP CTCP Tập đoàn Tân Tạo (ITA), 67,5 triệu CP CTCP Kinh Bắc (KBC), 15,9 triệu CP CTCP viễn thông Sài Gòn (SGT) và 60 triệu CP SQC. Tính theo thị giá ngày 30.12, tổng tài sản ông Tâm sở hữu trên sàn chứng khoán là hơn 13.220 tỉ đồng. Đây là một sự gia tăng đáng kể vì  năm 2008, tổng số CP ông Tâm nắm giữ trị giá chỉ hơn 3.280 tỉ đồng.
* Điều bất ngờ nhất trong danh sách 10 người giàu nhất TTCK 2009 là không còn những doanh nhân quen thuộc của ngành tài chính ngân hàng như ở STB, ACB,... hay một số gương mặt khác ở CTCP FPT, CTCP Nam Việt (ANV). Trong khi đây là những người chiếm số lượng áp đảo trong danh sách nhiều năm liền trước đó.
* Trong năm qua, TTCK có thêm một số doanh nghiệp lớn niêm yết, danh sách những người giàu trên TTCK cũng xuất hiện thêm một số nhân vật mới như ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch CTCP Hùng Vương; bà Nguyễn Hoàng Yến (thành viên HĐQT Masan Group) và ông Hồ Hùng Anh (Phó chủ tịch HĐQT Masan Group đồng thời là Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Techcombank)...
Giá trị CP của ông Tâm hiện nay nhỉnh hơn giá trị CP HAG mà ông Đoàn Nguyên Đức nắm giữ. Ở thời điểm giá CP HAG là 132.000 đồng/CP (giữa tháng 10.2009), giá trị CP của ông Đức khoảng 13.000 tỉ đồng.
Ông Đặng Thành Tâm nghĩ gì về con số 13.220 tỉ đồng? Ông Tâm cho rằng, số tiền đó chỉ là tiền ảo vì chưa bao giờ ông bán ra số CP mình đang nắm giữ. Với chuỗi những dự án lớn trải dài trong cả nước, chủ yếu là bất động sản, khu công nghiệp và khai thác khoáng sản đang hoạt động hiệu quả, tổng vốn của các công ty mà ông Tâm nắm giữ đang có trị giá lên đến khoảng 2 tỉ USD. Trong năm 2010, Ngân hàng Nam Việt (Navibank) và Ngân hàng Miền Tây (Westernbank), cũng là thành viên của SGI sẽ chính thức giao dịch trên hai sàn chứng khoán. Hiện nay Navibank đã được chấp thuận niêm yết trên sàn Hà Nội, còn Westernbank được chấp thuận niêm yết trên sàn TP.HCM. Khi đó, vị trí quán quân của ông Tâm càng được khẳng định chắc chắn hơn nữa.
Hai vị trí thứ 3 và thứ 4 trong danh sách này vẫn là hai gương mặt cũ gồm ông Phạm Nhật Vượng - thành viên HĐQT CTCP Vincom (VIC), và ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Bên cạnh đó, những người còn trụ lại gồm ông Nguyễn Duy Hưng - Tổng giám đốc CTCP chứng khoán Sài Gòn (SSI) và ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG).
Trong số những gương mặt mới nổi lên trong Top 10 người giàu hiện nay có bà Nguyễn Thị Kim Xuân. Bà Xuân đang sở hữu rất nhiều CP ở 3 công ty gồm KBC, SGT và SQC với tổng trị giá hơn 2.567 tỉ đồng, đứng ở vị trí thứ 5. Tuy lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách này nhưng nhiều người cũng không thấy lạ nếu biết rằng bà Xuân chính là chị vợ ông Đặng Thành Tâm. Sự tăng tốc này có được là do trong năm 2009, bà Xuân đã thực hiện mua vào một lượng lớn CP  KBC và SGT. Người đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng tổng sắp cũng thuộc gia đình họ Đặng là bà Đặng Thị Hoàng Phượng - em gái ông Tâm. Số CP bà Phượng nắm giữ tại các công ty tương tự như ông Tâm trị giá lên đến 1.631 tỉ đồng. Bà Phượng hiện là Chủ tịch HĐQT của CTCP khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn vừa lên sàn đồng thời là Tổng giám đốc của SGT.
Một gương mặt nữ cũng lần đầu xuất hiện trong danh sách 10 người là bà Phạm Thu Hương - vợ của ông Phạm Nhật Vượng với số CP đang nắm giữ tại hai công ty Vincom và Vinpearl trị giá khoảng 1.329 tỉ đồng. Bà Hương ít được bên ngoài biết đến do không nắm bất cứ chức vụ gì ở hai công ty này.

Tài sản gia tăng

Tổng tài sản của Top 10 người giàu trên sàn chứng khoán hiện nay đạt gần 40.000 tỉ đồng, cao hơn khá nhiều so tổng tài sản của 10 người giàu nhất trên TTCK năm 2007 là 27.488 tỉ đồng.
Sự phát tài này gây bất ngờ cho hầu hết những người quan tâm bởi chỉ số VN-Index cuối năm 2007 lên đến 927,02 điểm, cao gấp đôi so với hiện nay là 495,36 điểm. Số tài sản của 10 người trong danh sách này bằng tài sản của 100 người trong danh sách năm 2008 cộng lại. Điều này chứng tỏ tài sản bằng CP của từng người đã gia tăng đáng kể. Ngoài ông Đặng Thành Tâm có sự tăng tốc mạnh mẽ về số lượng CP khi có thêm các công ty con lên sàn thì số lượng CP của bầu Đức cũng đã gia tăng 50%, giá trị CP HAG ông đang sở hữu đạt hơn 11.292 tỉ đồng (cuối năm 2008 là giá hơn 6.000 tỉ đồng). Ông Phạm Nhật Vượng cũng có thêm gần 36 triệu CP VIC trong đợt tăng vốn mới đây, nâng tổng giá trị đạt gần 9.000 tỉ đồng (cuối năm 2008 là 5.225 tỉ đồng)...
Sự trồi sụt của giá CP đã khiến cho giá trị tài sản của nhiều người trong bảng tổng sắp năm qua thay đổi khá mạnh. Chẳng hạn vào giữa tháng 10 vừa qua, tổng số CP của ông Lê Phước Vũ đạt giá trị hơn 1.600 tỉ đồng, nay chỉ còn khoảng 1.200 tỉ đồng. Hay giá trị CP của bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) - hiện nay cũng bị giảm đi gần 200 tỉ đồng so với giữa tháng 10 vừa qua...
Theo kế hoạch, từ nay đến hết quý 1/2010, sẽ có nhiều doanh nghiệp niêm yết phát hành thêm CP để thưởng và trả cổ tức như HPG trả cổ tức năm 2009 theo tỷ lệ 40% bằng CP và thưởng 10% bằng CP; HSG thưởng 10% và trả cổ tức 10% bằng CP; SSI phát hành CP thưởng tỷ lệ 1:1; VIC phát hành CP để tăng vốn theo tỷ lệ 1.000:803... Khi đó, tài sản bằng CP của những doanh nhân giàu có này sẽ càng tăng theo cấp số nhân. Đó là chưa kể dự báo VN-Index cuối năm 2010 nhiều khả năng sẽ còn tăng cao hơn.
Trị giá tài sản của Top 10 tính theo giá CP ngày 30.12.2009
top-2009

(Nguyễn Trường -
Theo Thanh Niên)

Bài học chiến lược đại dương xanh

Thương trường trong “Chiến lược đại dương xanh” không phải là nơi diễn ra sự cạnh tranh đối đầu khốc liệt, mà là sự cạnh tranh bằng trí tuệ, tạo ra những điều chưa ai làm hoặc nghĩ đến.


Bạn không thể mong đợi khả năng cạnh tranh tuyệt vời cho họat động kinh doanh của mình nếu không có những cách thức thông minh để họat động kinh doanh gây được sự chú ý trên Internet. Bài viết xin trích những doanh nghiệp đã áp dụng thành công chiến lược đại dương xanh trên thế giới.

XÂY DỰNG QUAN HỆ KHÁCH HÀNG

Khi cố gắng hết sức để đẩy mạnh doanh số bán hàng, Mark Bitterman, chủ 1 cửa hàng thực phẩm, biết rằng các kỹ thuật quảng cáo truyền thống là hoàn toàn chưa đủ. Trong khi tìm kiếm các khách hàng triển vọng mới, thay vì tập trung cải thiện nội dung trang web để đẩy mạnh sự chú ý của mọi người, Bitterman đã mạo hiểm tạo ra 1 blog giải trí, chứa đựng nhiều thông tin và hết sức lôi cuốn với tên gọi “Salt News”. Và hiệu quả thật bất ngờ, rất nhiều người trong đó có các phóng viên bị cuốn hút bởi những nét độc đáo trong blog. Bitterman nhờ vận có thêm lượng khách hàng mới từ đây.
Thống kê của công ty nghiên cứu Forrester cho thấy, 42% số người mua hàng qua mạng tại Mỹ cho biết lần mua hàng gần đây nhất của họ là vì họ có ấn tượng tốt từ trước đó với các website bán hàng này.
Do vậy, tận dụng Internet nhằm củng cố mối quan hệ thân thiết với khách hàng là cách thức hết sức hữu hiệu giúp doanh nghiệp của bạn vượt lên các đối thủ khác, tạo dựng đại dương xanh cho doanh nghiệp mình.

HƯỚNG VÀO THỊ TRƯỜNG KHE

Với những thị trường phổ biến đã có nhiều tên tuổi lớn chiếm lĩnh, doanh nghiệp thường khó có thể thâm nhập và tồn tại, vì vậy bạn nên tìm riêng cho mình một thị trường đặc biệt và cung cấp cho khách hàng đềiu gì đó khác biệt.
Texbookhound.com là một ví dụ tiêu biểu trong việc tìm đúng thị trường khe.
Công ty này cung cấp dịch vụ so sánh giá cả các loại sách giáo khoa dành cho giới học sinh, sinh viên. Không như dịch vụ tìm kiếm mua sắm khác, công cụ tìm kiếm của Texbookhound.com cho phép sinh viên gõ vào tìm nhiều loại sách khác nhau cùng lúc. Người sáng lập công ty Philip Kaskawits và đồng sự của mình đã lập kế hoạch phối hợp với các nhà trường để cho phép các giáo sư liệt kê lịch trình các môn học, bài giảng của họ trên website, để giúp sinh viên tìm kiếm sách dễ dàng hơn. Kaskawits nói: “Chúng tôi tạo ưu thế hơn hẳn cho khách hàng. Họ sẽ không phải tìm kiếm lâu. Bí quyết thành công của chúng tôi là biết tìm đúng thị trường khe, tạo sự khác biệt, và làm tốt hơn bất kỳ đối thủ nào”. Hãy nhắm vào các đối tượng khách hàng “đặc biệt” và nỗ lực phục vụ. Đây chính là cách tiếp cận “ đừng cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại, hãy tạo ra một thị trường không có cạnh tranh” trong chiến lược đại dương xanh.

ĐẤU GIÁ TRÊN MẠNG

Tại sao bạn không tham gia vào thị trường đấu giá đang sôi động trên mạng? Có 3 từ quan trọng nhất là: quan sát, quan sát và quan sát. Sue Rothberg, nhà phân tích đấu giá cấp cao của Gomez.com cho biết: “Mô hình kinh doanh chi phí thấp nhất cho những người mới khởi nghiệp là kết nối với những đại gia như eBay, Yahoo! Hay Amazon. Nên tìm cách gắn họat động của mình trên những website đông người truy cập này, điều đó sẽ cho phép bạn xây dựng một thương hiệu và một cơ sở khách hàng mà không cần thực hiện marketing nhiều”.
Doanh nhân Richard Birnbaum, 43 tuổi, chủ sở hữu một công ty bán buôn trang phục, có khá nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Ông đã tăng gấp đôi doanh số bán hàng kể từ khi đưa danh mục hàng trong website chuyên kinh doanh trang phục của mình Wearamerican.com lên trang eBay. Ông tiết lộ: “Không ở đâu quảng cáo rẻ như eBay”.
Xây dựng cho mình những chương trình đấu giá hấp dẫn, sôi động, độc đáo cũng là thách thức thu hút một lượng không nhỏ khách hàng đến với bạn, Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

ĐỘC ĐÁO HÓA SẢN PHẨM

Theo tính toán của Rodney Blackwell, một doanh nhân đang vân hành một vài trang web tại California thì hiện nay có tới hơn 1500 trang web bán áo phông trên mạng. Ngay từ đầu năm 2004, khi bắt đầu tiến hành mở dịch vụ TMĐT, Blackwell đã phát hiện ra sự hiện diện của hơn 500 trang web bán áo phông trước khi thị trường này trở nên tăng đột biến. “Rất nhiều người muốn trang web bán áo phông của họ hiện trong danh mục của tôi. Nhiều đến nỗi tôi phải lờ đi và thu phí mỗi địa chỉ là 19,95 USD”, Blackwell nói. Anh cho biết, hàng tháng anh phải bổ sung thêm 6 trang web vào danh mục của mình (Tshirtcount-down.com), qua đó khách hàng có thể đặt mua hàng và bình chọn chiếc áo phông tốt nhất, được người tiêu dung ưa thích nhất.
CollegeHumor.com, một trang web chuyên kinh doanh những chú hề ngộ nghĩnh cũng đã bắt đầu chào bán những chiếc áo phông với hàng chữ: “Chiếc áo khoác của tôi có cổ cồn hẳn hoi nhé”, “Ashton sẽ làm gì”…và hàng tá những lời nói ngộ nghĩnh khác. “Một năm trước mọi thứ có vẻ khó khăn, còn bây giờ việc thì việc bán áo phông trở thành con đường rộng mở để kiếm tiền trên Internet,” anh Josh Abramson, một trong những nhà thiết kế trang web này nói.
Hiện nay, một trong những “chiêu” thu hút khách hàng của Blackwell – chiếc áo phông vói dòng chữ “ không được ngủ, nếu không gã hề sẽ ăn thịt tôi…” – được xếp hạng 5 trong danh sách bình chọn của khách hàng. Còn trang ihateclowns.com (có nghĩa là “tôi ghét bọn hề”) của Blackwell là một trang web được trang trí công phu mang cái tên miêu tả đúng với triết lý của nó. Blackwell cho biết, trang web này đã tồn tại được 9 năm nay mà chi phí nó được trang trải bằng tiên bán 9000 chiếc áo/tháng với giá 15 USD/chiếc. Như vậy, việc áp dụng chiến lược đại dương xanh sẽ giúp doanh nghiệp tạo được điểm nổi bật, sự khác biệt đến từ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Qua đó cải thiện khả năng cạnh tranh, sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong một thị trường đã nhuôm “đỏ” như hiện nay.
Mới đây, hang CBRE đã đưa ra dự báo thị trường bán lẻ của nước ta có thẻ đạt tới 53 tỷ USD vào năm 2010 so với 37.5 tỷ USD của năm 2006. Điều này mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển của TMĐT nói chung và khả năng khai thác miếng bánh khổng lồ này nếu bạn biết cách tận dụng.

Theo VEC

Quảng bá chiến dịch Online Marketing

Quảng bá chiến dịch Online Marketing Khi đã có một không gian riêng trên Internet, bạn cần quảng bá để khách hàng mục tiêu biết đến chiến dịch online marketing của mình. Đặt banner trên các báo điện tử, đưa video clip lên YouTube để chia sẻ với cộng đồng, nhờ các “hot” blogger viết bài giới thiệu…

Có rất nhiều công cụ quảng bá khác nhau trên Internet mà marketer có thể lựa chọn. Nhưng làm thế nào để các công cụ phát huy hiệu quả thể hiện ở việc lôi kéo được nhiều khách hàng mục tiêu đến với chiến dịch là câu hỏi mà không phải marketer nào cũng có thể trả lời.

I - Blogging - Tận dụng sức mạnh của quyền lực thứ năm
Ra đời sau báo hình, báo in, báo tiếng, báo điện tử nhưng blog đang nhanh chóng vươn lên trở thành quyền lực thứ năm trong giới truyền thông.

Một câu chuyện có thực tại Malaysia

Ngày 20.6.2008, Kenny Sia, blogger nổi tiếng nhất tại Malaysia than phiền về chất lượng thức ăn phục vụ trên chuyến bay của Hãng hàng không Air Asia trên blog của mình kèm theo hình minh họa. Ngay trong ngày, độc giả trên blog của Kenny đã viết hơn 20 trang A4 phê bình chất lượng thức ăn của Air Asia. Một tuần sau đó, Kenny nhận được lời mời của Air Asia tham dự buổi ra mắt thực đơn mới cho chuyến bay. Một chút do dự, nhưng rồi Kenny quyết định tham gia sự kiện này. Hình thức trình bày, mùi vị của món ăn mới gây ấn tượng tốt cho Kenny. Ngay sau chương trình, đích thân Tony Fernandes - Chủ tịch Tập đoàn Air Asia đã gọi điện thoại cảm ơn sự có mặt của Kenny. Khi trở về nhà, anh đã viết lại trên blog những ấn tượng của mình về cuộc trải nghiệm sản phẩm và đăng tải toàn bộ hình ảnh cùng minh chứng về cuộc điện thoại của Tony. Lần này, độc giả của Kenny đã đưa ra hơn 223 lời bình tích cực.

Blogging - gắn thương hiệu với “hot“ blogger

Sử dụng “hot” blogger để quảng bá sản phẩm hay đánh bóng tên tuổi của một thương hiệu đã xuất hiện ở Việt Nam khoảng ba năm nay, cùng với sự phát triển của Yahoo!360. Người tiêu dùng thường tin những người họ quen biết hay những tên tuổi lớn trong thế giới blog(hot blogger) hơn là những quảng cáo trên báo hay tivi. Blogging là một hình thức quảng bá có mức độ tin cậy cao, một dạng marketing truyền miệng online. Doanh nghiệp có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu nhờ tính cộng đồng của blog, tạo độ phủ cũng như sức lan tỏa mạnh mẽ vì blogger là những người năng động và rất tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng như , mạng xã hội… Và có thể nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng.

“Công thức” truyền miệng hiệu quả trên blog

Câu chuyện trên đây cũng cho thấy rõ sử dụng hot blogger cũng có những thách thức nhất định. Sử dụng đúng cách thì tạo ra hiệu quả, ngược lại có thể phản tác dụng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của doanh nghiệp.

1. Chọn đúng “những người có ảnh hưởng” (Influencer): Đây là phần quan trọng nhất của toàn chiến dịch liên quan đến việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tùy theo quy mô, đặc tính sản phẩm, thông điệp mà có thể chọn nhiều dạng blogger khác nhau, có thể nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, hoặc có thể là ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, tất cả những người này đều phải có liên quan đếnthương hiệu, thông điệp sản phẩm và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với cộng đồng blogger mà nhãn hàng đang hướng tới. Tầm ảnh hưởng của blogger được xác định dựa trên chất lượng bài viết, số lượng lời bình và danh sách bạn bè của họ.
2. Truyền đạt tinh thần của sản phẩm, thông điệp: Chỉ khi cảm nhận được cái “hồn” và thông điệp của sản phẩm, thì các blogger mới có thể giới thiệu một cách rõ ràng, cuốn hút và tự nhiên. Vì thế, hãy phân tích cho họ hiểu rõ đặc điểm của sản phẩm, nhất là các điểm mạnh, khuyến khích họ đối thoại, chất vấn và trải nghiệm để yêu thích sản phẩm thật sự và trở thành “đại sứ” của thương hiệu, chứ không đơn thuần là một người đưa tin.
3. Kiểm soát chất lượng của bài viết: Doanh nghiệp hay các công ty Quảng cáo không thể viết thay cho blogger vì sẽ làm mất tính tự nhiên và làm giảm sức hấp dẫn của blog. Thay vào đó, hãy đảm bảo quyền lợi của nhãn hàng bằng cách đánh giá và chỉnh sửa những đại ý mà blogger đưa ra trước khi viết. Sau khi thống nhất, để cho họ tự do thể hiện bằng ngôn ngữ và phong cách của mình trên cơ sở khuyến khích người khác nghĩ tốt về sản phẩm.
 
4. Kết hợp với các công cụ online khác: Quảng bá bằng blog nên kết hợp với các công cụ online mang tính cộng đồng và tương tác cao như chat, diễn đàn, mạng xã hội… để tạo độ phủ và gia tăng sức ảnh hưởng của chiến dịch.
5. Thu nhận và đánh giá phản hồi: Các công ty nên có những đánh giá định kỳ về phản hồi của người tiêu dùng qua những suy nghĩ, ý kiến trên diễn đàn, chat, lời bình trên blog, mạng xã hội… do các hot blogger báo cáo về để có những điều chỉnh thích hợp.

6. Duy trì mối quan hệ với blogger: Các hot blogger, những người đã có cơ hội trải nghiệm với sản phẩm và gắn bó với bạn trong một thời gian có thể sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong các lần tung sản phẩm hoặc chiến dịch khác. Trong mỗi sự kiện liên quan đến thương hiệu, bên cạnh danh sách khách mời báo chí, đừng quên gửi thiệp mời cho những hot blogger có sức ảnh hưởng tới thương hiệu. Hãy xây dựng mối quan hệ và giữ liên lạc với họ để triển khai các chiến dịch tiếp theo.

II - Brand widget - sức mạnh công nghệ và sự sáng tạo

Trong chiến dịch marketing cho gói sản phẩm quần jeans và giày dép mới đây, Levi’s đã tung ra một widget gồm các slide mô tả sản phẩm, kèm theo những đoạn nhạc để tăng sự thu hút với những phụ nữ thành thị và một mẩu giấy điện tử có thể chỉnh sửa để người dùng để lại tin nhắn hay thông báo nơi họ sẽ đến mua hàng. Kết quả, sản phẩm đã được bán hết chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.

Quảng bá thương hiệu bằng widget


Widget là một mẩu (box) nội dung di động có mã số có thể được cài đặt và hoạt động trong bất kỳ đoạn mã HTML riêng lẻ trên trang web, trang chủ cá nhân, màn hình vi tính, blog hoặc mạng xã hội của người sử dụng cuối mà không cần biên dịch. Widget thường tồn tại dưới dạng DHTML, JavaScript, hoặc Adobe Flash và làm việc như một chương trình hoặc ứng dụng mini. Widget thường bao gồm tin tức, thời tiết, đồng hồ, game...

Quảng bá thương hiệu bằng widget là cách tạo ra một chương trình có những ứng dụng hữu ích liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để thu hút người sử dụng tải về máy tính, trang Web, blog, mạng xã hội… Widget nhận được sự tin tưởng rất cao của người dùng Internet vì nó được chính họ lựa chọn và chủ động tải về, công cụ này cũng tạo sự tương tác thường xuyên với khách hàng khi hiện trên màn hình máy tính của họ mỗi ngày và có sức lan tỏa lớn vì có thể được chia sẻ với nhiều người.

Bí quyết tạo một widget hiệu quả

Để đạt được hiệu quả, những widget quảng bá thương hiệu phải lôi kéo được nhiều người dùng sử dụng thường xuyên, có những ứng dụng phổ biến và nhất là đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Muốn vậy, các marketer cần lưu ý:

1. Đem lại giá trị cho người dùng: Widget phải có những yếu tố giải trí (game, đố vui, những đoạn quảng cáo phim...), gia tăng sức ảnh hưởng của người sử dụng với cộng đồng qua việc để họ thể hiện bản thân theo những cách mới lạ như cá nhân hóa các slide, nâng cấp chủ đề tin nhắn, tạo playlist trong MP3… đồng thời phải thường xuyên tăng thêm những đặc điểm mới để lôi cuốn người dùng quay trở lại.

2. Đơn giản, tập trung và có liên quan: Bạn cần tạo ra một vài ứng dụng chính làm nổi bật thông điệp mà vẫn có đủ sức thu hút chỉ với vài cú click chuột.

3. Gia nhập vào những trang web quyền lực: Các mạng xã hội như MySpace hay Facebook đều có chính sách mở các platform cho những nhà phát triển widget. Bạn có thể tận dụng cơ hội này để quảng bá thương hiệu với các thành viên trong mạng xã hội và bạn bè của họ qua việc cho phép người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ nội dung.
4. Tối ưu hóa mức độ sử dụng: Những widget được cài đặt đều gửi về một file có mã số riêng, vì thế có thể nhanh chóng nhận được phản hồi và phát triển nội dung theo nhu cầu của người dùng. Bạn cũng có thể linh động trong việc điều chỉnh ngân sách và chiến lược để trở thành kênh quảng bá tốt nhất.

5. Lên kế hoạch cho những chiến dịch tiếp theo: Khi chiến dịch kết thúc, thay vì bỏ mặc nội dung gốc của một widget, bạn có thể duy trì cho một chiến dịch tiếp theo bằng cách tạo ra nội dung mới dựa trên phản hồi của người dùng.

6. Bắt kịp hành vi của người sử dụng: Xu hướng trong giao tiếp và tự thể hiện của cộng đồng mạng đang có nhiều thay đổi như gửi tin nhắn nhiều hơn email và các tin nhắn xuất phát từ profile trong mạng xã hội ... Do đó, bạn phải tạo ra các widget phù hợp với những hành vi mới của người dùng để tăng tính cạnh tranh. Các thương hiệu thất bại trong việc tương tác với người dùng có thể là do không tạo mối quan hệ với những người có sức ảnh hưởng lớn, hoặc để cho các đối thủ cạnh tranh có được mối quan hệ với họ.

III - Email marketing - khó nhưng không phải là không thể

38% số người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 18-30 có sử dụng email, con số này ở độ tuổi 41-50 là 34%. Theo nghiên cứu của AC Nielsen 2008, email đứng thứ tư trong các hoạt động được sử dụng nhiều nhất trên Internet. Đặc biệt ở TP.HCM, mức độ sử dụng email hàng ngày và thường xuyên chiếm đến 73% (theo nghiên cứu của FTA 2008). Những con số trên khiến các marketer không thể bỏ qua công cụ quảng bá đầy tiềm năng: Email marketing.

Lợi thế của email marketing

Chỉ trong tích tắc có thể chuyển cùng một thông điệp tới hàng trăm ngàn người với chi phí chỉ bằng 1/5, thậm chí chỉ 1/10 so với gửi thư thông thường; nội dung sống động với hình ảnh, âm thanh, video… mà không tốn chi phí in ấn, xuất bản, lại dễ dàng cập nhật, chỉnh sửa; có thể đo lường hiệu quả và nhanh chóng nhận được phản hồi từ khách hàng… Đó là những ưu điểm mà email marketing có thể tạo ra cho chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với việc phát triển email marketing là nỗi lo ngại bị xem là hình thức “spam” hộp thư của khách hàng.

Thực hiện email marketing hiệu quả

Email marketing có tạo ra được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào phương pháp và quá trình thực hiện của các doanh nghiệp, trong đó có năm vấn đề đáng chú ý sau:

1. Đúng người: quan trọng nhất trong việc sử dụng email marketing là có một danh sách khách hàng mục tiêu đồng ý nhận email. Danh sách này có thể được tạo ra bằng những mẫu đăng ký thành viên trên trang web, tổ chức sự kiện online/offline… Đây chính là những người có quan tâm đến sản phẩm, thương hiệu nên tỉ lệ nhận và mở email sẽ rất cao.

2. Đúng nội dung: Các nhà cung cấp dịch vụ email đều có hệ thống chấm điểm “spam” như cách thể hiện tiêu đề, sự liên quan giữa tiêu đề và nội dung, dung lượng hình trong một email… Nếu người dùng nắm rõ các quy tắc này sẽ thiết kế được một email “hợp pháp”. Cũng cần đăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ để nhận thông báo khi email bị coi là phiền nhiễu, nhanh chóng đưa email của các khách hàng này ra khỏi danh sách. Để tạo nội dung hấp dẫn, email mẫu nên được thiết kế có độ rộng dưới 500 pixel, tựa đề dưới 35 ký tự và không nên sử dụng tiếng Việt có dấu, để thông điệp chính bên tay trái và nên có những văn bản thay thế cho hình ảnh vì một số công cụ như Microsofr Outlook có tính năng chặn hình ảnh. Điều quan trọng là nội dung nên được thiết kế động và cá nhân hóa.

3. Đúng thời điểm: Tìm hiểu thói quen của đối tượng để email có cơ hội được mở ra nhiều nhất. Email cho doanh nghiệp nên gửi vào ban ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu, email cho người tiêu dùng thì nên gửi vào thứ Hai hoặc thứ Năm là lúc người ta sử dụng email nhiều nhất.

4. Đúng tần suất: Những email có cùng một nội dung chỉ nên gửi 2-4 lần/tháng cho cùng một đối tượng. Ít hơn số này thì chưa tạo ra độ nhận biết còn nhiều hơn thì sẽ gây phản cảm.

5. Đúng kênh truyền thông: Email khi kết hợp với các công cụ khác sẽ tạo được hiệu quả rất cao như kết hợp với direct mail (dùng email để thông báo trước rồi gửi thư trực tiếp đến những người có phản hồi với email thì cơ hội sẽ cao hơn do đã chọn được đối tượng có quan tâm đến chương trình).

Để đo lường hiệu quả và có những thay đổi thích hợp, doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các báo cáo về: tổng số email được gửi đi, tỉ lệ email bị trả về, tỉ lệ email bị từ chối, tỉ lệ email được mở, mở như thế nào, ở đâu, tỉ lệ click đường dẫn… Những thông số cơ bản như tỉ lệ trả về, tỉ lệ từ chối và phản hồi doanh nghiệp có thể tự làm, nhưng để tính được tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) thông thường sẽ phải nhờ đến agency.
IV - SEM: cuộc chiến giành vị trí dẫn đầu
Theo nghiên cứu của FTA, hầu hết những người sử dụng Internet ở cả hai nhóm 17-24 và 25-30 tuổi đều có sử dụng công cụ tìm kiếm trong ba tháng qua, trong số đó có hơn 50% sử dụng ít nhất một lần/ngày. Tìm kiếm thông tin đứng thứ hai trong số những lý do truy cập Internet (chỉ sau đọc tin tức).
 
quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing - SEM) là phương pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách đưa trang web của doanh nghiệp hiển thị ở những vị trí đầu tiên trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN... Theo ông Chandler Nguyễn, chuyên gia SEM Công ty DGM, đây là hình thức Quảng cáo hiệu quả trong bối cảnh suy thoái hiện nay, vì tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong việc thu hút khách hàng đến mua hàng tại trang Web hay cửa hàng, dễ dàng kiểm soát, đánh giá tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư một cách chính xác, minh bạch.

Phương pháp quảng cáo này có hai hình thức: Pay Per Click - Trả tiền theo click và Search Engine Optimization (SEO) - Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Tại thị trường Việt Nam hay một số nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, nhiều người làm tiếp thị thường hiểu nhầm SEM chỉ bao gồm Pay Per Click còn SEO là một mảng riêng. Chính vì vậy khi lập kế hoạch hoặc phê duyệt chiến lược quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm, họ thường bỏ qua SEO.

Pay Per Click - Cơ hội sau mỗi cú click chuột

Pay Per Click (hay còn gọi là Paid Search) là cách hiển thị thông điệp quảng cáo trên phần liên kết được tài trợ (Sponsored Links) trong trang kết quả tìm kiếm của Google, Yahoo… khi người tiêu dùng tìm kiếm những từ khóa có liên quan. Doanh nghiệp sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi click và trả tiền cho mỗi lần công cụ tìm kiếm hướng khách hàng tới trang web. Càng có nhiều người truy cập trang web, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong việc bán hàng và xây dựng thương hiệu. Đồng thời có thể giảm chi phí quảng cáo vì các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google có chính sách thưởng cho khách hàng có những quảng cáo chất lượng, được nhiều người truy cập nhằm đem đến cho người dùng những kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý vì nếu chọn một từ khóa quá phổ biến, có thể bạn sẽ nhận được nhiều tìm kiếm nhưng đó không thật sự là những khách hàng tiềm năng và bạn sẽ phải trả một mức phí rất lớn.

Làm thế nào để có được một chiến dịch Pay Per Click hiệu quả?


1. Xây dựng một chiến lược quảng cáo dài hơi. Các doanh nghiệp và cả agency truyền thống cần nhận ra rằng người dùng Internet liên tục tìm kiếm thông tin trên mạng 365 ngày/năm. Sẽ là rất lãng phí nếu doanh nghiệp xây dựng chiến dịch Pay Per Click giống như chạy quảng cáo banner, rầm rộ xuất hiện rồi lại nhanh chóng kết thúc trong một thời gian ngắn. Họ cũng sẽ mất dấu trên thị trường, mất điểm và khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ.
2. Thực hiện chiến dịch với một số bước cơ bản sau. Phân tích từ khóa, kiểm tra, đánh giá trang web và tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng thông điệp quảng cáo, đưa chiến dịch lên các công cụ tìm kiếm bằng cách đặt giá cho từ khóa.

3. Đo lường và đánh giá kết quả hàng tháng. Mỗi công ty đều có những đặc thù riêng và cần báo cáo những thông số riêng. Một số thông số cơ bản cần nắm được là: số lần hiển thị quảng cáo, số lần click chuột, tỉ lệ click, giá mỗi lần click, số lượng giao dịch kinh doanh thu được, tỉ lệ chuyển đổi... Khi thu thập báo cáo, cần so sánh kết quả từ các hoạt động quảng cáo khác nhau theo thời gian để từ đó biết được hoạt động nào có hiệu quả hơn đồng thời nắm bắt được những thay đổi theo thời vụ trong năm.

4. Tối ưu hóa chiến dịch dựa vào các báo cáo.Báo cáo sẽ trở nên vô ích nếu không biết nhận xét và áp dụng những thông tin thu thập được để tối ưu hóa chiến dịch. Phần lớn các khách hàng gặp phải tình trạng là có trong tay một kết quả báo cáo rất đẹp mắt bằng Excel hay Powerpoint, tuy nhiên doanh nghiệp hay agency không biết phải làm gì với báo cáo này, không biết liên hệ những con số trên báo cáo với các mục đích kinh doanh của mình.

SEO - thủ thuật tăng hạng trang web
SEO là quá trình tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm nhằm nâng cao vị trí của trang web trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google, Yahoo… khi người tiêu dùng đánh vào một từ khóa có liên quan. Doanh nghiệp không cần trả phí nếu xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm tự nhiên nên một trang web được tối ưu hóa sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi chạy Pay Per Click do các công cụ tìm kiếm đưa vào khái niệm Quality Score (Google) hay Quality Index (Yahoo). SEO được chia làm hai phần: on-page optimization và off-page optimization. On-page optimization là cách xây dựng cấu trúc trang web, nội dung trang web, sự chặt chẽ, kết nối giữa các trang trong trang của bạn (links)… Off-page optimization là quá trình phổ biến trang web của bạn đến với nhiều người.

Làm thế nào để có được một chiến dịch SEO hiệu quả?

Để sử dụng SEO hiệu quả, có một số điều cơ bản mà doanh nghiệp cần nắm được:

1. Mỗi trang web cần được tối ưu hóa theo những cách khác nhau dựa vào tính cạnh tranh của ngành, mức độ phức tạp của trang web, hệ thống quản lý dữ liệu đang sử dụng…

2. Mỗi doanh nghiệp đều có mục đích kinh doanh, đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu khác nhau, vì thế các giai đoạn trong quá trình tối ưu hóa cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, SEO chỉ có kết quả khi thực hiện trong khoảng thời gian tối thiểu là sáu tháng đến một năm, với rất nhiều công việc khác nhau như: tìm hiểu kỹ đối tượng mục tiêu, xây dựng kế hoạch từ khóa (keyword analysis), liên hệ với web-masters để tìm hiểu về hạn chế của CMS, công ty quảng cáo...

3. Một điều tối quan trọng đối với SEO là kết quả xếp hạng (Search Engine Ranking) cho các từ khóa quan trọng. Vì vậy khi chọn lựa từ khóa, bạn phải tự đặt mình vào vị trí khách hàng, họ là ai và thường chọn những từ khóa nào để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của bạn. Đồng thời, bạn phải khảo sát thị trường: từ khóa đó được tìm kiếm bao nhiêu lần trong tháng, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh đối với từ khóa đó. Nhiều người thường tối ưu hóa cho những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhưng chưa chắc đã là từ khóa tiềm năng. Từ khóa càng mang tính tập trung (targeted keyword) thì càng nhận được ít lượng truy cập, nhưng sẽ mang đến những khách hàng tiềm năng vì đây là những người quan tâm đến lĩnh vực của bạn và khả năng mua hàng của họ là rất cao. Bạn nên chọn 2-3 từ khóa tập trung cho mỗi trang web trên trang của bạn.

4. Mỗi công cụ tìm kiếm có cách đánh giá, xếp hạng hiển thị riêng, nhưng đều đặt mục tiêu cung cấp cho người dùng những kết quả tốt nhất (những trang web chất lượng) qua các tiêu chí như kỹ thuật, đồ họa, nội dung… và thường xuyên thay đổi bí mật thuật toán của mình để tránh bị lạm dụng. Do đó, không một công ty nào có thể đảm bảo trang web của khách hàng sẽ xếp hạng thứ bao nhiêu, cho từ khóa nào, sau khoảng thời gian bao lâu. Việc xây dựng chất lượng nội dung trang web liên quan đến từ khóa đó nhằm mang đến cho khách viếng thăm những thông tin bổ ích vẫn là quan trọng nhất. Nếu chỉ chú trọng vào cuộc đua vị trí, các agency hay doanh nghiệp có thể sa vào các phương pháp giả tạo (black hat techniques) bị cấm bởi Google hay Yahoo . Các công cụ tìm kiếm có thể phạt bằng cách loại toàn bộ trang web của doanh nghiệp ra khỏi danh sách kết quả tìm kiếm (Index).

V - video MARKETING: Lan truyền clip trong thế giới mạng

Khai thác sự tương tác thông qua các giác quan nghe nhìn của người tiêu dùng, video marketing là sự kết hợp hài hòa của quảng cáo truyền hình truyền thống với tính lan truyền của Internet. Với video marketing, những người làm tiếp thị có thể đưa clip quảng cáo đến với cộng đồng mạnh mà không tốn kém nhiều chi phí như phát trên tivi, thậm chí có thể làm những series clip để kể chuyện cho khách hàng.
Làm sao để phát huy hiệu quả?

Để sử dụng online video marketing cần chú ý đến những thủ thuật sau:

1. Nên sử dụng video ở trang đầu tiên vì đó giống như trao một tấm danh thiếp. Trang đầu tiên giới thiệu bạn và tất cả những ấn tượng đầu tiên sẽ tạo nên ở đây. Đừng để video trên một trang quá xa mà thậm chí khách hàng không biết đến nó. Bất kỳ cách nào, hãy để khách đến thăm trang web của công ty có cơ hội được xem video.

2. Lựa chọn trang web. Sự lựa chọn tốt nhất là những trang web như YouTube, Yahoo! Video, hay Google Videos, clip.vn. Thuận lợi chính là video của bạn sẽ được phát miễn phí.

3. Chia sẻ video. Nếu thật sự muốn, hãy cho phép người sử dụng có thể kết nối vào video của bạn. Virus video marketing là cách tốt nhất để làm cho công ty được biết đến rộng rãi. Chúng đem tên công ty đến những trang web với tốc độ nhanh chóng hơn bất kỳ công cụ marketing nào.

4. Đừng quên thêm những dòng chữ như “tell a friend” (giới thiệu cho một người bạn) hay “visit our website” (ghé thăm trang web) tại điểm cuối của video.

5. Thời lượng. Video marketing phải đủ ngắn để không làm người sử dụng chán. Đa phần những người sử dụng Internet không muốn lãng phí thời gian và họ chán ngấy với những quảng cáo không bao giờ kết thúc.

VI - Banner : Đường dẫn đến doanh nghiệp

Banner là gì?

Banner là hình thức quảng cáo rất phổ biến trên các trang web hiện nay. Đó chính là những ô quảng cáo được đặt trên các trang web, có dạng tĩnh hoặc động, liên kết đến một trang web khác chứa các nội dung thông tin của quảng cáo.

Mặc dù các banner có thể được thiết kế với kích thước bất kỳ, việc sắp xếp các banner trên trang web sẽ thuận tiện hơn khi có tiêu chuẩn đối chung. Ủy ban Quảng cáo Tương tác (IAB) khuyến khích các thành viên nên sử dụng bốn dạng quảng cáo chuẩn là: 180x150px, 300x250px, 160x600px và 728x90px.

Làm sao để tăng hiệu quả quảng bá?


Trước khi tiến hành sử dụng banner, bạn nên đến thăm một số trang web hướng đến những nhóm đối tượng khách hàng ưu tiên và tìm hiểu về giá của quảng cáo, lượng khách truy cập của trang web đó. Để banner quảng cáo nhận một tỉ lệ phần trăm phản hồi đáng kể, nó cần phải được thiết kế thật chuyên nghiệp, bắt mắt. Đừng nghĩ rằng banner chỉ là một hình nhỏ đặt trên trang web mà lơ là không chú trọng đến nó. Khách hàng sẽ phản hồi tùy thuộc vào sự hấp dẫn của quảng cáo. Vì thế hãy chắc chắn rằng: 1. Banner quảng cáo được thiết kế bởi người chuyên nghiệp hoặc sử dụng một công ty thiết kế banner đã quen thuộc với công ty bạn, quan trọng nhất là hiểu về chiến lược quảng cáo của bạn.

2. Banner quảng cáo phải có thông điệp quảng cáo rõ ràng về việc nó sẽ đem đến điều gì cho người tiêu dùng. Một banner với nội dung mơ hồ sẽ không thể thu hút được khách hàng.

3. Banner quảng cáo thành công cần thiết phải sử dụng từ ngữ nhấn mạnh đến lợi ích của sản phẩm mà nó đang giới thiệu.

Những banner quảng cáo kết hợp được cả ba điều này có thể sẽ nhận được tỉ lệ click rất cao. Vì chúng là sự kết hợp của hình ảnh để thu hút cặp mắt và nội dung sẽ tạo động lực để khách hàng click vào đó.
Thy Đan (SToday Corp - Total Digital marketing solution)

Theo Tạp chí Marketing